Công chức không biết đóng dấu: Vẫn hoàn thành việc xuất sắc
Việc cán bộ không biết đóng dấu không làm ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan vì họ còn làm nhiều việc khác.
Không quá ảnh hưởng đến công việc
Sở Nội vụ tỉnh Đồng Tháp, vừa sát hạch 1.200 công chức thuộc 5 chức danh trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính tại UBND các xã, phường gồm: văn phòng – thống kê; địa chính – xây dựng – nông nghiệp và môi trường; tư pháp – hộ tịch; tài chính – kế toán và văn hóa – xã hội.
Mỗi công chức trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm (30 điểm), trong đó kiến thức chung về cải cách hành chính, tin học, soạn thảo văn bản chiếm 40%, còn 60% câu hỏi là kiến thức chuyên môn lĩnh vực mà người đó đang làm.
Các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình và Cao Lãnh có tỉ lệ công chức đạt yêu cầu (từ 20 điểm trở lên) khá cao.
Các địa phương còn lại có tỉ lệ đạt yêu cầu rất thấp. Trong đó TP Sa Đéc, huyện Châu Thành, Tam Nông, Tân Hồng, Lai Vung, Lấp Vò và TP Cao Lãnh có trên 20% công chức không đạt. Nhiều cán bộ còn không biết cách đóng dấu ra sao, không trả lời được các câu hỏi về chuyên môn mà họ đang làm hàng ngày.
Trao đổi với Đất Việt, trước thông tin trên, ngày 5/1, ông Trần Văn Thiện – cán bộ văn phòng UBND huyện Tân Hồng cho biết: “Chúng tôi cùng Sở Nội vụ tỉnh tiến hành sát hạch cán bộ ở các xã, địa phương hồi tháng 7/2015, cách đây cũng khoảng 5 tháng.
Thế nhưng, theo tôi kết quả đó chỉ phản ánh một bộ phận rất nhỏ lượng cán bộ công chức, cấp xã, chứ không phải là tất cả.
Hơn nữa, cũng có một số cán bộ đóng dấu, văn thư kiêm nhiệm một số chức vụ nên năng lực chuyên môn cũng bị sơ suất, nhưng cái đó chỉ là phần nhỏ không chiếm quá nhiều”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Thiện cho rằng, thực chất việc không biết đóng dấu cũng không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của các cán bộ, vì mọi người vẫn sẽ cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc.
Còn có nhiều trường hợp, các cán bộ không nắm chắc phần lý thuyết nên thi sát hạch không thể hiện hết được năng lực, thậm chí nhiều cán bộ hàng ngày làm rất tốt, luôn hoàn thành nhiệm vụ nhưng kết quả sát hạch lại không cao.
UBND P.2, TP Sa Đéc (Đồng Tháp) có tới 5/9 công chức không đạt yêu cầu qua sát hạch.
“Bản thân tôi làm văn thư nên tôi hiểu rõ, nhiều khi cũng có sơ suất, nhưng không đáng kể và không quá nghiêm trọng”. ông Thiện khẳng định.
Trong khi đó, ông Lê Tấn Đa – Phó Chánh Văn Phòng huyện Châu Thành lại cho biết: “Chúng tôi tiến hành sát hạch hồi tháng 10/2015, tôi thấy hầu như cán bộ thực tế vẫn đáp ứng được công việc.
Chỉ còn một số bộ phận do kiêm nhiệm nhiều chức vụ nên đôi khi chuyên môn bị sai sót, qua việc sát hạch thì sẽ bồi dưỡng tập huấn thêm về những điểm còn yếu”.
Một vấn đề khác được ông Đa nói đến, đó là cán bộ không biết đóng dấu là việc bình thường, nhưng phải là cán bộ không chuyên trách, còn các cán bộ làm công tác văn thư thì phải làm chuẩn chỉnh theo quy định.
Việc đóng dấu có đúng hay không, cũng không quá ảnh hưởng đến việc các cán bộ có hoàn thành công việc hay không, vì một cán bộ phải làm nhiều việc, chứ không chỉ có đóng dấu.
Đôi khi sẽ có sai sót, khó tránh
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tuấn – Chánh văn phòng UBND huyện Cao Lãnh cho biết: “Hàng năm, Sở Nội vụ có phối hợp với UBND huyện, để sát hạch năng lực của các cán bộ công chức cấp xã.
Nhìn chung, nội dung sát hạch rất nhiều, cho nên cũng có nhiều cán bộ, công chức không hoàn thành hết các bài kiểm tra. 20% cán bộ không đạt tiêu chuẩn chỉ là chưa đạt đến mức độ, vì không thể trả lời hết các câu hỏi, chứ không phải họ không thể trả lời.
