Công cụ giúp dựng nhanh mô hình 3D, có thể tương tác thực tế ảo
Tác phẩm 3D sau khi hoàn thành có thể tương tác, nhúng ghi chú dạng pop-up, liên kết web, video,…
Hãng công nghệ Matterport (Mỹ) vừa giới thiệu bộ giải pháp thiết kế 3D độc đáo giúp 3D hóa một căn phòng hay ngôi nhà nhanh chóng. Bộ giải pháp bao gồm phần cứng (camera Matterport Pro2 và Matterport Pro3 tích hợp sẵn camera chụp nhiều hướng, hoặc Meet Axis dạng tripod để lắp smartphone) và phần mềm trên “đám mây”.
Camera hoặc tripod hỗ trợ chụp ảnh để tạo ra mô hình 3D số hóa.
Người dùng chỉ việc đặt camera ở nhiều vị trí sao cho các ảnh chụp bao quát được hết không gian, rồi chụp thông qua ứng dụng, sau đó tải tất cả lên “đám mây” để Matterport tự động xử lý, ghép nối trong vài giờ. Kết quả, nền tảng của Matterport sẽ biến không gian trong đời thực thành các mô hình bản sao kỹ thuật số sống động.
Các mô hình 3D thành phẩm là công cụ kết nối mọi người với không gian ảo, cho phép người xem nhập vai để thực hiện chuyến tham quan 3D trong thế giới thực tế ảo. Giải pháp này nếu sử dụng camera chuyên dụng của Matterport có thể cho ra ảnh chụp 3D với chất lượng 4K. Nhờ các bản sao kỹ thuật số của Matterport, người dùng có thể quảng bá bất động sản để bán hoặc cho thuê, lập kế hoạch và quản lý dự án xây dựng hoặc quảng bá địa điểm du lịch,…
Đáng chú ý, tác phẩm 3D sau khi hoàn thành có thể tương tác. Người tạo ra nó có thể nhúng ghi chú dạng pop-up, liên kết web, video và quy trình thương mại điện tử trong mô hình 3D. Giải pháp này cũng bảo vệ quyền riêng tư của mọi người bằng cách làm mờ khuôn mặt hoặc thông tin cá nhân. Kích thước, độ dài hay khoảng cách của các đối tượng cũng được giải pháp của Matterport tự động đo đạc.
Một tác phẩm 3D thành phẩm.
Matterport Pro2 và Matterport Pro3 có giá tham khảo lần lượt là 3.395 USD và 5.995 USD, trong khi Meet Axis có giá 79 USD. Tại Việt Nam, bộ giải pháp Matterport đang được Smartcom phân phối gồm cả thiết bị phần cứng và dịch vụ.
Video đang HOT
Trò lừa TikTok khiến ai cẩn thận nhất cũng có thể mắc bẫy
Lợi dụng sự phổ biến của nền tảng TikTok, kẻ gian đã lừa người dùng truy cập vào liên kết giả mạo và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Trò lừa giả mạo tin nhắn từ TikTok
Về cơ bản, hình thức lừa đảo giả mạo thương hiệu (SMS Brandname) vốn không phải là mới bởi nó đã xuất hiện từ cuối năm 2020. Trước đó, Kỷ Nguyên Số cũng đã có rất nhiều bài viết phản ánh về vấn đề này, tuy nhiên, không ít người vẫn trở thành nạn nhân của kẻ gian.
Có thể thấy, kẻ gian ngày càng sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi hơn, lắp đặt trạm BTS giả để giả mạo tin nhắn ngân hàng, Bộ GTVT... nhằm lừa người dùng cung cấp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Lợi dụng sự phổ biến của nền tảng TikTok, kẻ gian đã gửi tin nhắn cho người dùng với nội dung đại loại như sau: "Tài khoản của bạn đã đăng ký chương trình quảng cáo trên TikTok mỗi tháng, thu phí 3,2 triệu đồng. Vui lòng vào liên kết... để kiểm tra hoặc để hủy".
