Công chức sẽ được vay tới 300 triệu đồng để xây, sửa nhà
Ngân hàng nhà nước đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung đối tượng các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở với tổng vốn vay có thể lên tới 300 triệu đồng.
Công chức sẽ được vay tới 300 triệu đồng để xây, sửa nhà (ảnh minh họa)
Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn trong gói 30.000 tỷ đồng, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản lần thứ XIII diễn ra sáng 18/4, Ngân hàng nhà nước cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng là đối tượng thu nhập thấp.
Ngân hàng cũng đề nghị cho phép các đối tượng khách hàng cá nhân mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà tối đa 1,05 tỷ đồng (không khống chế về diện tích và đơn giá) được cho vay trong gói 30.000 tỷ để phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương; đồng thời bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần có nhu cầu được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở để đẩy mạnh việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở;
Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước đã đề nghị bổ sung đối tượng là các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng xuống cấp hư hỏng) được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở với tổng vốn vay có thể lên tới 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Cũng theo Ngân hàng nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS tính đến hết tháng 2/2014 đạt 266.728 tỷ đồng, tăng 1,8% so với 31/12/2013. Các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 3.537 khách hàng với tổng số tiền đạt 3.124 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở.
Theo Dantri
Trưởng ban giải phóng mặt bằng bán đất trên giấy
Mặc dù chưa có đất sạch nhưng ông Cấn Văn Lai, Trưởng ban GPMB huyện Thạch Thất, Hà Nội đã ký hợp đồng mua bán đất với nhà đầu tư. Khi không được giao đất, nhà đầu tư đã "tố" ông tới các cơ quan điều tra.
Dự án Bắc Phú Cát hiện đang để cỏ mọc hoang.
Năm 2010, Hà Nội sục sôi trong những cơn sốt đất, nắm bắt nguồn tin của nhiều dự án, ông Lai đứng tên ký hợp đồng bán đất cho nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội tại Dự án khu đất dân dụng Bắc Phú Cát (cuối Đại lộ Thăng Long).
Sau 4 năm trôi qua, khu dân dụng Bắc Phú Cát chỉ mới mọc lên một số căn nhà theo diện tái định cư, số diện tích đất còn lại chủ yếu bỏ hoang cho bò gặm cỏ. Người dân cho rằng, khu tái định cư này chưa làm xong các cơ sở hạ tầng mà "bắt" dân ra đó ở rồi mặc kệ người dân vật lộn với điện, đường, trường, trạm. Với cuộc sống như vậy sẽ khiến người dân thêm khó khăn.
Vì lẽ đó, UBND huyện Thạch Thất đã dừng việc cấp quyền sở hữu đất cho người dân ở khu tái định cư, chưa di dời tiếp dân ra đó ở. Nói cách khác, người dân chưa có đất ở khu tái định cư Bắc Phú Cát. Từ đó dẫn đến câu chuyện mua bán đất của ông Lai - Trưởng ban GPMB - với các nhà đầu tư bị đổ bể.
Các hợp đồng giao dịch của ông Lai bất thành, đất không giao được; hàng tỷ đồng đã thu của người mua không trả lại. Các nhà đầu tư tá hỏa vì tiền ngân hàng lãi mẹ đẻ lãi con, liền quyết định "tố" ông Lai ra chính quyền địa phương và cơ quan CSĐT.
Anh Bùi Thanh Long (Đống Đa, Hà Nội) - một nhà đầu tư đã mua đất qua ông Lai - than phiền: "Mấy anh em cùng chung tiền mua một mảnh đất 1,6 tỷ đồng. Nhiều người vay ngân hàng góp vào; 4 năm trời chỉ cầm mỗi mảnh giấy ông Lai ký; lãi suất đẻ ra hằng ngày. Đến thời hạn bàn giao đất thì ông Lai cứ nói là phải... chờ, vì chưa có đất".
Chờ đợi nhiều tháng không nhận được đất như đã thỏa thuận; nhiều lần "nhờ vả" người quen để gặp ông Lai đòi lại số tiền mua đất không được, anh Long đã làm đơn gửi đến cơ quan CSĐT "tố" ông Lai về hành vi chiếm dụng tài sản.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về vụ việc trên, ông Lai xác nhận mình không có tên trong danh sách các hộ dân được cấp đất tại khu vực Bắc Phú Cát. Tại thời điểm bán, các lô thửa ký bán mới trong giai đoạn hình thành, chưa được cấp sổ đỏ (không được phép giao dịch theo quy định).
Niềm tin để ông Lai đứng tên ký hợp đồng mua bán đất trên giấy với nhà đầu tư, theo ông thừa nhận: "Vì tôi là người xét, cấp, giao giấy tờ. Ai được đền bù đất, tôi đều biết và giới thiệu cho người ta mua".
Tuy nhiên, không dừng ở việc giới thiệu, ông Lai đã đứng ra ký hợp đồng mua bán đất của các hộ dân theo phương thức chính ông Lai nói là "bán non" (đất chưa có sổ đỏ). Về việc này ông Lai lý giải: "tôi không đọc" (khi ký hợp đồng).
Trao đổi về hướng giải quyết vụ việc tiếp theo giữa ông và nhà đầu tư, ông Lai cho biết, hiện khu dự án Bắc Phú Cát đang dừng việc cấp sổ đỏ; ông đang xin lãnh đạo huyện "đặc cách" cấp sổ đỏ để giao cho người mua (!?).
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Dân chặn cổng nhà máy xi măng phản đối ô nhiễm Trong ngày 7/3, hàng trăm người dân phường Hương Văn và Hương Vân (thị xã Hương Trà, TT-Huế) đã vây trước cổng Nhà máy ximăng Luks thuộc Công ty Hữu hạn ximăng Luks (Việt Nam) chặn không cho xe ra vào. Nguyên do dân vây nhà máy ximăng Luks là để phản đối tình trạng ô nhiễm khói bụi, nước thải... ảnh hưởng...