Công chức sắp bị cấm uống rượu bia vào buổi trưa
Xác định việc cấm cán bộ, công chức uống bia rượu vào buổi trưa là “vừa chống lãng phí vừa bảo đảm an toàn giao thông”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị 63 tỉnh thành cần triển khai quy định này.
Ngày 3/1, tại hội nghị trực tuyến tổng kết Năm an toàn giao thông 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị 63 tỉnh thành cần triển khai quy định cấm cán bộ, công chức uống rượu bia vào buổi trưa trong ngày làm việc.
“Quy định này vừa giúp tiết kiệm, chống lãng phí, vừa góp phần bảo đảm an toàn giao thông, nhưng hiện nay chỉ có 5 tỉnh thành thực hiện. Trong năm nay, cả nước cần nhân rộng quy định này”, Phó thủ tướng đề nghị.
Trong năm an toàn giao thông 2012, cả nước xảy ra gần 36.400 vụ tai nạn làm 9.838 người chết. Ảnh: H.C.
Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, năm 2013, ủy ban sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành văn bản quy định cán bộ công chức không được uống rượu bia vào buổi trưa và khi tham gia giao thông. Ngoài ra, Ủy ban sẽ đề xuất Chính phủ, Quốc hội đưa việc cấm uống bia rượu khi tham gia giao thông như việc phòng chống thuốc lá, tạo dư luận để người dân biết và có chế tài xử phạt người vi phạm.
Báo cáo tổng kết tại hội nghị, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, trong năm 2012, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông có sự chuyển biến mạnh mẽ, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao. Đặc biệt, sau 10 năm (2001-2011), số người chết vì tai nạn giao thông đã giảm xuống dưới 10.000.
Video đang HOT
Tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn cũng chuyển biến tích cực. Trong đó, Hà Nội giảm 46% điểm ùn tắc (từ 124 điểm xuống còn 67), TP HCM giảm 36% điểm (từ 120 điểm xuống còn 76) và chỉ còn 2 vụ ùn tắc kéo dài hơn 30 phút. “Đặc biệt, tại TP HCM đã không còn tình trạng tụ tập đua xe trái phép, số vụ xe tập trung thành từng đoàn đã giảm đáng kể”, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban an toan giao thông TP HCM cho biết.
Lãnh đạo UBND TP HCM cùng các sở, ngành dự hội nghị trực tuyến với Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và 62 tỉnh thành khác sáng 3/1. Ảnh: H.C.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Đà Nẵng trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Năm 2012, Đà Nẵng không xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, không ùn tắc và cũng không có vụ chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, Đồng Nai bị phê bình vì số vụ tai nạn cao.
Ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng của các cấp ngành, đoàn thể đã tích cực tham gia đảm bảo công tác an toàn giao thông, Phó thủ tướng chỉ đạo: “Năm 2012 đã thành công. Từ kết quả này, các bộ, ngành, địa phương cần đề ra các giải pháp tích cực, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo công tác an toàn giao thông trong những năm tới”.
Từ ngày 16/11/2011 đến 15/11/2012, cả nước xảy ra gần 36.400 vụ tai nạn, làm chết 9.838 người, bị thương hơn 38.000 người (giảm 14% số người chết; 20% số người bị thương so với cùng kỳ). Có 40 tỉnh thành giảm trên 10% số người chết vì tai nạn giao thông, như: Cà Mau, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Ninh Thuận, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Hà Tĩnh… Có 4 tỉnh giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí là Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Cần Thơ và Hà Tĩnh.
Chủ đề của năm an toàn giao thông 2013 là nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông.
Theo VNE
Cấm lợi dụng chức vụ để đi nước ngoài bằng tiền doanh nghiệp
Phó chánh văn phòng T.Ư Đảng Lê Quang Vĩnh - Ảnh: Nguyễn Khánh
Liên tiếp thời gian gần đây, Ban Bí thư, Thủ tướng đều có chỉ thị, chỉ đạo nhấn mạnh đến yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí triệt để, trong đó có việc tiết kiệm chi phí từ việc cán bộ đi hội họp, công tác ở nước ngoài.
Ngày 1.11.2012, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký công văn truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu, hạn chế tối đa việc đi công tác nước ngoài, dành thời gian tập trung chỉ đạo, xử lý công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đi nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại thực sự cần thiết và phải bảo đảm hiệu quả thiết thực. Đồng thời, phải quản lý chặt chương trình đi công tác nước ngoài của bộ, ngành, địa phương mình theo phương châm tiết kiệm, hiệu quả và không ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các nhiệm vụ ở trong nước.
