Công chức hải quan được trang bị vũ khí
Tiếp tục chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 7, sáng qua 23.6, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua luật Hải quan (sửa đổi). Luật mới có hiệu lực từ 1.1.2015, trong đó nội dung đáng chú ý là cho phép công chức hải quan được trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hiệu đèn hiệu, thiết bị quan sát… để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Theo quy định mới, lực lượng hải quan được tăng cường sức mạnh để trấn áp buôn lậu, gian lận thương mại – Ảnh: Diệp Đức Minh
Chiều cùng ngày, QH thông qua luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1.1.2015. Trong đó, luật cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Thảo luận tại hội trường về luật Đầu tư (sửa đổi), nhiều đại biểu (ĐB) phân tích những điểm chưa thực sự phù hợp, có quy cơ gây cản trở đáng kể quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư trong dự thảo và đề nghị luật phải mạnh dạn, đột phá hơn nữa trong khâu cắt giảm thủ tục đầu tư, không nên “đẻ” thêm thủ tục dẫn đến xâm hại quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) lưu ý các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nhà nước đang quản lý bằng giấy phép hoặc điều kiện kinh doanh do luật chuyên ngành quy định. Vì vậy, nếu lại bắt các nhà đầu tư phải làm thêm thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực này thì có nghĩa là tạo ra thủ tục kép. “Chúng ta dùng 2 thủ tục để cùng quản lý một việc. Rồi nhà nước lại phải mất thêm công sức, tiền của cho thủ tục đăng ký đầu tư không cần thiết và chắc chắn là không thể hiệu quả bằng quản lý của từng cơ quan chuyên ngành và trên hết quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư đã bị xâm hại”, ông Lộc phân tích.
ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) kể lại câu chuyện: “Khi lấy ý kiến ở TP.HCM, một đồng chí phó chủ tịch phụ trách nói đã sửa luật Doanh nghiệp mà cũng đẻ theo giấy phép đầu tư kiểu này thì thôi bỏ luôn luật Đầu tư đi”. Từ đó, ĐB Lịch đề nghị trọng tâm của luật phải đưa ra chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Đánh giá thủ tục đăng ký đầu tư trong dự luật là một bước tiến đáng kể, nhưng ông Lịch nói “sẽ thật đáng tiếc, nếu chúng ta không dám triệt để yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước có liên quan không được đòi nhà đầu tư giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong những trường hợp pháp luật không quy định”.
Theo TNO
Bầu Kiên cùng 3 đồng phạm kháng cáo
Cùng cho rằng mình không phạm tội theo truy tố, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) cùng 3 đồng phạm Lý Xuân Hải, Trịnh Kim Quang và Huỳnh Quang Tuấn đã gửi đơn kháng cáo. Tại tòa sơ thẩm Nguyễn Đức Kiên bị tuyên phạt 30 năm tù giam cho 4 tội danh.
Tin từ TAND TP Hà Nội ngày 23/6 cho biết đến nay đã nhận được 4 đơn kháng cáo của 4 bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) và các đồng phạm về 4 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép.
Các bị cáo làm đơn kháng cáo gồm: Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Trịnh Kim Quang và Huỳnh Quang Tuấn.
Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và các bị cáo nghe toà tuyên án ngày 9/6 - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - ACB) đã kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm, về cả nội dung bản án và mức án mà HĐXX sơ thẩm đã tuyên. Cho rằng mình không phạm tội cả 4 tội danh bị cáo buộc, Nguyễn Đức Kiên đề nghị cấp phúc thẩm đánh giá lại các chứng cứ buộc tội và xem xét toàn diện các chứng cứ gỡ tội cho bản thân.
Tương tự, Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB), Trịnh Kim Quang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) và Huỳnh Quang Tuấn (nguyên Phó Tổng giám đốc ngân hàng ACB) kháng cáo đều cho rằng mình không phạm tội theo truy tố của VKSND Tối cao.
Trước đó, ngày 9/6, TAND TP Hà Nội đã tuyên án phạt: Nguyễn Đức Kiên tổng cộng 30 năm tù về cả 4 tội danh nêu trên. Ngoài án phạt tù, bị cáo Kiên còn bị tuyên buộc nộp phạt bổ sung 75 tỉ đồng do trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo.
Trong tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" 2 bị cáo: Trần Ngọc Thanh (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị phạt 5 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị phạt 5 năm tù. Ở nhóm bị cáo bị kết tội về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; Lê Vũ Kỳ (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) bị phạt 5 năm tù và Trịnh Kim Quang 4 năm tù; Lý Xuân Hải 8 năm tù, Phạm Trung Cang 3 năm tù, Huỳnh Quang Tuấn 2 năm tù.
Theo quy định, hạn cuối cùng để các bị cáo làm đơn kháng cáo về bản án sơ thẩm đã tuyên ngày 9/6 vừa qua là ngày 24/6.
Theo N.Quyết (Người lao động)
Vụ "bầu" Kiên: "Đời một con người, mức án 30 năm tù không thấp" Đây là trường hợp phạm nhiều tội, Điều 50 Bộ Luật hình sự, mức cao nhất là 30 năm tù. Mức án 30 năm tù so với một đời người có lẽ không thấp" - Chánh án TANDTC nói Chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ sáng 12/6, ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề cập đến vụ án Nguyễn Đức Kiên với...