Ví dụ, như một lĩnh vực nào đó, bảng câu hỏi sát hạch đưa ra khoảng 10 đến 20 câu hỏi, nhưng các cán bộ không đủ thời gian trả lời được hết, chứ không phải không nắm được.
Có rất nhiều người trả lời được 17-18 câu, cũng như chúng ta làm gì cũng khó có thể đạt được 10 điểm tuyệt đối”.
Hơn nữa, theo ông Tuấn, cũng có nhiều cán bộ chỉ giỏi làm công việc hàng ngày, làm thường xuyên thì rất tốt, nhưng tiếp cận các quy định thì còn hạn chế nhiều.
Riêng về việc đóng dấu thì đây là công việc thuộc về kỹ thuật hành chính đối với đội ngũ công chức. Nhiều năm qua, các cán bộ cũng đã được đào tạo chuyên môn về kỹ năng này, nhưng có một số cán bộ phụ thuộc lĩnh vực đất đai, tài chính, kế toán lại không nắm rõ, nên hàng năm Sở Nội vụ, vẫn tổ chức đưa đi tập huấn.
“Như vậy, người không biết đóng dấu vẫn làm việc được bình thường, thậm chí tốt. Qua một cuộc sát hạch, đôi khi lúc đó họ sẽ có những sai sót, vì thế, sát hạch khó đánh giá được toàn diện”, ông Tuấn nhận định.
Châu An
Theo_Báo Đất Việt
'Hưởng lương theo năng suất, người lao động sẽ rất khó khăn'
Đây là chia sẻ của ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc hưởng tiền lương theo năng suất lao động của các cán bộ nhà nước.
Bước sang năm 2016, gần 3 triệu công chức, viên chức đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ không được tăng lương. Điều này cũng có nghĩa khoản lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của công chức và viên chức sẽ được giữ nguyên kể từ năm 2013 cho tới nay. Trong khi lương công chức, viên chức không tăng, mức lương tối thiểu tại khối doanh nghiệp lại tăng đều đặn trên 10%/năm và cho tới thời điểm hiện tại đã tăng gấp 2 lần mức lương cơ sở của khối công chức, viên chức. Đây đang được cho là một điều bất hợp lý.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc tăng tiền lươngphải đảm bảo theo nguyên tắc: tốc độ tăng tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, theo ông Lợi, từ năm 2016, Chính phủ sẽ điều chỉnh chuẩn nghèo, từ 400.000 lên 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và từ 500.000 lên 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực đô thị. Chính vì vậy, từ đầu năm 2016, ngân sách nhà nước phải dành khoản tiền hơn 8.000 tỷ đồng để bổ sung vào nguồn chi cho các chính sách giảm nghèo bền vững. Trật tự ưu tiên điều chỉnh tiền lương cũng vì vậy mà thay đổi.
"Năm 2013, chúng ta đã tăng được 100.000 đồng cho mức tiền lương cơ sở, từ 1.050.000 lên 1.150.000 đồng, tương đương 9,5%. Từ năm 2014, Nhà nước điều chỉnh tăng mức tiền lương 8% cho người có công, người về hưu và những công chức, viên chức của lực lượng vũ trang có hệ số lương dưới 2,3".
Tất nhiên, 1.150.000 đồng/tháng mới chỉ là mức lương cơ sở và cần nhân với hệ số và cộng thêm các khoản phụ cấp khác để ra thu nhập thực tế hàng tháng của một cán bộ công chức, viên chức. Con số cuối cùng này có thể lên tới 6 hay 7 triệu đồng/tháng, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức lương này vẫn còn quá cao so với hiệu suất lao động thực tế của các công nhân viên chức.
Trước ý kiến này, ông Bùi Sỹ lợi chia sẻ: "Nếu hưởng lương theo mức lao động thực tế, đời sống của đại bộ phận người lao động sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, phụ cấp lương hiện nay rất đa dạng. Có lẽ, chúng ta cần tái cấu trúc hệ thống tiền lương để phần lương chính cao hơn các khoản phụ cấp".
Cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Quang Minh và ông Bùi Sỹ Lợi về chủ đề tiền lương qua video dưới đây:
Theo_VTV
Liên minh cán bộ hải quan bắt tay DN chiếm đoạt 150 tỷ Do thiếu tinh thần trách nhiệm, 10 bị cáo nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc gia Giang Thành, Kiên Giang tạo cơ hội cho các đối tượng chiếm đoạt tiền hoàn thuế gây thất thoát ngân sách nhà nước gần 150 tỷ đồng. Ngày 28-12, Viện kiểm sát...