Công chúng ào ào đi nghe nhạc… sến
Nếu như trước đây dòng nhạc bolero, gọi một cách dân dã là nhạc sến, được mặc định là nhạc dành cho cấp thấp, cho giới bình dân thì hiện tại, chưa bao giờ nhạc sến lại “có giá” đến như thế.
Trong thời buổi thị trường âm nhạc ảm đạm, gần như là thời điểm thoái trào của các liveshow thì các chương trình nhạc sến vẫn cứ diễn ra và vẫn cứ đông khách, dù giá vé cao ngất ngưởng.
Tiền triệu cho 1 vé nhạc sến
Chưa bao giờ người ta lại thấy nhạc sến xuất hiện trên sân khấu lớn nhiều đến thế. Liveshow Nhật ký đời tôi của Chế Linh vào tối 9/6 tại Hà Nội, hay liveshow trước đó vào cuối năm 2011 của ông hẳn là chương trình đáng mơ ước của nhiều ca sĩ trẻ hiện nay, khi khán phòng kín chỗ dù giá vé cao ngất ngưởng: thấp nhất 500.000đ, cao nhất 3.000.000đ. Chỉ sau liveshow Nhật ký đời tôi vài ngày là hàng loạt các đêm nhạc sến khác, diễn ra ở Hà Nội và TP HCM: liveshow Nhẫn cỏ cho em của nhạc sĩ Vinh Sử vào 16/6 tại Cung Văn hóa – Hữu nghị (Hà Nội) với giá vé cũng không kém: từ 500.000đ đến 2.500.000đ.
Ở liveshow Nhật ký đời tôi của Chế Linh vào tối 9/6 tại Hà Nội, hay liveshow trước đó vào cuối năm 2011 của ông, khán phòng kín chỗ dù giá vé cao ngất ngưởng: thấp nhất 500.000đ, cao nhất 3.000.000đ.
Ở TP HCM, nhiều chương trình nhạc sến đường hoàng bước vào phòng trà – không gian ấm cúng sang trọng vốn từng được xem là lãnh địa của nhạc “sang”, không phải là nơi của dòng nhạc bình dân trước đây. Đó là đêm Nỗi buồn hoa phượng của ca sĩ Thanh Tuyền vào 15 và 17/.6 tại phòng trà Tiếng Xưa đêm Vũ khúc by night tại sân khấu cầu Vồng vào 13/.6 và Về đâu mái tóc người thương tại phòng trà We vào 15/6 của ca sĩ Quang Lê đêm Dấu ấn cuộc đời của Mai Quốc Huy và Randy vào 23/.6 tại phòng trà Tiếng Xưa…
Video đang HOT
Để tham dự những đêm nhạc này, khán giả phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ: phụ thu của chương trình Quang Lê từ 800.000đ đến 1.500.000đ, còn Thanh Tuyền từ 600.000đ đến 1.000.000đ. Đây là những con số không hề thấp so với mặt bằng giá vé các chương trình hiện tại, nếu không muốn nói là cao hơn so với nhiều đêm nhạc khác. Tại các đêm nhạc này, các ca khúc sến như Xin gọi nhau là cố nhân, Huế đêm trăng, Đập vỡ cây đàn, Tương tư nàng ca sĩ, Nỗi buồn hoa phượng, Hàn Mặc Tử, Mai lỡ hai mình xa nhau... dĩ nhiên không thể thiếu.
Không chiêu, không trò vẫn có khán giả
Mỗi show diễn của ca sĩ Thanh Tuyền bao giờ cũng kín khán giả. Ảnh: Nguyên Trần
Không có gì để lý giải sức hút của nhạc sến ngoài sự gần gũi của giai điệu, của ca từ. Bất chấp việc không có chiêu trò, không được dàn dựng bắt mắt bằng công nghệ, cũng không có sự phụ trợ của vũ đạo… các đêm nhạc sến vẫn có sức hút kỳ lạ. Khi liveshow của nhiều ca sĩ, dù khá nổi tiếng, vẫn luôn là công cuộc “đốt tiền” với điệp khúc lỗ và lỗ, thì các đêm nhạc này lại hiện diện điều trái ngược. Không quá khó để tìm ra căn nguyên của điều đó, bởi sự giản đơn đến mức xa lạ với “công nghệ liveshow” của nhạc sến khiến chi phí đầu tư cho các đêm nhạc này được tiết giản hơn nhiều. Khán giả của nhạc sến cũng không hề bình dân như người ta vẫn cho là. “Trong đêm nhạc trước đây của Thanh Tuyền tại TP HCM, có nhiều khán giả từ Hà Nội, Đà Nẵng đã mua vé máy bay vào để kịp có mặt. Giá vé của ghế VIP cộng với tiền di chuyển đó đủ để xem vài liveshow hoành tráng khác”, bà Xuân Hòa, chủ phòng trà Tiếng Xưa cho biết.
Chính vì sự lên ngôi của nhạc sến, nhiều giọng ca của dòng nhạc này đang được săn lùng. Một cuộc chiến ngầm để kéo ca sĩ về phía mình cũng diễn ra với các bầu sô, nhất là với các ca sĩ hải ngoại còn có chút gì mới mẻ với khán giả trong nước. Hiện một gương mặt của nhạc sến đang được các bầu sô nhắm đến ráo riết là Như Quỳnh. Tuy nhiên, vì ca sĩ này đang vướng hợp đồng với một trung tâm ca nhạc hải ngoại nên các bầu sô vẫn đang phải chờ đợi.
