Công chức chỉ hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị “xếp hạng”… năng lực hạn chế
Theo các mức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, nếu không được đánh giá là hoàn thành xuất sắc hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ, công chức sẽ được đưa vào diện “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”…
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Công chức sẽ được đánh giá, xếp hạng thi đua theo 4 mức.
Hoàn thành nhiệm vụ = Năng lực hạn chế
Nghị định quy định rõ các tiêu chí để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo 4 mức: 1- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 2- Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 3- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ, công chức); hoàn thành nhiệm vụ (đối với viên chức); 4- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong đó, cán bộ được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngoài đáp ứng các tiêu chí tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công tác; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất, còn phải có sáng kiến, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được cấp có thẩm quyền công nhận…
Công chức được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tô chưc, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận…
Còn viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất; có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận…
Video đang HOT
Cửa quyền, hách dịch = Không hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nếu để xảy ra mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách, quản lý và bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất; hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoặc có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách.
Còn công chức bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nếu có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.
Đối với viên chức, nếu có một trong các tiêu chí: hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng lam viêc đã ký kết hoặc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu; vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật… thì bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.
Nghị định nêu rõ, việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
P.Thảo
Theo dantri
Bí thư Hội An "treo ấn từ quan": "Việc bình thường của người có lòng tự trọng"
Bên hành lang Quốc hội ngày 8/6, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, quyết định "treo ấn từ quan" của Bí thư Thành ủy Hội An khiến nhiều cán bộ hiểu đúng nghĩa họ là đầy tớ của nhân dân. Quyết định đó là bình thường của người có lòng tự trọng.
Tự cho mình đã già và làm thêm vài năm nữa cũng không giúp ích được gì, mới đây ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An - đã quyết định "treo ấn từ quan". Ông đánh giá thế nào với quyết định khiến nhiều người bất ngờ của Bí thư Thành ủy Hội An?
Tôi biết anh Nguyễn Sự là một trong những lãnh đạo địa phương rất có uy tín trong dân. Cá nhân tôi đánh giá rất cao, tôn trọng việc làm của anh Nguyễn Sự. Việc làm đó gợi lên cho nhiều cán bộ hiểu đúng nghĩa là đầy tớ của nhân dân. Tôi nghĩ rằng trước khi đưa ra quyết định, anh Nguyễn Sự đã tính toán kỹ từ việc công đến việc tư.
Anh Nguyễn Sự có giải thích việc làm của mình là muốn mở ra con đường cho những người trẻ đi lên. Bản thân anh Sự cũng tự nhận đã ở quá lâu trên cương vị lãnh đạo. Tôi cho đấy là một suy nghĩ bình thường của những người có lòng tự trọng, vì từ chức vốn bình thường nhưng ở mình hiện nay lại không bình thường. Trong sử sách ngày xưa các cụ "treo ấn từ quan" nhiều lắm. Có cụ thì bất mãn, có cụ thì giữ chữ hiếu với cha mẹ, có cụ lại chọn cách sống khác.
Theo tôi việc làm của anh Nguyễn Sự tuy là cá biệt nhưng đáng được trân trọng.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, hành động "treo ấn từ quan" là bình thường của người có lòng tự trọng (Ảnh Việt Hưng)
Một người tâm huyết với công việc, được nhân dân yêu mến, quyết định "treo ấn từ quan" khiến cho nhiều người cảm thấy tiếc cho công tác cán bộ?
Vì anh Sự không thể ngồi đó mãi nên quyết định như vậy tạo điều kiện để nhân tài khác phát triển. Trước khi đưa ra quyết định, tôi nghĩ anh Sự đã nghĩ đến người kế cận rồi. Còn anh Sự sau này có thể cống hiến trong lĩnh vực khác, đóng góp cho địa phương trên cương vị một công dân.
Ông Sự ví làm quan như một gánh nặng nhưng nhiều người lại cho đó là một cơ hội để hưởng bổng lộc hơn là nghĩ đến vai trò của một công bộc của dân. Ông đánh giá thế nào về suy nghĩ của ông Sự và trường hợp như vậy có phải là cá biệt hay không?
Trong thời đại hiện nay, cách nghĩ của anh Nguyễn Sự là cá biệt. Nhưng cá biệt ấy tạo ra cho mọi người cùng suy nghĩ. Tôi đánh giá cao hành động đó và cảm thấy nó rất bình thường. Hạ gánh cho người khác gánh với việc trút gánh nặng cho người khác là hai việc làm hoàn toàn khác nhau. Tôi nghĩ ông Sự đã suy nghĩ rất chín chắn chứ không đơn thuần là trút gánh nặng để nhẹ thân mình. Ông ấy trao lại công việc cho một thế hệ khác để đi xa hơn, đi dài hơn. Ông ấy sẽ trở thành người hữu ích trên lĩnh vực khác, đâu chỉ có con đường làm quan chức.
Một người được dân yêu mến đột ngột "treo ấn từ quan", trong khi nhiều quan chức không "thấm" đươc văn hóa từ chức?
Đó cũng là câu hỏi của nhân dân. Còn việc làm của anh Sự là hiện tượng được xã hội quan tâm.
Trong xã hội xưa đánh giá rất nhiều đến tính liêm sỉ. Điều đó được coi là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức. Liêm sỉ là tự biết mình, tự thấy xấu hổ nếu mình không làm được việc. Cái liêm sỉ ấy bây giờ cũng rất quan trọng, cán bộ, công chức phải biết lượng sức mình, tự đánh giá bản thâm mình.
Như ông nói người xưa coi liêm sỉ là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức, vậy bây giờ thì sao, liệu có phải đưa hẳn cơ chế từ chức vào trong quy định luật pháp hay không?
Tiêu chí cho việc này chính là sự giám sát của người dân. Phải có những kênh tổng hợp sự giám sát của người dân để xử lý. Ở nước khác, nếu lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ thì họ sẽ cách chức. Ở ta hiện nay cơ chế quá nhiều, làm vô hiệu hóa đánh giá của người dân.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Những người lính "có duyên" với Trường Sa Có người mải miết làm nhiệm vụ canh giữ nơi đầu sóng ngọn gió mà không màng tới hạnh phúc riêng tư; có người cứ lên đảo làm nhiệm vụ 2 tháng là vợ lại một mình... "vượt cạn". Họ tự nhận mình có cái duyên với Trường Sa, với biển đảo quê hương. Hai anh em "rủ nhau" ra Trường Sa 33...