Công cụ mới kiểm tra iPhone bị đánh cắp
Stolen Phone Checker cho phép người dùng nhập số IMEI, MEID hoặc ESN để kiểm tra xem smartphone mình mua có phải hàng ăn cắp hay không.
Khi mua một chiếc smartphone qua sử dụng, một trong những điểm quan trọng cần kiểm tra là đó có phải là hàng bị ăn cắp hay không. Với công cụ mới, việc kiểm tra này sẽ có phần dễ dàng hơn.
Hiệp hội công nghiệp không dây Mỹ, thông qua nhóm thương mại CTIA vừa phát hành công cụ có tên Stolen Phone Checker, cho phép người dùng phát hiện xem chiếc điện thoại của họ có phải hàng ăn cắp hay không.
Những chiếc iPhone bị đánh cắp có thể bị khóa Activation Lock bất cứ lúc nào. Do đó, việc kiểm tra để phát hiện nguồn gốc smartphone là điều rất quan trọng. Ảnh: Jortic.
Để kiểm tra, người dùng cần nhập số IMEI, MEID hoặc ESN – những mã số độc nhất, đăng ký trên từng chiếc điện thoại. Những mã số này, đôi khi được in ngay ở mặt sau máy, chẳng hạn iPhone, hoặc tìm thấy trong phần cài đặt.
Video đang HOT
Với người dùng phổ thông, Stolen Phone Checker cho phép kiểm tra 5 lần mỗi ngày trong khi cơ quan chức năng sẽ được truy cập không giới hạn.
Việc kiểm tra smartphone bị đánh cắp giúp người dùng yên tâm hơn hẳn khi mua điện thoại qua sử dụng. Trong vài năm qua, các nhà mạng Mỹ nắm giữ một lượng dữ liệu khổng lồ ID của những chiếc smartphone bị đánh cắp và không cho phép chúng truy cập vào mạng của họ.
Do đó, phần nhiều những chiếc smartphone này sau khi bị đánh cắp sẽ được chuyển sang nước ngoài theo đường tiểu ngạch, sau đó cập bến tại các thị trường đang phát triển.
CTIA không phải tổ chức đầu tiên tung ra công cụ kiểm tra iPhone bị mất cắp. Trước đó, có hàng loạt công cụ từ bên thứ 3 có tính năng tương tự. Các nhà mạng Mỹ cũng đều có công cụ để kiểm tra.
Tuy nhiên, có vẻ Stolen Phone Checker là công cụ đầu tiên thiết lập tiêu chuẩn một cách chính quy, hoặc ít nhất, nó là cái tên dễ nhớ hơn cả.
Đức Nam
Theo Zing
Apple bỏ công cụ kiểm tra tình trạng khóa iCloud
Apple vừa bất ngờ loại bỏ trang web cho kiểm tra tình trạng khóa iCloud ở những thiết bị iPhone, iPad. Điều này vô tình đã "làm khó" cho những người dùng cần mua thiết bị cũ.
Theo PhoneArena, trang web iCloud Activation Lock được Apple tung ra vào năm 2014, cho phép người dùng biết được thiết bị iPhone, iPad có bị Activation Lock hay không, qua đó phòng ngừa tình trạng mua phải máy bị ăn cắp.
Trang web kiểm tra thiết bị còn khóa iCloud hay không đã không còn tồn tại. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Trang web này trước đây được xem là một công cụ rất hữu ích cho người dùng để có thể tự mình kiểm tra máy cũ còn bị khóa iCloud hay không. Tuy nhiên, hiện khi truy cập vào địa chỉ https://www.icloud.com/activationlock/ thì nó không còn tồn tại.
Apple hiện không nêu rõ lý do vì sao lại xóa trang web này, mà chỉ cho biết nếu người dùng muốn mua iPhone đã qua sử dụng thì chỉ cần kiểm tra xem máy lúc mua có còn màn hình khóa mật mã hay không.
Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể áp dụng khi hai người gặp nhau, chứ không áp dụng đối với người mua hàng từ xa. Chính vì thế, để an toàn khi mua thiết bị Apple cũ, lời khuyên là người dùng nên tự vào Settings> General> Reset> Erase All Content and Settings để khôi phục lại máy về tình trạng ban đầu.
Sau quá trình cài đặt lại, nếu máy vẫn yêu cầu ID và mật khẩu Apple của người dùng cũ nghĩa là chiếc điện thoại này vẫn còn khóa tài khoản iCloud. Nếu người bán không thể cung cấp được mật khẩu, thì có thể xác định đây là máy không rõ nguồn gốc và cần cẩn trọng khi mua.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Cuối năm, Galaxy S7 edge nhái xuất hiện nhiều Không chỉ bán máy nhái, những đối tượng lừa bán Samsung Galaxy S7 edge còn làm giả cả hoá đơn mua hàng chính hãng tại các hệ thống siêu thị lớn. Samsung Galaxy S7 edge nhái được rao bán tràn lan trên mạng. Cận Tết âm lịch là thời điểm nhu cầu lên đời điện thoại của người dùng tăng cao. Lợi dụng...