Theo Báo Đất Việt
Trà Ngọc Hằng tự tin hát nhạc sến
Vừa mới lấn sân ca hát, người đẹp Trà Ngọc Hằng đã được mời tham gia liveshow "Nhẫn cỏ trao em" của nhạc sĩ Vinh Sử.
Trà Ngọc Hằng là cái tên mới gia nhập vào trào lưu chân dài đi hát vào đầu năm qua. Dù không trải qua một trường lớp đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp nào nhưng người đẹp rất tự tin vào khả năng ca hát của mình. Cách đây không lâu, cô đã phát hành single Học cách quên, đánh dấu việc theo đuổi con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Trước đó, Trà Ngọc Hằng có dịp khoe giọng hát trong một số show ca nhạc tại TP HCM.
Trong đêm nhạc Nhẫn cỏ trao em vào ngày 16/6 tới tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, Á hậu Việt Nam hoàn cầu 2011 sẽ là một trong những giọng ca tham gia vào chương trình với mục đích tri ân nhạc sĩ Vinh Sử, tác giả của rất nhiều ca khúc nhạc "sến". Đây có thể coi là một thử thách lớn đối với Trà Ngọc Hằng bởi đây là lần đầu tiên cô chạm ngõ với dòng nhạc "sến". Người đẹp cho biết, cô nhận lời góp mặt vào đêm nhạc vì bản thân cô rất yêu thích những sáng tác của người nhạc sĩ tài hoa này. Từ khi còn nhỏ, cô đã thuộc lòng các bài hát Mưa bụi, Nhành cây trứng cá... của ông.
Chân dài Trà Ngọc Hằng sẽ thử sức với nhạc sến trong đêm nhạc tri ân nhạc sĩ Vinh Sử.
Ngoài Trà Ngọc Hằng, chương trình ca nhạc tới còn có sự xuất hiện của nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng như Thanh Tuyền, Quang Lê, Mai Quốc Huy, Randy... và các gương mặt trong nước như Dương Ngọc Thái, Tuấn Hiệp, Hà My, Trường Tuấn, Hồ Quang 8 và ban nhạc Lý Được. Trong đêm nhạc, các ca sĩ sẽ thể hiện rất nhiều bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Vinh Sử: Nhẫn cỏ trao em, Làm dâu xứ lạ, Cầu tre kỷ niệm, Đêm lang thang, Chuyến xe lam chiều, Vòng nhẫn cưới, Hai bàn tay trắng, Người phu kéo mo cau, Áo đẹp nàng dâu...
Nhạc sĩ Vinh Sử tên thật là Bùi Vinh Sử, sinh năm 1944, quê quán tại Hà Tây. Cha mẹ ông lưu lạc vào miền Đông Nam Bộ vào những năm 40 thế kỷ trước để đi làm phu ở đồn điền cao su. Sau đó, cha mẹ ông bỏ nghề, chuyển về một xóm lao động nghèo ở quận 4 TP HCM và mở lò bún. Chính nơi đây, hàng trăm sáng tác của Vinh Sử đã ra đời.
Vinh Sử sáng tác với nhiều bút danh như Vinh Sử, Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Đức Vượng... Ông gắn bó với dòng nhạc quê hương mang tính đại chúng qua hàng ngàn ca khúc mà chính ông cũng không nhớ hết. Các bài hát của ông được hầu hết giới bình dân đón nhận vì nó gần gũi với cuộc sống của họ. Nội dung của nhiều ca khúc thường nói về những thân phận không may mắn, những mối tình trắc trở không "môn đăng hộ đối" giữa một chàng trai nghèo và một cô gái giàu sang. Công chúng thích nghe nhạc của Vinh Sử vì họ thấy ở đó hình ảnh và tâm sự của chính mình.
Nhạc sĩ Vinh Sử.
Mặc dù có nhiều nhạc phẩm phổ biến nhưng Vinh Sử vẫn giản dị với một cuộc sống của người nghệ sĩ ở xóm nghèo quận 4, TP HCM. Hơn một năm nay, nhạc sĩ chống chọi với căn bệnh u trực tràng hiểm nghèo. Sức khỏe ông hiện tại tuy đã khá hơn so với năm ngoái, nhưng ông vẫn còn rất vất vả để hồi phục lại sức khỏe sau 8 tháng hoá trị. Ông rất cảm động và hạnh phúc khi biết tin có một đơn vị tổ chức đêm nhạc dành riêng cho mình tại Hà Nội. Ông sẽ cố gắng ra thủ đô tham gia chương trình vinh danh chính mình và xuất hiện trên sân khấu để chia sẻ với khán giả về xuất xứ ra đời nhiều bài hát nổi tiếng của ông.
Quỳnh Như
Theo Ngôi sao
Phòng trà giãy giụa trước mùa bóng đá Khi trái bóng của Euro lăn trên màn hình ti vi, cũng là lúc tụ điểm ca nhạc phải đối mặt với tình trạng ế ẩm nhất trong năm, nhất là khi Tp. HCM - thị trường giải trí sôi động nhất nước đang bước vào những ngày mưa dài. Không ít phòng trà đã chịu cảnh đóng cửa, nhường những ngày này...