‘Công chúa’ Phạm Băng Băng
Tham dự buổi công chiếu “Biutiful” của đạo diễn Alejandro Gonzalez tại LHP Cannes, nàng Kim Tỏa một lần nữa trở thành tâm điểm với bộ váy trắng tinh khôi như công chúa bước ra từ chuyện cổ tích.
Bộ đầm trắng không dây của Phạm Băng Băng được giới báo chí nước chủ nhà hết lời khen ngợi
Là diễn viên châu Á duy nhất có mặt trong buổi công chiếu, Phạm Băng Băng tỏa sáng nhờ bộ đầm không dây màu trắng thuộc bộ sưu tập thu 2009 của nhãn hiệu thời trang Elie Saab.
Bộ đầm của nàng Hoa đán xinh đẹp đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ phía cánh báo chí nước chủ nhà. Thậm chí, có người còn gọi Phạm Băng Băng là “công chúa thiên nga đến từ Trung Quốc”.
Người đẹp của Hoàn Châu cách cách tham gia Liên hoan phim Cannes lần này với tư cách diễn viên chính trong bộ phim truyền hình Nhật chiếu Trùng Khánh. Dự kiến, bộ phim sẽ tranh giải Golden Palm vào ngày 23/5 tới.
Cùng ngắm hình ảnh kiều diễm của “công chúa thiên nga” Phạm Băng Băng:
Video đang HOT
Theo Cri
Ba nữ sinh khiếm thị viết nên chuyện cổ tích
Ba nữ sinh khiếm thị học ở trường THPT dành cho học sinh sáng mắt đã "bỏ lại" đằng sau nhiều học sinh bình thường để đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc với số điểm tổng kết luôn đạt từ 8,5 trở lên ở các môn.
Đó là ba cô học trò Cao Thị Yến, Phạm Thị Huế và Dương Thị Xuân đang học tại Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.
Đến lớp 11A8, Trường Trần Nhân Tông đúng khi các em bắt đầu học môn Vật lý. Phạm Thị Huế ngồi ngay bàn đầu tiên, dãy đầu tiên sát cửa ra vào của lớp. Cô nữ sinh tuổi 20, quê ở Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh này đã sắp sẵn trên bàn đồ dùng học tập không giống ai ở trong lớp - một chiếc bút hay đúng hơn là một chiếc dùi nhỏ và quyển vở khổ to hơn cỡ A4 với trang giấy dày bằng 3 tờ giấy của vở học sinh gộp lại cùng một khung nhựa dùng để viết chữ nổi.
Nghe tiếng bước chân quen thuộc của cô giáo, Huế đứng dậy cùng tất cả các học sinh khác ở trong lớp chào cô. Bài giảng về "Thấu kính" bắt đầu. Đây là một bài học khó, phải minh chứng bằng hình vẽ và từ hình vẽ đó, học sinh hình dung ra đường đi của ánh sáng khi chiếu qua thấu kính... Tóm lại, phải nhìn hình vẽ, học sinh mới học được. Vậy mà, rất lạ, cô nữ sinh duy nhất bị khiếm thị của lớp, dù không thể nhìn thấy gì vẫn tiếp thu bài giảng rất tốt. Chỉ qua sự mô tả của cô giáo thế mà Huế có thể tưởng tượng chính xác đến từng chi tiết như thể hình vẽ của cô ở trên bảng kia, em đang thấy rõ mồn một.
Huế chép bài bằng chữ nổi nhanh... như máy.
Cô giáo dạy môn Vật lý của em tỏ ra rất hài lòng: "Huế học rất thông minh. Mặc dù không nhìn thấy gì, nhưng chỉ qua sự mô tả của người khác về hình học không gian, em tưởng tượng cực kỳ chính xác để từ đó, Huế học bài, làm bài đạt kết quả tốt đến mức nằm ngoài sự tưởng tượng của tôi". Nhưng lạ hơn cả, trong cả tiết học vừa tưởng tượng, vừa phát biểu, vừa tiếp thu kiến thức như vậy, Huế lại vừa chép bài nhanh như... một cái máy bằng khung nhựa dùng để viết chữ nổi.
Cái khó của loại chữ này là người viết bắt buộc phải nhớ quy ước chẳng hạn chữ A hay dấu phẩy sẽ là lỗ đầu tiên bên tay phải... Và khi viết đến những chữ cái hay ký hiệu đó, người viết sẽ chọc thủng giấy qua lỗ ấy. Một cái khó nữa của người dùng chữ nổi là thính giác phải cực kỳ nhạy. Vì thế tôi để ý thấy trong giờ học em rất căng thẳng, tập trung cao độ, nghe như nuốt lấy từng lời giảng của cô giáo. Có thế, Huế mới đảm bảo được cùng lúc hai việc: vừa chép bài vừa nghe giảng.
