Công chứng sai, chứng thực giả tràn lan: Chuyện thật như đùa
Chỉ cần tìm kiếm các từ khóa “công chứng không cần bản gốc”, “ sao y, chứng thực không cần bản chính”…, internet cho ra hàng nghìn kết quả. Phóng viên Tiền Phong thử tham gia các dịch vụ này và chứng kiến những trường hợp chứng thực dễ dãi, lòng lẻo đến mức lạ lùng…
Cty TNHH dịch thuật chuyên nghiệp Toàn Cầu – nơi có dịch vụ chứng thực không cần bản gốc ảnh: BBĐ
Rao vặt công khai, tung hoành khắp phố
Những lời quảng cáo, rao vặt dịch vụ chứng thực, sao y bản chính không cần bản gốc như vậy trên internet rất rõ ràng, lôi cuốn. Chẳng hạn, có cơ sở rao: “Nhận công chứng, chứng thực các loại giấy tờ với giá 30.000 – 50.000 đồng/bản sao, tùy số lượng có thể lấy ngay”; hay như: “không cần bản gốc, chỉ cần bản scan có thể công chứng, chứng thực những văn bản gửi từ nước ngoài về”…
Từ kết quả tìm kiếm trên mạng, phóng viên tìm đến Công ty TNHH dịch thuật chuyên nghiệp Toàn Cầu (ở số 933 đường Đê La Thành, thuộc phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội). Theo giới thiệu trên Websitedichthuatglobal.com, công ty này có thể chứng thực tất cả các giấy tờ, tài liệu lấy ngay trong 30 phút mà không cần bản chính.
Tại trụ sở công ty này, nhân viên nữ niềm nở: “Anh chỉ cần gửi ảnh chụp bản chính các giấy tờ cần công chứng vào mail của công ty và để lại số điện thoại, nhân viên bên em sẽ liên hệ lại với anh. Sau khi xem ảnh, công ty sẽ in từ ảnh chụp, công chứng và nhận thanh toán qua tài khoản”.
Phóng viên liền gửi hình ảnh chứng minh thư qua mạng, sau đó, nữ nhân viên này ghi hóa đơn thu tiền và hẹn thời gian đến lấy kết quả.
Theo lịch hẹn, đầu giờ chiều hôm đó, phóng viên quay lại trụ sở của phòng công chứng này và nhận kết quả. Bản sao có đầy đủ chữ ký của công chứng viên, số chứng thực nhưng dấu chứng thực thuộc Văn phòng Công chứng Chu Cảnh Hưng (có địa chỉ tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cách phòng công chứng này tới 40 km). Nhân viên cũng không yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu trước khi giao bản chứng thực.
Tiếp tục liên hệ với một người tên Trang (rao vặt cá nhân, không có văn phòng công chứng), phóng viên ngỏ ý muốn chứng thực bằng cấp 3 và giấy tờ tùy thân. Sau khi xem hình ảnh qua email, đầu dây bên kia chốt giá 350.000 đồng cho 10 bản chứng thực. Tuy những hình ảnh này được phóng viên cố tình chụp xiên xẹo, không đúng khuôn hình, hình ảnh mờ nhưng vẫn được chấp nhận.
Sau đó, chị này hẹn phóng viên đến phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để nhận bản chứng thực. Đây là điểm chị Trang chọn bất kỳ, không phải là văn phòng giao dịch. Tương tự, người này chỉ chăm chăm đếm tiền, không hề đòi hỏi bằng cấp hay chứng minh thư bản gốc để đối chiếu. Những bản chứng thực này được đóng dấu của Văn phòng công chứng Trịnh Như Tố (có địa chỉ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) và Văn phòng Công chứng Chu Cảnh Hưng.