Giả mạo TikTok gửi tin nhắn lừa đảo người dùng. Ảnh: TIỂU MINH
Vì TikTok là nền tảng phổ biến và số tiền được đề cập quá lớn, nên không ít người khi đọc được tin nhắn sẽ cảm thấy lo lắng và ngay lập tức bấm vào liên kết.
Lúc này, người dùng sẽ được chuyển hướng đến các trang web giả mạo có giao diện tương tự như của ngân hàng. Tại đây, kẻ gian sẽ yêu cầu bạn nhập tên tài khoản, mật khẩu ngân hàng, mã OTP... để hủy gói quảng cáo TikTok.
Nếu làm theo, tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của bạn sẽ "không cánh mà bay".
Trước đó, Phòng CSGT TP.HCM và công an các tỉnh thành cũng đã khuyến cáo người dân không làm theo hướng dẫn để đóng phạt nguội, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng... dưới bất kì hình thức nào.
Trong trường hợp bị gọi điện đe dọa, bạn đọc nên liên hệ với cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
Cách tra cứu những số tài khoản ngân hàng lừa đảo
Mới đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC)đã ra mắt tính năng kiểm tra mức độ an toàn của một tài khoản ngân hàng trước khi tiến hành giao dịch.
Cụ thể, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào hệ thống Tín nhiệm mạng tại địa chỉ https://tinnhiemmang.vn/tra-cuu-tai-khoan.
Cách tra cứu các số tài khoản lừa đảo. Ảnh: TIỂU MINH
Tại đây, người dùng chỉ cần gõ số tài khoản ngân hàng cần tra cứu và bấm Tìm kiếm, hệ thống sẽ ngay lập tức trả về kết quả nếu tài khoản nằm trong danh sách lừa đảo.
Kết quả trả về sẽ bao gồm tên chủ tài khoản, số tài khoản, ngân hàng phát hành và trạng thái (lừa đảo, an toàn hoặc đang xác minh).
Nếu muốn báo cáo một tài khoản ngân hàng lừa đảo, bạn hãy bấm vào nút Báo cáo ngay tại giao diện chính, sau đó điền đầy đủ các thông tin cần thiết (số tài khoản, chủ tài khoản, tên ngân hàng...) và chờ hệ thống xác minh.
6 cách để hạn chế mất tiền trong tài khoản ngân hàng
- Tuyệt đối không nhấp vào liên kết được gửi kèm trong tin nhắn, email... thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè hoặc ngân hàng (không loại trừ trường hợp tài khoản của bạn bè đã bị xâm nhập).
- Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ngân hàng, mã OTP (mật khẩu một lần), số thẻ ngân hàng... thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội hoặc điện thoại cho bất kỳ ai, kể cả khi người đó tự xưng là công an, nhân viên ngân hàng.
Không cung cấp tài khoản ngân hàng cho bất kì ai. Ảnh: TIỂU MINH
- Đặt mật khẩu khó đoán và có tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt.
- Sử dụng phương thức xác thực Smart OTP, Soft OTP... khi giao dịch trực tuyến, thay vì SMS OTP như hiện nay.
- Khi thực hiện việc chuyển khoản, người dùng cần phải chú ý lại địa chỉ trang web, xem có đúng là trang web của ngân hàng hay không.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về các chiêu trò lừa đảo trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Hi vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ phát hiện kịp thời và tránh được các chiêu trò lừa đảo.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
'Không tin bất cứ ai': Chiến thuật nghi ngờ tất cả nhân viên của các gã khổng lồ công nghệ Theo chiến thuật này, mối liên kết yếu nhất trong một hệ thống chính là con người. Tin tặc là một vấn nạn khiến nhiều công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là các hãng công nghệ điêu đứng. Theo thời gian, họ đã xác định được rằng điểm yếu bảo mật lớn nhất chính là con người. Chính vì thế, hàng...