Công chức Hà Nội sẽ phải ứng xử chuẩn theo quy tắc
Bộ quy tắc ứng xử của công chức đang được Hà Nội xây dựng, yêu cầu công chức chuẩn mực cả ở cơ quan, gia đình và nơi công cộng.
Hình ảnh xô xát giữa cán bộ Sở GTVT Hà Nội và nữ nhân viên hàng không gây xôn xao dư luận
UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo tại cuộc họp về việc xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị hành chính TP Hà Nội”
Theo đó, TP giao Sở Văn hóa tiếp thu ý kiến, hoàn thiện Bộ quy tắc, trình UBND TP xem xét, báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày 10.12. Theo Bộ quy tắc ứng xử, công chức chuẩn mực không chỉ trong cơ quan, đơn vị mà còn cả gia đình, nơi cư trú và trong cộng đồng.
Thành phố lưu ý Sở Văn hóa khi hoàn thiện Bộ quy tắc cần bám sát Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức; mở rộng phạm vi điều chỉnh chuẩn mực ứng xử của công chức, viên chức trong gia đình, tại khu dân cư nơi cư trú và trong cộng đồng.
Từ năm 2014, Hà Nội đã bắt đầu xây dựng Bộ khung quy tắc ứng xử với các tiêu chí cụ thể cho 6 nhóm: Cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng. Tuy nhiên sau nhiều lần lấy ý kiến, đến thời điểm này Bộ khung quy tắc chưa được ban hành.
Trước đó, tại Hà Nội xảy 2 vụ việc cán bộ TP có hành vi thiếu chuẩn mực là vụ cán bộ thanh tra Sở Giao thông xô xát nhân viên sân bay, cán bộ Sở Ngoại vụ đánh người già gây xôn xao dư luận. Ngày 17.11, trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã và đang tập trung chấn chỉnh đạo đức, ứng xử của cán bộ công chức và cam kết sẽ xử lý nghiêm các sai phạm.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Video đang HOT
Thực hư thông tin nhiễm virus Zika gây teo tinh hoàn
Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, chưa khẳng định được virus Zika gây ra vô sinh và ảnh hưởng đến tinh hoàn (teo tinh hoàn), gây ra ít tinh trùng, hỏng tinh trùng.
Nhiều trẻ em mắc chứng đầu nhỏ khi mẹ bị nhiễm virus Zika lúc mang thai.
Tại Việt Nam, đã ghi nhận 68 trường hợp nhiễm virus Zika, trong đó TPHCM với 56 người mắc trong đó có 9 thai phụ. Vậy, vì sao thời điểm này WHO nhận định nhiễm virus Zika không còn là một sự kiện y tế cộng đồng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế?
Bệnh này có thực sự nguy hiểm như chúng ta đang nghĩ không? Phóng viên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng phòng Kiểm soát dịch bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và chuyên gia đầu ngành về sản khoa, bác sĩ Nguyễn Danh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại Việt Nam.
Sẽ ghi nhận thêm các ca mắc
Xin ông cho biết, tình hình dịch bệnh do virus Zika đang diễn biến như thế nào đến thời điểm này?
Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, cho đến thời điểm này, có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, WHO đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với virus Zika.
Tại Việt Nam, đến nay chúng ta ghi nhận 68 trường hợp có xét nghiệm dương tính với virus Zika ở 7 tỉnh thành phố: Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Yên, Đắk Lắk...
Bộ Y tế nhận định, virus Zika đã lưu hành ở Việt Nam. Trong thời gian tới, có thể sẽ ghi nhận thêm các trường hợp mắc Zika mới nữa. Hiện nay, sự lưu hành của muỗi vằn gây sốt xuất huyết rất phổ biến ở các tỉnh miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Trong khi đó, miễn dịch của cộng đồng với dịch bệnh này không cao.
Thêm nữa, sự giao lưu đi lại trong nước, giữa Việt Nam và các nước phổ biến nên nguy cơ dịch lây lan vẫn còn nếu chúng ta không có biện pháp tích cực.
Số ca virus Zika gia tăng chóng mặt, vậy vì sao tổ chức WHO lại nhận định rằng, tại thời điểm này, nhiễm virus Zika không còn là một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế, thưa ông?
Đối với mỗi dịch bệnh, WHO căn cứ vào mức độ bất thường, mức độ nguy hiểm, khả năng lây lan quốc tế và khả năng làm đình trệ thương mại quốc tế để quyết định tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh. Với dịch bệnh virus Zika, thời gian đầu chúng ta chưa hiểu biết nhiều nên ban bố tình trạng khẩn cấp. Hiện nay các cơ quan y tế đã có hiểu hiết hơn về bệnh này và có nhiều biện pháp phòng chống hiệu quả.
