Công chức chửi bậy sẽ “không được nâng lương”

Theo dõi VGT trên

“Công chức chửi bậy, thô lỗ… bị coi như không hoàn thành nhiệm vụ và sẽ bị kỷ luật từ nhắc nhở tới không nâng lương”, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Thái độ cũng là nhiệm vụ

Ngày 29/5, UBND thành phố Hà Nội ra quy chế thực hiện kỷ cương hành chính và văn hóa công sở. Theo đó, cán bộ công chức khi thực thi công vụ phải có thái độ lịch sự, tác phong chuyên nghiệp, nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, trang phục gọn gàng… Đặc biệt, quy chế quy định rõ cán bộ công chức không được nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt người khác…

Ông Thang Văn Phúc, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, quy chế này là tốt vì xác định rõ phạm vi đạo đức công vụ, đạo đức công chức. Những quy định này là điều bình thường trong giao tiếp cơ bản nhưng có nhiều cán bộ công chức hay chửi bậy, coi nhiệm sở như quán bia nên phải ra quy định.

“Đáng ra công chức là người làm gương cho xã hội thì lại là người vi phạm những thói xấu đó”, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Công chức chửi bậy sẽ không được nâng lương - Hình 1

Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quy chế văn hóa công sở, quy định cán bộ công chức phải có thái độ lịch sự, không nói tục, nói tiếng lóng…

Ông Phúc cho biết, trước đây rất lâu, Bác Hồ cũng đã nói công chức phải là công bộc, đầy tớ phục vụ nhân dân. Công chức chửi bậy là một thực tế, cần phải lên tiếng để giáo dục và răn đe.

Kết quả cuộc điều tra thực trạng văn hóa ứng xử tại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nơi công cộng và khu dân cư ở Hà Nội cho thấy, 88% người được hỏi cho rằng cán bộ lãnh đạo có hành vi ứng xử không phù hợp.

Ông Phúc nhận định, đây là điều đáng suy nghĩ. Công chức là người phục vụ nhân dân, phục vụ sự phát triển nên luôn cần nở nụ cười, niềm nở hướng dẫn xã hội. Cán bộ công chức có thái độ thô lỗ, cục cằn là điều đáng báo động và phải cấm. Nếu họ không thay đổi cần phải bị kỷ luật. Thông qua giám sát và ý kiến của người dân, lãnh đạo quản lý trực tiếp công chức đó sẽ phải nhắc nhở hoặc phê bình, đặc biệt khi người dân đã lên tiếng.

“Công chức không thay đổi mà vẫn vi phạm như nói tục, thô lỗ… bị coi như không hoàn thành nhiệm vụ và sẽ bị kỷ luật từ nhắc nhở tới không nâng lương”, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Công chức chửi bậy sẽ không được nâng lương - Hình 2

Video đang HOT

Công chức không được quát nạt, nói tục nơi công sở. Ảnh minh họa

“Tuyệt đối không được chửi bậy”

Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, nếp sống thanh lịch là truyền thống của người Hà Nội. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường, nếp sống thanh lịch không được phát huy, kế thừa. Cách ứng xử “chưa đúng mực” của một số cán bộ công chức gây bức xúc cho người dân và là hình ảnh không đẹp nơi công sở. Trong khi đó, cán bộ công chức là những người đại diện cho Nhà nước, có vị trí, trình độ nên cần có ứng xử xứng đáng với vị trí của người cán bộ công chức Thủ đô.

Dù cán bộ công chức nổi nóng vì nguyên nhân khách quan, nhưng trong mọi tình huống nảy sinh, người cán bộ công chức phải xử lý tình huống khéo léo, nhã nhặn, bình tĩnh, kiên trì giải thích, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Nếu gặp phải người có thái độ không đúng mực, cán bộ công chức có thể từ chối xử lý công việc hoặc nhờ bảo vệ can thiệp. “Tuyệt đối không được chửi bậy, quát nạt”, ông Long nói.

Nói thêm về ngôn ngữ xưng hô, ông Long cho rằng, đồng nghiệp nơi công sở nên xưng “tôi”, gọi người đối diện là “anh” hoặc “chị”. Cách gọi này vẫn giữ được sự tôn trọng với người đối diện, đồng thời giữ được sự nghiêm túc nơi công sở. Trong trường hợp cán bộ tiếp dân, tốt nhất nên gọi “anh, chị” xưng “tôi”. Tuy nhiên, những trường hợp chênh lệch quá lớn về tuổi tác có thể gọi “thưa bác”, “thưa cô”, xưng “tôi” hoặc “cháu”. Cách xưng hô này giữ được sự tôn nghiêm nơi công quyền, đồng thời làm cho người cao tuổi vẫn thấy được sự tôn trọng khi đến làm việc.

Theo Khampha

"Không gọi 'thằng, con' nơi công sở"

"Vì những từ "thằng", "con" trong tiếng Việt có sắc thái suồng sã, bỗ bã và thiếu tôn trọng".