Trong khi lớp 11A8 của Huế đang học môn Vật lý thì ngay ở lớp bên cạnh, Cao Thị Yến và Dương Thị Xuân học môn tiếng Anh. Yến và Xuân cũng được sắp xếp ngồi bàn đầu tiên như Huế để thuận lợi trong học tập. Nếu không nhìn thấy mà chỉ nghe hai học sinh này đọc tiếng Anh, không ai nghĩ rằng các em bị khiếm thị. Còn nếu chứng kiến các em viết tiếng Anh bằng chữ nổi, ai cũng nghĩ rằng, Yến và Xuân là hai học sinh khiếm thị... người Anh, đặc biệt là Yến. Yến viết tiếng Anh bằng chữ nổi rất nhanh, tay em cứ nhoay nhoáy với chiếc dùi, khung chữ nổi, và trang giấy. Thế mà Yến không "phạm" lỗi nào.
Nhưng làm thế nào để Yến nhận biết trong các từ tiếng Anh ấy lại gồm những chữ cái như vậy? "Hoặc là nhờ bạn em đọc hộ, chẳng hạn từ này viết gồm những chữ gì sau đó nhập tâm và thuộc. Hoặc là sử dụng phần mềm học tiếng Anh dành cho người khiếm thị...", Yến trả lời. Em nói tiếp: "...Phần mềm này hướng dẫn học sinh học từ mới như cách "thủ công" là bạn đọc cho em vậy".
Nói về máy tính, cũng cần nói thêm, Yến sử dụng thành thạo chẳng khác gì... viết chữ nổi. Vì đây cũng là một phương tiện học tập của em mỗi khi Yến muốn "tốc ký" những môn có ít ký hiệu riêng như các môn học xã hội. Nhìn Yến đánh máy tính, những ngón tay thon dài của em như... lướt trên bàn phím và căn các phím chữ rất chuẩn. Cô giáo đứng trên bục giảng cứ giảng về ngữ pháp, đọc bài khóa, ngữ nghĩa của từ mới... ở dưới lớp, Yến cứ "múa" trên bàn phím để lưu lại lời giảng của cô mà không phạm bất kỳ lỗi chính tả nào. Thật khó mà tin được điểm tổng kết môn Anh văn của Yến bao giờ cũng đạt 9,0 trở lên.
Trước khi cùng về học với nhau ở Trường THPT Trần Nhân Tông, cả ba em đã học cùng nhau ở trường dành cho trẻ khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu nhưng Huế, Yến, Xuân, mỗi người có một hoàn cảnh éo le khác nhau. Trong số ba nữ sinh khiếm thị này, có lẽ Yến là người có gia cảnh khó khăn nhất.
Là con gái thứ 4 trong một gia đình có tới 6 người con ở TP Phủ Lý, Hà Nam, Yến là người duy nhất trong gia đình bị khiếm thị. Em bị di chứng từ người cha, từng là bộ đội, bị nhiễm chất độc da cam. Cũng vì di chứng, sau này bố Yến còn mắc bệnh tâm thần. Nhưng Yến không bị khiếm thị từ lúc mới sinh, mà mãi đến lúc 3 tuổi, sau một cơn sốt li bì, đôi mắt của em mới hoàn toàn bị mất đi ánh sáng. Phần vì gia đình đông con, phần vì trụ cột chính trong gia đình là bố Yến đã bệnh tật như vậy, nên nhà Yến nghèo lắm. Trong gia đình em, đáng giá nhất chỉ là chiếc vô tuyến cũ kỹ cùng chiếc xe đạp đã tróc hết sơn đến mức không còn nhận ra nó màu gì. Cả gia đình gồm 8 miệng ăn mà chỉ trông vào mấy thửa ruộng và thúng hoa quả mà mẹ Yến bán ngoài chợ. Mẹ Yến, một người đàn bà nhỏ bé, khắc khổ, lam lũ lại trở thành trụ cột chính của gia đình. Trong nhà, từ việc lớn đến việc bé, một vai bà gánh vác.
Cái ngày, sau khi đã học hết ở lớp chữ nổi của tỉnh Nam Định, biết Hà Nội có Trường Nguyễn Đình Chiểu dành cho học sinh khiếm thị, Yến nằng nặc đòi mẹ cho đi học ở đây. Nhìn nhà khắp lượt, lắc đầu chép miệng bà nói: "Con xem trong nhà có gì đáng giá đâu để có thể bán đi để cho con đi học ở tận thủ đô. Thôi, biết chữ nổi là đủ rồi con ạ. Ở nhà với mẹ rồi đi làm một nghề gì đó phù hợp với người khiếm thị là được".