Tuy nhiên, dịch bệnh do virus Zika vẫn là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, đòi hỏi sự nỗ lực tăng cường trong công tác phòng chống để giảm tình trạng lây lan, tình trạng mắc và giảm những hậu quả của bệnh đối với mọi người.
Điều này đòi hỏi WHO tiếp tục kêu gọi các quốc gia phòng chống lâu dài, bền vững và liên tục ở từng quốc gia.
Vì sao TPHCM lại liên tiếp ghi nhận các ca mắc Zika? Với thời tiết miền Bắc nóng lạnh thất thường như hiện nay, liệu có virus này có tồn tại không, thưa ông?
Trong thời gian qua, nhiều trường hợp mắc Zika chủ yếu ở khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên, TP.HCM. Đây là bệnh do muỗi truyền. Đặc điểm về thời tiết, khí hậu, sinh thái ở khu vực miền Nam phù hợp cho muỗi vằn truyền bệnh Zika và bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Thêm nữa, TPHCM là trung tâm thương mại, du lịch không những trong nước mà còn quốc tế, cho nên nguy cơ mầm bệnh mang từ nước ngoài vào cao và lây lan ra cộng đồng.
Virus Zika có gây vô sinh?
Số ca mắc Zika ở TPHCM ghi nhận tới 9 phụ nữ có thai, trong khi bệnh này lại rất nguy hiểm đối với nhóm đối tượng này. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đã ghi nhận trẻ sinh ra bị chứng đầu nhỏ do virus Zika. Vậy, phụ nữ mang thai nhiễm Zika có đáng lo lắng không và cần lưu ý những điều gì, thưa ông?
Bác sĩ Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Hội chứng não bé có nhiều hậu quả về mặt thần kinh, vận động trí tuệ. Tuy nhiên, sau 9 phụ nữ mang thai như ghi nhận tại TPHCM, mọi người cũng không nên quá lo lắng, nếu giả sử có việc nhiễm virus Zika xảy ra muộn sau 12 tuần thì hậu quả đối với em bé là không cao.
Tỉ lệ virus Zika ảnh hưởng đến em bé gây ra hội chứng não bé cũng không cao, theo ghi nhận là từ 3-12% nên chúng ta không nên quá lo lắng và có thể tầm soát được.
Có thông tin cho rằng virus Zika gây vô sinh ở nam giới? Điều này có đúng không, thưa ông?
Bác sĩ Trần Danh Cường: Đây chỉ là những thông tin lan truyền. Tôi cũng khẳng định, không có thông tin này chính thống và không có nghiên cứu chính thống khẳng định virus Zika là nguyên nhân gây ra vô sinh nam. Nếu nam giới bị nhiễm virus Zika thì cũng có đầy đủ các triệu chứng như đã nêu ở trên. Còn việc bệnh này gây ra vô sinh và ảnh hưởng đến tinh hoàn (teo tinh hoàn), gây ra ít tinh trùng, hỏng tinh trùng thì chưa khẳng định được.
Làm sao có thể phát hiện bệnh sớm để tránh lây nhiễm cho người khác? Những người mang thai đi xét nghiệm Zika ở đâu và kinh phí cho việc này như thế nào thưa bác sĩ?
Về vấn đề phát hiện bệnh sớm, người nhiễm bệnh do virus Zika có biểu hiện không khác gì so với những bệnh nhiễm virus thông thường. Để có thể xác định có bị nhiễm virus Zika hay không, chúng ta cần phải làm các xét nghiệm. Lưu ý, những người sống trong khu vực dịch, đi qua khu vực dịch Zika nếu về xuất hiện những triệu chứng sốt nhẹ, đau cơ, đau người... nên đến cơ sở y tế xét nghiệm để xác định chúng ta có bị nhiễm virus Zika hay không. Các xét nghiệm này đều được miễn phí.
Theo Diệu Thu (ghi) (Dân Việt)
"Hít đất" sai tư thế có ảnh hưởng đến sinh lý? "Tuyệt đối không tùy tiện chống đẩy khi chưa được bác sĩ tư vấn và kiểm tra sức khỏe", Tiến sĩ, bác sĩ Võ Tường Kha - Giám đốc Bệnh viện Thể thao khuyến cáo. Nhiều người tranh thủ mọi lúc mọi nơi để "hít đất" Thời gian gần đây, trào lưu thách đố chống đẩy (hít đất) lôi cuốn nhiều người tham...