Video đang HOT
Đa số các tài liệu này được phóng viên thực hiện chứng thực mà không cần bản gốc
Chứng thực xã phường cũng tiếp tay
Sáng 9/10, phóng viên tiếp tục liên hệ với một người tên Tuấn trên mục rao vặt của các trang web qua số điện thoại 098.458.xxx đề nghị chứng thực 10 bản bằng đại học qua email. Khi chúng tôi đặt vấn đề bị thất lạc bản gốc, chỉ còn ảnh chụp, anh này lập tức đồng ý chứng thực dựa trên ảnh và “hét” giá 400.000 đồng tiền công và lấy ngay trong ngày.
Đồng ý với giá này, không cần trả tiền trước, tối cùng ngày, phóng viên được Tuấn hẹn đến một khu đô thị (KĐT) trên địa bàn quận Hà Đông trả phí đầy đủ và nhận đủ 10 bản chứng thực dấu đỏ chót. Tuấn chỉ tập trung săm soi tiền phóng viên trả thật hay giả không, không yêu cầu xuất trình bản gốc để xác định việc chứng thực của mình đúng hay sai. Giao dịch kết thúc chóng vánh, không hóa đơn hay phiếu thu nào được giao.
Nếu như các bản chứng thực nêu trên đều do các văn phòng công chứng tư nhân thực hiện, 10 bản sao bằng đại học của Tuấn thực hiện do một Phó Chủ tịch UBND phường ở quận Hà Đông ký đóng dấu xác nhận. Văn bản được công chứng này vẫn đầy đủ số chứng thực, số quyển ghi mục lục công chứng.
NHÓM PV BẠN ĐỌC
Theo TPO
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thăm và làm việc tại Thái Nguyên
Hôm nay (18/10), Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Thường trực tỉnh uỷ Thái Nguyên về công tác Tư pháp, Thi hành án dân sự (THADS).
Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Đoàn công tác tới thăm và làm việc với Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên. Ông Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cùng lãnh đạo Sở Tư pháp tham dự buổi làm việc.
Cùng tham gia đoàn công tác của Bộ Tư pháp có lãnh đạo các đơn vị: Tổng cục THADS, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Cục Con nuôi, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngay trong sáng nay, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Đoàn công tác đã tới thăm và làm việc với Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên. Ông Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cùng lãnh đạo Sở Tư pháp cùng tham dự buổi làm việc.
Báo cáo với Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác, ông Nguyễn Văn Chỉnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thái Nguyên cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, các mặt công tác đã được Sở Tư pháp Thái Nguyên triển khai đồng bộ và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá VBQPPL, 100% văn bản của tỉnh trước khi ban hành đều được Sở Tư pháp thẩm định. Trong 9 tháng đầu năm, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 33 văn bản QPPL, Sở Tư pháp đã thẩm định 43 dự thảo VBQPPL. Tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Đề án "Nâng cao chất lượng văn bản QPPL tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2020". Các mặt công tác khác như: Công tác PBGDPL, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp... đều được quan tâm...
Lãnh đạo nhiều đơn vị liên quan của Bộ Tư pháp cùng tham gia Đoàn công tác
Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng Lê Thành Long về vai trò của Sở Tư pháp đối với việc tham gia, tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, bà Vũ Thị Lệ Hằng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, Sở đã rất tích cực trong nhiệm vụ này. " Thái Nguyên hiện có trên 6.000 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hàng năm, Sở Tư pháp đều ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, góp phần cùng các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường thu hút đầu tư". Tuy nhiên, khó khăn hiện nay, theo bà Vũ Thị Lệ Hằng là Sở Tư pháp không được tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp khi gặp những vướng mắc pháp lý cụ thể nên Sở lại phải tư vấn cho doanh nghiệp tới các Văn phòng Luật sư. Thêm vào đó, mức thù lao tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn rất thấp nên chưa có sức hấp dẫn đối với cán bộ tư pháp làm công tác này.