Vừa nghe vậy, Yến òa khóc và nói với mẹ: "Mẹ đừng bắt con ở nhà. Nếu bắt con ở nhà khác nào mẹ bảo con chết đi còn hơn. Để mẹ đỡ vất vả, con sẽ ăn bớt từ hai xuống còn một bát cơm. Con sẽ ăn cơm với món mắm do tay mẹ làm mà không cần ăn với thức ăn để số tiền tiết kiệm từ ấy, mẹ dành cho con đi học". Cuối cùng, thương con, mẹ Yến vẫn quyết định cho em ra Trường Nguyễn Đình Chiểu học tập. Nhưng rất may, học ở đây, học sinh được miễn hầu hết các khoản đóng góp lớn.
Khác với Yến, đôi mắt của Huế mãi mãi trở nên u tối không phải do ảnh hưởng từ người thân mà đơn giản căn bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc. Phát bệnh từ lúc bé, mắt em cứ ngày một mờ dần đi, cho đến năm 12 tuổi, thì cuộc sống với Huế chỉ còn là bóng tối. Huế tâm sự: "Hồi đó, vì kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ em không có điều kiện để đưa em đi chữa chạy. Chỉ đến khi gần như không nhìn thấy gì nữa, bố mẹ mới mang em đến bác sĩ để khám bệnh thì đã muộn". Cùng cảnh bần hàn như nhà Yến, kinh tế gia đình Huế chỉ trông vào mấy sào ruộng.
Năm Huế xin đi học được ở trường Nguyễn Đình Chiểu, vì biết trường này miễn nhiều khoản phí nên bố mẹ Huế mới dám cho em đi học. Nếu không, sau khi học chữ nổi ở lớp tiền hòa nhập dành cho trẻ khiếm thị ở tỉnh Bắc Ninh xong, Huế phải ở nhà rồi.
Dẫu ở trong đời sống kinh tế khó khăn như vậy, nhưng cả Huế, Yến và Xuân đều là những học sinh ham học. Ngay cả khi phải lựa chọn hoặc là không đi học nữa, ở nhà sống cùng bố mẹ, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Hoặc là xa gia đình để đi học nhưng lại sống một cuộc sống vô cùng khó khăn thì các em vẫn lựa chọn đi học. Chả thế, có một chuyện gắn với Huế mà sau này nhiều người biết chuyện vẫn cho là Huế "khùng", Huế "dở hơi" khi em quyết định chấp nhận sớm chịu cảnh mù lòa, đổi lại để được đi học.
Đó là khi đi khám bệnh tại một bệnh viện ở Hà Nội, bác sĩ đã đưa ra lựa chọn để bố mẹ Huế quyết định, nếu tiếp tục để Huế đi học (khi ấy Huế học lớp 7), chỉ đến khoảng 14-15 tuổi, sẽ mù hoàn toàn. Còn nếu dừng việc học của Huế ở đây, có thể em sẽ sáng mắt đến năm 19-20 tuổi thậm chí hơn nữa. Trong khi bố mẹ Huế còn đắn đo chưa biết thế nào thì Huế đã trả lời ngay: "Không trước thì sau, đằng nào con cũng không nhìn thấy gì nữa nên bố mẹ để con tiếp tục đi học. Chứ bắt con ngồi nhà... chờ mù thì con không chịu đâu". Trong khi có rất nhiều học sinh sống trong cảnh nhung lụa lại lười nhác học hành, không chịu phấn đấu vươn lên thì quyết định của Huế quả là gây "sốc" với nhiều người.
Huế, Yến, Xuân là những tấm gương cho về học hành.
Say sưa với việc học hành, Huế đã gặt hái được nhiều thành công. Suốt trên chặng đường học tập của Huế từ khi ở Trường Nguyễn Đình Chiểu, rồi đến Trường Trần Nhân Tông, cả thảy có 20 học kỳ, chỉ có một học kỳ em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến (hồi ở Trường Nguyễn Đình Chiểu). Còn lại em đều đạt danh hiệu xuất sắc. Yến và Xuân cũng vậy. Mặc dù, việc đạt danh hiệu học sinh giỏi ở một trường của học sinh sáng mắt như Trường Trần Nhân Tông, khó hơn nhiều so với Trường Nguyễn Đình Chiểu. Bởi ngoài lý do chương trình cao hơn dẫn đến khó hơn thì nguyên nhân quan trọng hơn cả vì đây không phải là trường dành cho học sinh khiếm thị, nên không thể có các phương tiện hỗ trợ cũng như không thể có "chế độ" riêng trong giảng dạy cho các em...
Thì ngay từ lúc quyết định thi vào Trường Trần Nhân Tông, các em đã hình dung ra và tự tin rằng sẽ vượt qua được áp lực này. Các em thuyết phục Ban giám hiệu Trường Trần Nhân Tông để được tuyển sinh vào đây. Thầy hiệu trưởng Trần Thanh Sơn sau gần hai năm học đã trôi qua vẫn nhớ như in đề nghị của các em khi đó: "Thầy cứ cho chúng em thi tuyển như một học sinh bình thường mà không cần một sự ưu tiên nào. Chỉ mong các thầy tạo điều kiện cho chúng em bằng cách cử một giám thị ngồi đọc đề bài để chúng em chép lại bằng chữ nổi. Sau đó, cũng cho phép chúng em làm bài bằng chữ nổi rồi nộp cho Ban tuyển sinh".