Xưng hô thân mật như trong gia đình theo kiểu "bác bác - cháu cháu"... là chuyện thường tại công sở. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xưng hô "gia đình hóa" giúp đồng nghiệp nhanh chóng gần gũi nhau hơn. Nhưng cũng có người cho rằng, "chú chú - cháu cháu" tại công sở tiêu diệt tính độc lập của con người khi nêu ý kiến, triệt tiêu sự tranh luận, đối thoại. PV có cuộc trao đổi với PGS.TS Hoàng Kim Ngọc, Phó Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, về vấn đề này.

Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt khi nói chuyện với người lớn tuổi thì gọi là: cụ, ông, bác, chú, cô, anh...; nói chuyện với người nhỏ hơn gọi là em, cháu... Vậy, cơ sở của lối xưng hô này xuất phát từ đâu, thưa bà?

Không gọi thằng, con nơi công sở - Hình 1

PGS.TS Hoàng Kim Ngọc

PGS.TS Hoàng Kim Ngọc: Lối xưng hô này có thể lí giải bằng nhiều nguyên nhân ngôn ngữ học và văn hoá - xã hội. Theo tôi, trước hết xuất phát từ cơ cấu tổ chức xã hội của làng xã cổ truyền Việt Nam.

Đó là tổ chức làng xã theo huyết thống, địa vực với nhu cầu cần bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong công việc và cuộc sống đã dẫn đến khuynh hướng thân thuộc hoá mối quan hệ làng xóm bằng xưng hô. Do vậy, chúng ta thường thấy người Việt xưng hô với người trong xã hội như trong gia đình.

Cơ sở thứ hai là lối sống nặng về tình cảm của người Việt. Nguồn gốc văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm, sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử: "Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau chín bỏ làm mười... Chính vì vậy, người Việt Nam muốn nhấn mạnh đến sự ràng buộc tộc họ bằng cách dùng từ thân tộc để xưng hô.

Thưa bà, có thể nhận thấy, phần lớn cách xưng hô nơi công sở hiện nay theo hướng gia đình hóa "bác bác - cháu cháu", đồng nghiệp trẻ gọi người nhiều tuổi hơn như cha chú; đồng nghiệp lớn tuổi gọi người ít tuổi hơn như con cháu trong nhà. Bà nghĩ sao về cách xưng hô thân mật này? Liệu rằng, người trẻ có nghĩ mình là bậc con cháu mà mât đi sự tư tin không?

PGS.TS Hoàng Kim Ngọc: Người ít tuổi xưng hô với người nhiều tuổi như: "Thưa chú ...", "Thưa cô " là tôn trọng người lớn tuổi. Đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, "kính lão đắc thọ" mà.

Chẳng phải vì việc xưng hô này mà làm ảnh hưởng đến sức sáng tạo và sự tự tin của họ đâu, sự xưng hô phải đạo ấy chỉ làm gia tăng giá trị con người họ thôi.

Tôi lấy ví dụ, một vị giáo sư hết tuổi quản lí, thôi giữ chức hiệu trưởng trường đại học, về làm giảng viên bình thường ở một khoa chuyên môn. Người trưởng khoa này là học trò cũ vẫn gọi giáo sư là "thầy" xưng "em".

Tôi không thấy vì sự xưng hô đó mà người trưởng khoa này bị giảm uy tín và vai trò lãnh đạo của mình. Tôi thấy không thể chấp nhận được nếu anh ấy gọi giáo sư là "ông" xưng "tôi" để thể hiện quyền uy của mình.

Tuy nhiên, vị giáo sư này không vì thế mà gọi "thủ trưởng" là "em" xưng "thầy", ông sẽ gọi trưởng khoa bằng tên và xưng "mình" hoặc "tôi" để thể hiện sự tôn trọng.

Không gọi thằng, con nơi công sở - Hình 2

Tại công sở, cần tránh từ ngữ xưng hô có sắc thái suồng sã và thiếu tôn trọng. (Ảnh minh họa)

Nhưng cách xưng hô "cha chú" ấy cũng dễ làm người nhiều tuổi có tâm lý kẻ cả, bề trên. Chắc hẳn, trong cơ quan công quyền hiện nay, không thiếu cảnh người dân đến làm việc khúm núm "bác bác - con con" như: "Bác cho con xin cái dấu đỏ". Cách xưng hô nơi cơ quan hành chính như vậy làm người ít tuổi có cảm giác như đi xin, người nhiều tuổi như đi ban ơn, bà có nghĩ vậy không?

PGS.TS Hoàng Kim Ngọc: Theo tôi, người đến cơ quan hành chính giao dịch cần xưng hô lịch sự, đúng mực, hạn chế những từ thể hiện mối quan hệ họ hàng quá gần gũi như: dì, thím, con...

Còn trong trường hợp cụ thể này, tôi nghĩ, người đề nghị nói như thế cũng không sao nếu như họ thấy người mình cần gặp đáng tuổi bác, bởi nó thể hiện sự kính trọng, lễ phép, (có lẽ đây là một người miền Nam, tuy nhiên nếu xưng "cháu" trong ngữ cảnh này thì sẽ hợp lý hơn "con", vì đúng mực hơn).