Mới đây nhất, ngày 21.12.2012, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng Lê Hồng Anh cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để chấn chỉnh thực trạng "tình hình lãng phí vẫn còn xảy ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế đất nước và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn".
Chỉ thị này được hiểu là để ngăn ngừa những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng vị trí, lợi thế của mình để có thể ban phát dự án..., liên kết với DN vì lợi ích nhóm. Còn trường hợp đi nghiên cứu thì không ai cấm...
Phó chánh văn phòng T.Ư Đảng Lê Quang Vĩnh
Cũng liên quan đến nội dung hạn chế cán bộ chủ chốt các cấp trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể đi công tác nước ngoài, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân "chấn chỉnh việc cử đoàn đi tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài. Việc đi nghiên cứu, tìm hiểu tình hình các nước, cần phải có mục đích, nội dung, kế hoạch rõ ràng, tránh trùng lắp với các đoàn đi trước. Thành phần đoàn cần gọn, bao gồm những người thật sự cần thiết cho công việc, thời gian đi hợp lý, chi phí phải tiết kiệm theo đúng quy định. Khi kết thúc, phải có báo cáo về kết quả chuyến đi cho cấp có thẩm quyền".
Ngoài ra, Chỉ thị của Ban Bí thư cũng nêu rõ: Các đồng chí lãnh đạo của các ban Đảng, các bộ, ngành, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư cần cân nhắc kỹ việc đi công tác ngoài nước thực hiện đúng quy định trong một năm đi nước ngoài tối đa là hai lần, trừ trường hợp có nhu cầu đột xuất, hoặc công việc thật cần thiết. Không bố trí hai đồng chí lãnh đạo chủ chốt của một bộ, ngành, địa phương cùng tham gia một đoàn đi công tác nước ngoài. Lãnh đạo chủ chốt của bộ, ngành, địa phương không được tham gia đoàn của các doanh nghiệp (DN) đi nước ngoài hoặc do các DN nước ngoài mời đích danh. Các cơ quan, đơn vị không được tổ chức các chuyến tham quan, du lịch nước ngoài cho cán bộ bằng ngân sách nhà nước.
Ngăn ngừa lợi dụng chức vụ để liên kết với doanh nghiệp
Trao đổi với Thanh Niên, Phó chánh văn phòng T.Ư Đảng, ông Lê Quang Vĩnh khẳng định, việc cấm tham gia đoàn của các DN đi nước ngoài theo phạm vi chỉ thị này được hiểu là để ngăn ngừa những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng vị trí, lợi thế của mình để có thể ban phát dự án..., liên kết với DN vì lợi ích nhóm. Còn trường hợp đi nghiên cứu thì không cấm, nhưng những nghiên cứu trùng lắp thì cần phải hạn chế.
Theo ông Vĩnh, sắp tới đây, Ban Đối ngoại T.Ư Đảng, Bộ Ngoại giao sẽ có hướng dẫn cụ thể để bảo đảm triển khai thực hiện đúng chỉ thị này.
Chia sẻ với Thanh Niên, GS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư nhận định, việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 21 về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó có quy định các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của bộ, ngành, địa phương không tham gia đoàn của các DN đi nước ngoài hoặc do các DN nước ngoài mời đích danh, cũng là một trong những yêu cầu gắn với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết T.Ư 4. Mục tiêu quan trọng nhất mà chỉ thị này hướng tới là đề cao chất lượng và hiệu quả công việc của các vị lãnh đạo chủ chốt các ban Đảng, các bộ ngành, địa phương... Sâu xa hơn là ngăn ngừa sự lạm dụng chức quyền chính trị để lợi dụng DN, liên minh với các DN, tổ chức kinh tế - ta thường gọi là lợi ích nhóm - gây tổn hại không chỉ về kinh tế mà tổn hại về cả tinh thần, tư tưởng, nhất là uy tín của lãnh đạo đối với người dân.
"Tất nhiên quá trình thực hiện cần phải tránh cực đoan khi chuyển từ thái cực nọ sang thái cực kia. Sắp tới sẽ có hướng dẫn cụ thể để chỉ thị được bảo đảm thực hiện đúng trên thực tế. Không phải chỉ thị ban hành như vậy là cấm hết các chuyến công tác, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, mà điều quan trọng là các chuyến đi công tác đó phải đảm bảo tính chính đáng và hiệu quả", GS Hoàng Chí Bảo nói.
Theo TNO
Giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn Sáng 27-12, tại Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe (xã Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội) phần thi thực hành hội thi "Giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn" trong toàn lực lượng Công an Thủ đô đã diễn ra hào hứng, sôi nổi. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập...