Công dân bị Mỹ yêu cầu bắt, tại sao Trung Quốc lại ‘bắt nạt’ Canada?
Theo báo Canada Global News, Trung Quốc đang “ra đòn” theo kiểu “ăn miếng trả miếng” vì công dân bị bắt, nhưng không phải với Mỹ mà là với Canada.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết nước này chỉ làm theo quy định luật pháp, khi đã ký kết hiệp ước dẫn độ với Mỹ, buộc nước này phải hợp tác theo những yêu cầu từ Văn phòng Quốc tế vụ (OIA) của Bộ Tư pháp Mỹ bắt giữ giám đốc tài chính của công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei – Meng Wanzhou (Mạch Vãn Chu).
Giám đốc tài chính Huawei Mạch Vãn Chu. (Ảnh: Straits Times)
Theo báo Canada Global News, Trung Quốc đang “ra đòn” theo kiểu “ăn miếng trả miếng” vì công dân bị bắt, nhưng không phải với Mỹ mà là với Canada.
Vụ bà Meng bị bắt giữ nhanh chóng khiến các quan chức Trung Quốc phản ứng dữ dội, chỉ trích Canada và đe dọa “hậu quả nghiêm trọng” sẽ xảy ra nếu người không được thả.
Chưa đầy 10 ngày sau khi bà Meng bị bắt, Bắc Kinh xác nhận doanh nhân Michael Spavor và cựu quan chức ngoại giao Michael Kovrig người Canada bị Trung Quốc bắt giữ ngày 10/12 vì bị tình nghi “làm hại đến an ninh quốc gia” của nước này.
Theo ông Peter Navarro, cố vấn chính sách thương mại Nhà Trắng, sự cố Huawei chính là lý do đằng sau vụ bắt giữ những người Canada.
Nelson Wiseman, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto, Canada đồng tình với ý kiến này và cho rằng việc Trung Quốc “ra đòn” với Canada mà không phải là Mỹ (bên yêu cầu bắt bà Meng) cho thấy đây là một bước đi chính trị. “Người Trung Quốc có thể dễ dàng tóm lấy một doanh nhân Mỹ hoặc một nhà ngoại giao Mỹ, hoặc thậm chí cả hai. Nhưng họ đã không làm như vậy” – ông Wiseman nói.
Video đang HOT
Theo Global News, ngày 12/12, Tổng biên tập tờ báo do đảng cộng sản Trung Quốc vận hành – Hoàn cầu thời báo, đăng tải một đoạn video trong đó ông cảnh báo nếu Canada dẫn độ bà Meng đến Mỹ, sự trả thù của Trung Quốc sẽ còn tệ hơn là chỉ bắt giữ một người Canada.
Trung Quốc đang “bắt nạt” Canada?
Giáo sư Canada nhận định hai công dân nước này bị bắt giữ sau vụ bà Meng không phải là tình cờ. (Ảnh: Yahoo Finance)
Giáo sư Charles Burton, từng là nhà ngoại giao Canada ở Trung Quốc, nhận định Bắc Kinh bắt giữ những người Canada để gửi đến Ottawa thông điệp cảnh báo về trường hợp của bà Meng. Theo ông, thời gian xảy ra các vụ bắt giữ dường như là cách Trung Quốc thực hiện tuyên bố “hậu quả nghiêm trọng”.
Guy Saint-Jacques, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc cho biết: “Tôi có thể nói điều này dựa vào kinh nghiệm 13 năm của tôi ở Trung Quốc, không có điều gì là tình cờ. Chính phủ Trung Quốc đang muốn gửi cho chúng tôi một thông điệp”.
Dù Mỹ là bên yêu cầu bắt giữ giám đốc tài chính Huawei, Trung Quốc dường như có thái độ mềm mỏng hơn với Washington. Ngày 10/12, khi triệu tập đại sứ Mỹ, Trung Quốc chỉ nêu quan điểm “phản đối mạnh mẽ” vụ bắt giữ, theo SCMP. Họ cũng yêu cầu Mỹ rút lệnh bắt giữ đối với bà Meng, nhưng không đe dọa “hậu quả nghiêm trọng” như làm với Canada.
Theo ông Wiseman, cách Trung Quốc “phân biệt đối xử” giữa Mỹ và Canada xuất phát từ nguyên nhân kinh tế. “Trọng tâm đã dồn sang Canada mà không phải là Mỹ vì Trung Quốc muốn cải thiện mối quan hệ với Mỹ, đó là điều quan trọng với Trung Quốc.”
Ngày 1/12, cùng ngày bà Meng bị bắt giữ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ – Trung đồng ý đình chiến thương mại 90 ngày. Sự việc của giám đốc tài chính Huawei làm dấy lên lo ngại các cuộc đối thoại Mỹ – Trung có thể bị chệch hướng, song Trung Quốc đã khẳng định các cuộc đối thoại vẫn diễn ra.
“Thương mại giữa Trung Quốc và Canada chỉ là một phần nhỏ so với những gì họ xuất khẩu sang Mỹ. Chúng tôi nhỏ hơn rất nhiều, không thực sự là vấn đề đối với họ” – ông Wiseman nói, bổ sung rằng Mỹ mới là người áp thuế lên Trung Quốc, không phải Canada. Vì vậy lợi ích kinh tế trọng yếu của Trung Quốc đang gặp nguy hiểm.
