Công chức Hà Nội phải ứng xử chuẩn mực nơi công cộng
Hà Nội xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của công chức, với yêu cầu chuẩn mực không chỉ trong cơ quan, đơn vị mà còn cả gia đình, nơi cư trú và trong cộng đồng.
UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo tại cuộc họp về việc xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị hành chính TP Hà Nội”.
Công chức Hà Nội sẽ phải ứng xử theo quy tắc chung. Ảnh: Võ Hải.
Theo đó, TP giao Sở Văn hóa tiếp thu ý kiến, hoàn thiện Bộ quy tắc, trình UBND TP xem xét, báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày 10/12.
Thành phố lưu ý Sở Văn hóa khi hoàn thiện Bộ quy tắc cần bám sát Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức; mở rộng phạm vi điều chỉnh chuẩn mực ứng xử của công chức, viên chức trong gia đình, tại khu dân cư nơi cư trú và trong cộng đồng.
Từ năm 2014, Hà Nội đã tiến hành xây dựng Bộ khung quy tắc ứng xử với các tiêu chí cụ thể cho 6 nhóm: Cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng. Tuy nhiên sau nhiều lần lấy ý kiến, đến thời điểm này Bộ khung quy tắc chưa được ban hành.
Video đang HOT
Sáng 17/11, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, trước ý kiến liên quan 2 vụ việc cán bộ TP có hành vi thiếu chuẩn mực (cán bộ thanh tra Sở Giao thông xô xát nhân viên sân bay; cán bộ Sở Ngoại vụ đánh người già), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã và đang tập trung chấn chỉnh đạo đức, ứng xử của cán bộ công chức và cam kết sẽ xử lý nghiêm các sai phạm. Quan điểm của thành phố là trong quá trình cải cách hành chính sẽ chú trọng chấn chỉnh lại tác phong, lối sống của cán bộ, công chức để không xảy ra tình trạng tương tự.
Võ Hải
Theo VNE
Tăng lương cơ sở lên 1,3 triệu/tháng từ 1/7/2017
Quốc hội yêu cầu tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết.
Mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng hiện nay sẽ được điều chỉnh tăng thành 1,3 triệu đồng/tháng từ 1-7-2017 (ảnh minh họa)
Đây là một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017. Nghị quyết nói trên đã được 391 đại biểu (chiếm tỉ lệ 79,31% số đại biểu Quốc hội) tán thành thông qua ngày 11-11.
Để thực hiện chính sách này, ngân sách trung ương phải chi khoảng 6.600 tỉ đồng. Nếu tính cả 1.900 tỉ đồng hỗ trợ 50% nhu cầu tăng lương của lực lượng vũ trang thì ngân sách trung ương phải chi khoảng 8.500 tỉ đồng.
Một bộ phận không nhỏ công chức khó khăn
Dự kiến trong năm 2017, tổng số thu cân đối NSNN là 1,21 triệu tỉ đồng và tổng số chi cân đối NSNN là 1,39 triệu tỉ đồng. Mức bội chi NSNN ở mức 178.300 tỉ đồng tương đương 3,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm bội chi ngân sách trung ương là 172.300 tỉ đồng, tương đương 3,38%GDP và bội chi ngân sách địa phương là 6.000 tỉ đồng, tương đương 0,12% GDP.
Tổng mức vay của NSNN trong năm tới, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN là 340.157 tỉ đồng.
Báo cáo tiếp thu giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày nêu rằng: đời sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người hưởng lương còn gặp khó khăn, vì vậy Chính phủ đề nghị tăng mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên mức 1,3 triệu đồng/tháng để giảm bớt khó khăn cho các đối tượng này.
Ngoài việc yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải tự bố trí sắp xếp cân đối nguồn, ngân sách trung ương còn phải chi khoảng 6.600 tỉ đồng. Nếu tính cả 1.900 tỉ đồng hỗ trợ 50% nhu cầu tăng lương của lực lượng vũ trang thì ngân sách trung ương phải chi khoảng 8.500 tỉ đồng.
"Đây là một cố gắng rất lớn của Chính phủ trong thời điểm hiện nay" - Nghị quyết do Phó Tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày nêu.
Hạn chế đi khảo sát, nghiên cứu nước ngoài
Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ kết hợp đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới làm giảm thu NSNN.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết. Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; hạn chế mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền; khuyến khích mở rộng việc thực hiện khoán xe công đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.
Từ năm 2017, nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô, phí đảm bảo hàng hải (sau khi trừ chi phí tổ chức thu) được phản ánh trong thu cân đối NSNN, sử dụng để duy tu bảo trì đường bộ và đảm bảo an toàn hàng hải.
Năm 2017, Quốc hội sẽ điều tiết 100% số thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về ngân sách trung ương. Từ năm 2018, khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định, sẽ xác định lại cơ chế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời phát hành 50.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng, cấp bách trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Nghị quyết cũng nêu rõ từ năm 2017, Chính phủ chỉ đạo các địa phương có trách nhiệm chủ động bố trí chi trả nợ lãi và nợ gốc theo đúng quy định của Luật NSNN.
Theo Chân luận (Pháp luật TP.HCM)
"Quên" cấm người thân công chức nhận quà! Gần 70% số doanh nghiệp và cán bộ, công chức được phỏng vấn cho biết việc tặng/ nhận quà có mục đích chủ yếu giúp giải quyết công việc, thậm chí là "luật chơi". Ngày 9-11, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố nghiên cứu, khảo sát "Kiểm soát xung đột lợi ích trong...