Bà Vũ Thị Lệ Hằng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết Thái Nguyên hiện không còn Sở, ngành nào có Phòng Pháp chế
Về việc triển khai Đề án "Nâng cao chất lượng văn bản QPPL tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2020", bà Vũ Thị Lệ Hằng cho biết Sở Tư pháp đã tham gia hoặc phối hợp tham gia ngay từ đầu đối với các dự án mà tỉnh triển khai. Tuy nhiên, một khó khăn hiện nay là Thái Nguyên không còn Sở, ngành nào có Phòng pháp chế, chỉ còn 19 cán bộ pháp, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm (trong đó có 5 người chuyên trách) tại các Văn phòng Sở.
Về hoạt động công chứng, báo cáo với Bộ trưởng, ông Trần Việt Dũng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, Thái Nguyên hiện có 12 tổ chức hành nghề công chứng với 26 công chứng viên. Hội Công chứng viên của tỉnh đã được thành lập từ năm 2015 theo quyết định của tỉnh nhưng hoạt động của các công chứng viên trên địa bàn vẫn gặp không ít khó khăn. Sở cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ công chứng viên, tiến hành kiểm tra hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng nhưng trên thực tế vẫn còn những sai sót xảy ra trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của công chứng viên.
Ông Nguyễn Đình Chiến, Trưởng phòng Hành chính Tư pháp cho biết trong 9 tháng đầu năm, đã có 3.623 Phiếu lý lịch tư pháp được cấp
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Chỉnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thái Nguyên và lãnh đạo các Phòng chuyên môn của Sở cũng phản tới tới Bộ trưởng một số khó khăn mà địa phương đang gặp phải trong công tác bán đấu giá tài sản, cấp phiếu lý lịch tư pháp và cho biết Sở đã áp dụng nhiều giải pháp để chủ động tháo gỡ những khó khăn này.
Trong khi đó, theo bà Lê Thị Minh Hiếu, Trưởng phòng Xây dựng và Kiểm tra VBQPPL, việc nhầm lẫn về bản chất, trình thực, thẩm quyền ban hành văn bản QPPL là một thực tế đang xảy ra tại địa phương. Sở đã phát hiện một số văn bản ban hành trái thẩm quyền, đã kiến nghị các cấp có chức năng xử lý.
Về công tác tổ chức cán bộ, Sở Tư pháp Thái Nguyên hiện có 7 phòng chuyên môn, 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, biên chế được giao năm 2018 là 65 người. Ở cấp huyện có 9 phòng Tư pháp với tổng biên chế 34 người. Cấp xã hiện có 270 công chức, cán bộ tư pháp - hộ tịch. Ông
Mặc dù đầu việc nhiều nhưng Sở vẫn đang tích cực thực hiện chủ trương tinh giản biên chế và luân chuyển cán bộ. Sở cũng chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức cả 3 cấp sở, huyện, xã. Tuy nhiên, Sở Tư pháp cũng đề nghị Bô có hướng dẫn đối với những trường hợp cán bộ dự kiến điều động, bổ nhiệm chức vụ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp nhưng chưa đủ điều kiện về chức danh pháp lý.
Giải đáp các vướng mắc, kiến nghị của địa phương, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã đưa ra nhiều thông tin hữu ích.
Cả ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Hành chính đều đánh giá cao những nỗ lực của Tư pháp Thái Nguyên trong việc triển khai các văn bản QPPL mới, trong công tác trợ giúp pháp lý hay trong việc đồng hành cùng chính quyền địa phương hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Theo baophapluat
Hà Nội: "Vòi bạch tuộc" từ tín dụng đen Hoạt động tín dụng đen thời gian gần đây đã làm điên đảo không ít cá nhân, gia đình trên địa bàn thủ đô. Khi tiếp cận với nguồn vốn này, đa số người vay rơi vào bẫy lãi suất cao và những ràng buộc kiểu "luật rừng". "Trên trải thảm, dưới cắm chông" - những đường dây này cần phải bị xóa...