Để so sánh, năm 2016, Trung Quốc xuất khẩu hơn 48 tỷ USD hàng hóa sang Canada, nhập khẩu 15 tỷ USD. Cùng năm đó, Trung Quốc xuất khẩu hơn 481 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ, nhập khẩu hơn 115 tỷ USD.
Theo ông Saint-Jacques, vì kinh tế của Trung Quốc dựa nhiều vào Mỹ, Canada đã trở thành “con cừu thế mạng”.
Trung Quốc từng dùng chiến thuật này với Canada?
Theo Global News, Trung Quốc từng bắt giữ những người Canada trước đó. Năm 2014, một cặp đôi đến từ British Columbia, Kevin và Julia Garratt, hai người điều hành một quán cà phê ở Trung Quốc, bị giới chức trách nước này bắt giữ với cáo buộc liên quan đến gián điệp.
Julia được thả năm 2015, trong khi Kevin bị giữ trong 2 năm. Cặp đôi này không bị truy tố và nói với truyền thông rằng họ đã bị choáng ngợp bởi các cáo buộc.
Vụ bắt giữ gia đình Garrett được cho là động thái đáp trả của Bắc Kinh đối với việc một công dân Trung Quốc sống tại British Columbia bị dẫn độ đến Mỹ vì cáo buộc gián điệp, Stephanie Carvin, chuyên gia an ninh Canada nhận xét. Bà cho rằng lần này Trung Quốc có thể nghĩ rằng bắt Kovrig sẽ giúp ích cho trường hợp của họ.
Canada sẽ phản ứng thế nào?
Ottawa liên tục khẳng định vụ bắt giữ không liên quan đến chính trị và chỉ tuân theo luật pháp quốc tế về dẫn độ – một yêu cầu từ cơ quan hành pháp Mỹ.
Roland Paris, từng là cố vấn ngoại giao cho Thủ tướng Canada Justin Trudeau chia sẻ trên Twitter rằng nỗ lực dồn ép Canada của Trung Quốc sẽ không có tác dụng vì đây không phải là vụ việc có động cơ chính trị. “Sẽ không có ích gì khi gây áp lực cho chính phủ Canada. Các thẩm phán sẽ quyết định.” – ông nói.
Tuy nhiên, giữa căng thẳng, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/12 tuyên bố ông sẽ can thiệp vào vụ việc của Bộ Tư pháp với giám đốc tài chính Huawei nếu điều đó giúp có được một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tốt cho đất nước này (Mỹ)” – ông nói. “Nếu tôi nghĩ điều đó tốt cho thỏa thuận thương mại có thể nói là lớn nhất sắp được hoàn thành – một điều vô cùng quan trọng, tốt cho an ninh quốc gia, tôi chắc chắn sẽ can thiệp nếu nghĩ điều đó cần thiết.”
Theo giáo sư Wiseman, bình luận của Tổng thống Trump có thể khiến luật sư của bà Meng có thêm nhiều cơ hội khi vụ việc được đưa trở lại tòa án. Các luật sư có thể dẫn bình luận của ông Trump và nói điều đó chứng minh hành động của Mỹ có động cơ chính trị nhiều hơn là pháp lý, từ đó thuyết phục thẩm phán trả tự do cho bà Meng.
(Nguồn: Global News)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Điềm báo về một cuộc bầu cử cạnh tranh khốc liệt tại Canada
Theo kết quả một cuộc thăm dò vừa được công bố ngày 21/10 do công ty tư vấn-nghiên cứu thị trường Ipsos thực hiện cho Global News, Đảng Tự do của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đang gần như ở thế "bất phân thắng bại" với đảng Bảo thủ, khi chỉ còn một năm nữa Canada bước vào cuộc tổng tuyển cử.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong cuộc họp báo tại Montreal, Canada ngày 23/9/2018. Ảnh: (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Theo kết quả cuộc điều tra này, 36% số người tham gia khảo sát ủng hộ đảng Tự do, trong khi số người ủng hộ đảng Bảo thủ - hiện do ông Andrew Scheer dẫn dắt - là 35%.
Đảng Dân chủ Mới bị bỏ lại phía sau, với 20% số người ủng hộ. Giám đốc điều hành Ipsos, Darrell Bricker nhận định kết quả cuộc thăm dò này là điềm báo về một cuộc bầu cử cạnh tranh khốc liệt và tình hình có thể biến chuyển nhiều trong 12 tháng tới.
Theo Ipsos, Thủ tướng Trudeau và chính phủ của ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ nhất từ việc tái đàm phán với Washington về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và cách giải quyết mối quan hệ nói chung với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ipsos tiến hành khảo sát ý kiến của 2.001 người dân trong thời gian từ ngày 5-9/10 vừa qua.
Kết quả của một cuộc thăm dò khác cũng vừa được CBC công bố ngày 21/10 cho thấy, đảng Tự do có lợi thế hơn một chút, với 37% số người ủng hộ, trong khi tỷ lệ ủng hộ đảng Bảo thủ là 33%./.
Theo vietnamplus
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cường quốc đấu nhau, thế giới hưởng lợi Mỹ và Trung Quốc sẽ đưa ra những thỏa thuận có lợi để lôi kéo các đồng minh nhằm tạo lợi thế trong cuộc đối đầu khốc liệt. Tập Cận Bình (trái) gặp Donald Trump khi đến thăm Mỹ năm 2017. Ảnh: Reuters. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn hôm qua ra tuyên bố quyết liệt rằng nước này sẽ "không...