Công chức phải tạo điều kiện khi dân giao dịch hành chính
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quy chế quy định quy trình thực hiện, trách nhiệm triển khai thực hiện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…
Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đặt ra yêu cầu không để người dân phải đi lại, bổ sung hồ sơ nhiều lần.
Cụ thể, về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Quyết định quy định bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh đặt tại Văn phòng cơ quan và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trung tâm hành chính tập trung.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện đặt tại Văn phòng HĐND và UBND hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không tổ chức HĐND cấp huyện (Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện); chịu sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.
Video đang HOT
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã.
Còn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản.
Quyết định trên cũng quy định về công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Theo đó, đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải đảm bảo đủ về số lượng và có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc; có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; có tác phong, thái độ chuẩn mực, có khả năng giao tiếp tốt với cá nhân, tổ chức.
Đội ngũ công chức phải tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính; hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác đảm bảo cá nhân, tổ chức chỉ phải bổ sung hồ sơ một lần…
P.Thảo
Theo Dantri
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng với Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Đại công trường tại khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh.
Theo Quyết định của Thủ tướng, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Đồng thời, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 81 Nghị định 108 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; các Điều 37 và 38 Nghị định 29 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và Khoản 21 Điều 1 Nghị định 164 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP; Điều 11 Quyết định 45 năm 2013 của Thủ tướng về quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền.
Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý, gồm: Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý tại khu công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ Nội vụ nhận nhiệm vụ biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) vừa ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này. Theo đó, Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính...