“Công cụ mới” cứu quý ông khỏi dạng ung thư dễ gây liệt dương
Dễ gây chết người nếu không điều trị triệt để, để lại tác dụng phụ đầy đau khổ như liệt dương, tiểu không kiểm soát…, ung thư tuyến tiền liệt là nỗi ám ảnh với quý ông.
Một nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Los Angeles (UCLA – Mỹ) và Đại học Toronto (Canada) đã phát hiện ra một dấu ấn sinh học mới biểu hiện qua microRNA trong nước tiểu của nam giới có thể giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt dạng phát triển nhanh.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt tích cực đến mức không cần thiết có thể khiến nhiều quý ông tốn kém, đau đớn và chịu những tác dụng phụ đầy đau khổ một cách không cần thiết – Ảnh minh họa từ internet
Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện này có thể cứu vô số bệnh nhân khỏi các ca phẫu thuật và xạ trị không cần thiết, cũng như không bỏ sót các ca cần can thiệp gấp và tích cực.
Các công cụ chẩn đoán hiện tại cho phép xác định ung thư tuyến tiền liệt dễ dàng, nhưng việc phân loại các nhóm nguy cơ vẫn là thách thức lớn. Thông thường khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt mắc dạng phát triển nhanh, số đông còn lại bệnh phát triển rất chậm, có khi hàng chục năm mới gây hại cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Với dạng phát triển chậm, nếu có thể phân loại được bác sĩ sẽ chỉ lựa chọn các phương pháp can thiệp tối thiểu, có giai đoạn chỉ cần theo dõi, bởi lẽ việc can thiệp quá mức, không cần thiết không những khiến bệnh nhân đau đớn, tốn kém, mà họ còn phải sớm chịu “oan” các tác dụng phụ khó chịu trong điều trị căn bệnh này như rối loạn cương dương, tiểu không kiểm soát. Các tác dụng phụ này làm đàn ông sợ đến mức theo một khảo sát của Inperial College London (Anh) năm 2018, không ít quý ông thà chết còn hơn điều trị để rồi bị liệt dương, són tiểu.
Ngược lại, với người bị dạng tiến triển nhanh, không điều trị sớm và tích cực có thể dẫn tới cái chết vì đây là một dạng ung thư nguy hiểm (riêng tại Anh mỗi năm có tới 11.800 người chết, tương đương hơn 1/4 số ca phát hiện mới). Nghiên cứu mới của UCLA và Đại học Toronto này ước tính có tới 20% đến 35% bệnh nhân thuộc nhóm này không được điều trị đầy đủ dẫn đến việc tái phát bệnh và những hậu quả xấu hơn.
Các công cụ phân loại hiện tại bao gồm sinh thiết PSA và các xét nghiệm có độ chính xác chưa cao. Vì vậy, việc phát hiện dấu ấn sinh học quan trọng trên sẽ giúp phát triển dạng xét nghiệm mới – có thể là xét nghiệm nước tiểu, một biện pháp không xâm lấn và rất tiện lợi, nhưng hiệu quả phân loại bệnh tối ưu.
Theo giáo sư Paul Boutros (UCLA), thành viên nhóm nghiên cứu, yếu tố trên có thể giúp giảm tới 50% số bệnh nhân phải trải qua các biện pháp điều trị nặng nề (phẫu trị, xạ trị) một cách không cần thiết.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of the National Cancer Institute.
A. Thư
Theo EurekAlert/nguoilaodong
Đừng vội từ bỏ khi mắc ung thư ở tuổi 'gần đất xa trời'
Khi phát hiện người thân trên 80 tuổi mắc ung thư, nhiều gia đình thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị do e ngại người bệnh đã tuổi cao, sức yếu, không thể chịu đựng những đợt phẫu thuật hoặc xạ trị. Song, các bác sĩ ung thư đã chứng minh điều ngược lại.
Bác sĩ Bệnh viện K phẫu thuật chữa ung thư cho bệnh nhân cao tuổi.
Cụ bà Nguyễn Thị R. (92 tuổi, quê Xuân Trường, Nam Định)phát hiện mắc ung thư vú từ năm 2017. Khi đó, bà có một khối u kích thước nhỏ (16x24mm) ở vú trái, nhưng vì tâm lý tuổi cao, không muốn con cháu lo lắng nên cụ R. cố gắng chịu đựng cơn đau, kiên quyết không phẫu thuật hay hóa xạ trị dù đã được các bác sĩ tư vấn điều trị.
Tuy nhiên, khối u phát triển rất nhanh, sau 2 năm đã có kích thước lớn (10x6cm), chiếm toàn bộ vú trái của cụ, ung thư bước vào giai đoạn tiến triển. Vì vậy, đầu tháng 6/2019, cụ phải tới Bệnh viện K để điều trị.
Cụ R. không phải trường hợp bệnh nhân tuổi cao mắc bệnh ung thư đầu tiên điều trị tại Bệnh viện K. Trước đó, Bệnh viện cũng điều trị thành công cho 2 bệnh nhân tuổi cao, đó là cụ Hồ Năng T. (88 tuổi, quê Hà Tĩnh) mắc ung thư dạ dày và cụ Vũ Thị K. (86 tuổi, quê Hải Dương) mắc ung thư đại trực tràng. Những bệnh nhân này đều có tâm lý e ngại tuổi cao, ở quê xa, không thăm khám thường xuyên và khi phát hiện ung thư thì không chữa trị.
Bệnh nhân R. (92 tuổi) sau ca mổ điều trị ung thư vú
Bác sĩ Nguyễn Quyết Chiến (công tác tại bộ phận Gây mê hồi sức, Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp) cho biết, cụ già tuổi cao, sức yếu thường mắc thêm các bệnh phối hợp, do đó, khi điều trị, các bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Trong trường hợp của cụ R., bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy, việc gây mê hồi sức với bệnh nhân rất khó khăn, song, nếu không phẫu thuật, khối u sẽ vỡ, đe dọa tính mạng. Để có thể phẫu thuật điều trị ung thư cho cụ, các bác sĩ phải thực hiện những biện pháp nâng cao sức khỏe, đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Hiện nay, cả 3 bệnh nhân đều đang hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật. Còn cụ R., hôm nay (5/6), cụ đã tỉnh lại sau ca phẫu thuật cắt khối u.
TS. Phạm Văn Bình - Trưởng khoa Ngoại bụng 1 của Bệnh viện chia sẻ: "Mặc dù tuổi tác là một trong nhiều vấn đề mà các bác sĩ sẽ cân nhắc khi điều trị ung thư, nhưng nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật, chúng tôi vẫn sẽ chữa trị, phẫu thuật, nâng cao chất lượng sống cho các cụ. Mong rằng, người bệnh tuổi cao và gia đình đừng vội từ bỏ".
Theo viettimes
Tiết lộ yếu tố "vảng" giúp giảm nguy cơ mắc ung thư Nghiên cứu khảo sát quy mô trên 80.000 người trưởng thành ở Mỹ, cho thấy lối sống hiện đại có thể khiến nhiều người bỏ lỡ yếu tố "vàng" chống lại ung thư. 3 nghiên cứu cùng được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ (ASCO) ở Chicago đã khẳng định vai trò cực kỳ...