Sẽ thật khó nghe nếu người đó nói: "Chào ông, ông đóng cho tôi cái dấu". Chúng ta đừng nghĩ rằng vì từ "con", từ "cháu", từ "xin" có trong lời đề nghị mà cho như thế là họ hạ mình và nhân viên hành chính sẽ nể tình mà đóng dấu không theo nguyên tắc đâu.

Tuy nhiên, trong công sở nói chung, cần tránh từ ngữ xưng hô có sắc thái suồng sã. Ví dụ, nếu cấp trên gọi cấp dưới là "thằng Ba", "con Tám" hoặc "con A lùn", "thằng B vẩu", "C lé",... thì tôi nghĩ là không nên. Vì những từ "thằng", "con" trong tiếng Việt có sắc thái suồng sã, bỗ bã và thiếu tôn trọng.

Hơn nữa, nêu những khiếm khuyết cơ thể của con người ra để ghép với tên gọi là vô văn hóa và thiếu nhân văn. (Tôi còn nhớ 2 câu ca dao của người Việt đã bị chê là không hay: "Chồng hen lấy vợ cũng hen/ Đêm nằm cò cử như kèn thổi đôi"; "Chồng còng lấy vợ cũng còng/ Nằm phản thì chật nằm nong thì vừa". Sở dĩ nó không hay vì thiếu tính nhân văn, lôi cái tật nguyền của người khác ra chế giễu là bất nhã).

Là người nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa và thường giảng dạy, làm việc với người nước ngoài. Phó giáo sư thấy người nước ngoài đánh giá thế nào về cách xưng hô của người Việt nơi công sở?

PGS.TS Hoàng Kim Ngọc: Tôi thấy nhiều người nước ngoài thích cách xưng hô của người Việt. Một nhà báo phương Tây đã bày tỏ rằng, họ thấy thú vị về con người và văn hóa Việt thông qua từ xưng hô: "Dựa vào tuổi tác, mối quan hệ mà người Việt Nam lựa chọn cách gọi để vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa thể hiện sự thân mật như với người trong gia đình, cách gọi này đem đến cho tôi cảm giác xã hội Việt Nam là một đại gia đình gắn bó", nhà báo phương Tây nhận xét.

Vậy theo bà, trong công sở nên xưng hô như thế nào cho hợp lý và thuận tiện cho công việc, nhất là với người trẻ tuổi cần sự tự tin, sáng tạo?

PGS.TS Hoàng Kim Ngọc: Tôi nghĩ giao tiếp trong công sở hay giao tiếp nói chung, chúng ta cứ tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp. Cụ thể như: lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt... thì chắc chắn cuộc giao tiếp sẽ tốt đẹp.

Có lẽ, mỗi người nên biết cách "thay vai giao tiếp" trong những hoàn cảnh khác nhau. Một người có thể sắm nhiều vai giao tiếp với cùng một đối tượng.

Chẳng hạn, có hai cô gái là bạn thân của nhau, hàng ngày nói chuyện suồng sã "mày - tao". Nhưng nếu trong một hoàn cảnh công việc nhất định, chẳng hạn như trong một buổi họp chấm luận văn thạc sĩ. Một người là thí sinh, một người là chủ tịch hội đồng chấm thi thì vai giao tiếp trong hoàn cảnh ấy phải thay đổi. Lúc này không thể gọi nhau "mày - tao" hoặc "cậu - tớ" trước cả hội đồng chấm thi được.

Cũng như vậy, trong các buổi lễ trang trọng, nghi lễ, trên diễn đàn phải gọi "ông", "bà" xưng "tôi", trong họp Đảng thì gọi "đồng chí" xưng "tôi", khi đi tham quan ăn uống, giải trí thì có thể xưng hô thân mật...

Ngôn ngữ Việt thể hiện văn hóa Việt. Tiếng Việt với các đại từ xưng hô phong phú đã diễn tả được nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau vô cùng tinh tế. Cách xưng hô trong ngôn ngữ Việt đã đóng góp một phần lớn vào sự lành mạnh của gia đình và xã hội người Việt.

Xin trân trọng cảm ơn Phó giáo sư!

Theo Khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
NSND Xuân Bắc thẳng thắn giải đáp câu hỏi "lên làm Cục trưởng có còn diễn hài không?"
19:05:04 07/11/2024
Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz
19:19:23 07/11/2024
Hiền Hồ sượng trân, né gấp khi bất ngờ bị hỏi về tin đồn cặp đại gia
20:27:15 07/11/2024
Phú bà này mua sẵn 99 món hồi môn toàn bằng vàng cho con gái từ khi con 2 tuổi
20:37:52 07/11/2024

Tin mới nhất

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

18:05:30 06/11/2024
Trưa 6/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) đã mời nữ tài xế quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên trụ sở làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump

Sao âu mỹ

23:14:23 07/11/2024
Kể từ sau chiến thắng của ông Donald Trump, rất nhiều người nổi tiếng đã lên mạng xã hội để chia sẻ suy nghĩ của họ về kết quả này.

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

Lá bàng có tác dụng gì?

Sức khỏe

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...