Công chức Việt: Xin được ấn đền Trần là…yên tâm công tác
Đầu xuân năm mới, nhiều người cứ khăng khăng cho rằng các vị quan chức, công chức nhà ta chỉ cần xin được ấn đền Trần là cứ thế mà yên tâm “công tác”.
Năm nào cũng vậy, cứ đến 14 tháng Giêng là người dân cả nước lại nô nức đổ về Nam Định, đi lễ đền Trần, thắp hương, xin ấn, cầu công danh, tài lộc. Lễ hội năm nay lại càng được chú ý bởi lời khẳng định chắc nịch sẽ bố trí chu đáo tất cả các khâu từ phía BTC.
Ấy thế mà chỉ một ngày trước khi khai hội, người dân lại được dịp xôn xao bởi sau khi công bố phát ấn thoải mái, BTC lại có sự thay đổi đột ngột khi tuyên bố chỉ phát giới hạn 50 vạn ấn.
50 vạn lá ấn sẽ được phát ra.
Tại sao lại có sự thay đổi nhanh chóng chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng? Đây quả thực là điều khiến bất kỳ ai cũng phải tò mò hiếu kỳ.
Hơn nữa, cũng thật tình cờ và đầy bất ngờ vì sự thay đổi được thông báo ngay sau khi có thông tin Bộ Nội vụ công bố dự thảo đặt ra mục tiêu phải tinh giản được 100.000 biên chế trong vòng 6 năm (từ 2014-2020) không lâu.
Thế nên mọi người lại càng thắc mắc, phải chăng do ảnh hưởng từ chính sách tinh giản mà số lượng ấn đền Trần cũng thay đổi theo xu hướng “tinh giản”?
Chuyện này nghe qua thì có vẻ chẳng mấy liên quan nhưng xét ra thì việc “tinh giản” ngay trước nguy cơ phình to quá mức là một sự thay đổi cần thiết, hợp xu thế và nhu cầu của đất nước.
Có điều, việc hạn chế phát hành ấn xuống còn 50 vạn những tưởng hợp lòng dân ấy lại có rất nhiều người tỏ ra vô cùng lo ngại vì chừng ấy vẫn là … quá nhiều.
Video đang HOT
Theo đó, ngay sau khi có tin Bộ Nội vụ công bố dự thảo chính sách tinh giản biên chế 100.000 người, rất nhiều quan chức, công chức đã cố gắng tìm mọi cách kiếm cho mình bằng được một lá ấn để có thể yên tâm rằng sẽ thoát khỏi danh sách phải “về vườn”. Khổ nỗi có tận 50 vạn ấn bán ra, ai cũng mua được cả thì sao có thể tinh giản đủ số 100.000 biên chế?
Cũng may là người ta chợt nhớ ra rằng mới đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi đã cho biết: Sau 5 năm tinh giản biến chế, bộ máy công chức nhà nước… phình thêm 20%.
Chưa hết, theo một thống kê sau 3 năm thực hiện “tinh giảm biên chế” trước đây, chúng ta có được một kết quả: giảm 28 ngàn, tăng 69 ngàn. Tức là kết quả của “phép trừ tinh giảm” là một con số gấp 148% số trừ. Sau khi sắp sếp bộ máy, “Phép trừ tinh giản” lại cho kết quả: Giảm được 4 bộ, trong khi số Tổng cục từ con số 82 tăng lên thành 110.
Từ những con số “hay ho” ấy, rất nhiều công chức vốn sẵn thói lạc quan của người Việt lại có thể “yên cái bụng”, tin tưởng rằng phép trừ tinh giản ở ta hoàn toàn có thể trở thành phép cộng, hay thậm chí là ra một vào ba ấy chứ.
Vậy nên đầu xuân năm mới, nhiều người cứ khăng khăng cho rằng các vị quan chức, công chức nhà ta chỉ cần xin được ấn đền Trần là cứ thế mà yên tâm “công tác”.
Theo Phunutoday
Tuyển vào bằng tiền tệ, muốn "thải" cũng khó
Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào "phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ".... Tinh giản liệu có thành công?
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định về chính sách tinh giản biên chế công chức của Chính phủ, đồng thời gửi công văn đến các bộ ngành và địa phương đề nghị góp ý cho dự thảo này.
Nguy cơ vỡ trận tài chính
Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, có định nghĩa: "Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Vậy thì sẽ có một số người bị loại khỏi khu vực công chức? Họ được xếp ở đâu? Như vậy nếu quân đôi là công chức thì nằm trong labor force. Nhưng tại sao định nghĩa công chức lại loại trừ quân nhân chuyên nghiệp?