Cho đến tận bây giờ, thầy Trần Thanh Sơn vẫn còn xúc động khi nhớ lại những lời hứa của các em: "Nếu trúng tuyển, chúng em sẽ đi học bình thường. Chúng em sẽ không làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Với các bạn sáng mắt, các thầy giảng thế nào, với chúng em cũng vẫn thế".
Quả vậy bây giờ, Yến, Huế, Xuân vẫn đang học "tay bo" với học sinh sáng mắt. Nhưng để có thể học được như vậy, các em phải nghĩ ra phương pháp học tập rất đặc biệt cũng như phải nỗ lực rất nhiều như đã nói. Huế bảo, phương pháp học chung của ba chị em (theo cách gọi của Huế) là phải xem trước bài học ở nhà để khi lên lớp nghe cô giáo giảng có thể hiểu bài nhanh, làm tốt. Và để có thể xem được bài trước ở nhà, các em phải nhờ người sáng mắt đọc để chép lại toàn bộ sách giáo khoa sang chữ nổi. Tôi nhìn chồng sách giáo khoa dày cả gang tay của các em mà ái ngại. Đó là còn chưa kể riêng đối với một số môn học như toán, lý, sinh... có hình học hoặc có nhiều ký hiệu riêng, các em phải nhờ bạn mô tả kỹ lưỡng, thậm chí ghi âm lại sự mô tả đó rồi dựa trên cơ sở ấy tưởng tượng chi tiết, chính xác để làm bài.
Cũng với cách làm tương tự, trong tiết kiểm tra hoặc thi học kỳ, giáo viên phải đọc đề bài cho các em chép lại bằng chữ nổi. Sau đó, dựa trên đề bài chép bằng chữ nổi ấy các em làm bài. Làm bài xong, các em lại phải đợi đến cuối giờ khi các bạn đã nộp bài hết mới nhờ một bạn trong số đó chép lại bài kiểm tra giúp. Huế tâm sự: "Nếu các bạn sáng mắt cố gắng 1 thì chúng em phải cố gắng 10 trong học tập. Nói chung chúng em không còn nhiều thời gian cho riêng mình mà cả ngày chỉ có học và học".
Nói thì vậy chứ nhà nghèo, cả ba em đều chả có ai phục vụ. Cơm nuôi mình còn khó, lấy đâu ra tiền thuê người nấu ăn, giặt giũ. Tất tật những sinh hoạt cá nhân, nấu ăn, các em đều phải tự làm cả. Trông ngôi nhà trọ chật chội ở Lò Đúc, khi tôi đến, trong bếp, Yến đang rót nước sôi vào phích. Yến bảo chỉ cần nghe tiếng nước rót vào phích là em biết nước đầy đến đâu. Còn Xuân đang lụi cụi sắp xếp một mâm cơm mà món chính là một đĩa rau muống luộc to cùng một bát con thịt sốt cà chua. Vừa cười, Xuân vừa nói: "Chúng em ăn rau là chính còn thịt chỉ là để dễ "đưa cơm" thôi ạ".
Vừa đi học, các em vừa tự chăm lo cuộc sống của mình.
Cuộc sống của Yến, Huế và Xuân thực sự là một cuộc sống rất đạm bạc, tằn tiện. Nhưng cả ba em lại vui vẻ với cuộc sống ấy. Vì nhờ nó các em được đi học, được hòa đồng với thế giới mà bấy lâu các em mơ ước.
Trong hoàn cảnh nhiều học sinh sống sung sướng, điều kiện học tập được trang bị đến... tận "răng" nhưng thiếu ý thức học tập, ăn chơi quá trớn... như hiện nay thì những học sinh khiếm thị như Yến, Xuân, Huế là những hình ảnh đối lập vô cùng đẹp đẽ. Các em xứng đáng là những tấm gương sáng cho nhiều học sinh khác noi theo về tinh thần hiếu học, nghị lực vượt lên khó khăn và vượt lên chính số phận éo le của mình.
Theo An Ninh Thế Giới
Cô nhóc kì lạ Một chút kí ức của những váy áo bồng bềnh, kì lạ từ câu chuyện cổ tích, một chút kỉ niệm ấu thơ của cô nhóc ăn mặc sặc sỡ bên chiếc cầu trượt, đu quay ở trường mầm non... Bạn có thể bắt gặp hình ảnh chiếc khăn quấn trên tóc được biến tấu một chút từ câu chuyện của cô bé...