Những vấn đề như thế này cần làm rõ, còn nếu không thì chúng ta sẽ loay hoay, ngụy biện không biết trong số những người nhận lương từ ngân sách nhà nước thì bao nhiêu là công chức đích thực? Theo nguyên tắc của tài khoản quốc gia, quân đội tạo ra dịch vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
Thực tế hiện nay, thuế của người dân đang "phải cõng" số người hưởng lương và phụ cấp có tính chất "bao cấp" là hơn 10 triệu người. Nền kinh tế chúng ta đang phải chịu những khoản chi không nhỏ để nuôi dưỡng bộ máy của các tổ chức chính trị song trùng, với cơ cấu hành chính từ cấp phường trở lên. Đây là vấn đề rất "tế nhị", nói ra dễ đụng chạm nhưng nếu không nhìn thẳng vào sự thật (vì con số biết nói) thì hậu quả nguy cơ "vỡ trận tài chính " không chỉ còn là cảnh báo!
Chỉ như "gãi ngứa"!
Theo Quyết định số 2285/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, thì số lượng biên chế công chức, không bao gồm công an, quân đội và công chức xã là 281.714 người.
Tổng biên chế (không kể dự phòng) là 275.107 người.
Nhưng con số thống kê chung ở tất cả các khu vực còn cao hơn thế. Làm phép tính nhẩm sẽ thấy:
Cán bộ hành chính thuộc bộ. Con số này tương đương với 275 ngàn trong biên chế không gồm cán bộ xã mà quyết định nói trên của Thủ tướng đã đưa ra.
Các tổ chức chính trị, đoàn thể (cũng ăn lương biên chế): Con số thực sự là bao nhiêu?
Các thành phần khác như quân đội, công an?
Cán bộ cấp xã? Việt Nam có 11.148 xã, phường. Theo một số báo chí, biên chế xã, phường có khoảng 257.000 (theo thống kê của Một thế giới, ngày 07/02).
Từ những con số thống kê nói trên sẽ cho thấy rất rõ, liệu có thể thực sự tinh giản được hết không? Và tinh giản bao nhiêu cho đủ?
Bộ Nội vụ cần mạnh dạn đi sâu phân tích tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến biên chế ngày càng phình ra như "u bướu ung thư", để chữa cái đang xảy ra, đồng thời chữa cái nguyên nhân tạo ra u bướu thì mới thực hiện nổi ý định ban đầu là giảm 100.000 biên chế (mặc dù nếu đi sâu phân tích thống kê thì con số này chỉ như muối bỏ biển).
Trước hết là bắt nguồn từ các tiêu cực trong công tác tuyển dụng. Văn kiện Đại hội Đảng đã phải đề cập đến tình trạng mua quan, bán chức. Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào "phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ". Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý không đáp ứng được yêu cẩu.
Một biểu hiện cụ thể của thực trạng đó là tuy có thể cập nhật kết quả hoạt động kinh tế hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhưng Bộ Tài chính chỉ có thể trình Quốc hội để thông qua quyết toán ngân sách chậm hàng năm. Đó là chưa kể tình hình các thông tin, số liệu thu thập không chuẩn xác dẫn đến tình hình không đánh giá được đúng thực trạng của nền kinh tế để có giải pháp đúng đắn. Do đó, định hướng tinh giản biên chế phải hướng vào việc tinh giản những người không có đủ năng lực và phẩm chất nhưng vẫn được tuyển dụng theo kiểu "5c".
Cái gốc của vấn nạn "phình động mạch" hay càng giảm càng phình to bộ máy hành chính nằm ở quan điểm Nhà nước muốn kiêm cả kinh tế, chính trị.
Nếu áp dụng đúng mô hình Nhà nước pháp quyền Thị trường đích thực Xã hội công dân thì chẳng cần bộ máy cồng kềnh của các tổ chức khác, mọi việc vẫn chạy ro ro?
Tô Văn Trường
(Còn nữa)
Theo VNN
Cần 8.000 tỷ đồng để tinh giản 100.000 biên chế Theo dự thảo nghị định về chính sách tinh giản biên chế, cứ 6 tháng một lần, các đơn vị lập danh sách tinh giản biên chế. Từ nay đến 2020, cần 8.000 tỷ đồng để tinh giản 100.000 biên chế nhà nước. Dự kiến, một người thôi việc nhận khoảng 90 triệu đồng, người nghỉ hưu trước tuổi lĩnh khoảng 75 triệu...