Công chúa Huawei và công chúa Samsung: Sự trùng hợp kỳ lạ trong số phận của 2 “nữ cường nhân” đế chế công nghệ hàng đầu châu Á
Dù ở 2 đất nước khác nhau nhưng khi đặt lên bàn cân, hai công chúa của Samsung và Huawei lại có nhiều điểm tương đồng bất ngờ.
Tại các tập đoàn gia đình tại Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… hiện nay vẫn có tư tưởng truyền thống để con trai gánh vác, kế thừa sự nghiệp. Thế nhưng ở 2 đế chế khổng lồ Samsung và Huawei lại đều có sự xuất hiện của những thiên kim tài sắc. Danh tiếng của họ được biết đến không kém, thậm chí còn hơn so với cánh mày râu. Đó chính là “đại công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu và “ nữ tướng Samsung” Lee Bo-jin.
2 “nữ chúa” tài giỏi của tập đoàn hùng mạnh
Lee Bo-jin sinh năm 1970, là con gái thứ hai của Chủ tịch Samsung quá cố Lee Kun-hee. Bà là hình mẫu của “nữ cường nhân” trong giới thương trường Hàn Quốc. Hồi đại học, dù theo chuyên ngành nghệ thuật nhưng khi ra trường, đại tiểu thư nhà họ Lee vẫn về công ty gia đình làm việc.
Lee Bo-jin là một trong những nữ tỷ phú giàu nhất Hàn Quốc hiện nay với khối tài sản gần 5 tỷ USD
Bắt đầu từ những vị trí nhỏ trong công ty và luôn thể hiện xuất sắc, Lee Boo-jin được cha giao quản lý hệ thống chuỗi khách sạn Shilla và mảng kinh doanh hàng hiệu trị giá 3,3 tỷ USD.
Chỉ sau hơn 10 năm nắm quyền, Lee Boo-jin đã đưa Shilla chạm mốc doanh thu hàng năm cao nhất trong lịch sử kinh doanh. Cổ phiếu của chuỗi khách sạn này tăng trưởng gấp đôi dưới thời Lee Boo-jin và giúp Hàn Quốc có được cửa hàng miễn thuế Louis Vuitton tại sân bay đầu tiên. Người em gái còn lại của nhà Samsung là Lee Seo-hyun cũng được giao một mảng kinh doanh riêng nhưng không tạo được dấu ấn như chị gái. Truyền thông Hàn Quốc cho biết Lee Boo-jin là “con gái rượu” rất được lòng cố Chủ tịch vì có phong cách lãnh đạo y hệt cha.
Video đang HOT
Lee Boo-jin được cha đặt nhiều kỳ vọng và đã có lúc được dự đoán sẽ là người thừa kế Samsung
Trong khi đó, ở Trung Quốc, Mạnh Vãn Chu (sinh năm 1972) cũng là một người phụ nữ được hâm mộ cuồng nhiệt vì sự giỏi giang, bản lĩnh. Khác với tiểu thư Samsung, khi bà sinh ra thì vẫn chưa tồn tại đế chế Huawei. Vì từng nhìn cha đi lên từ bàn tay trắng nên bà cũng học được cách nỗ lực, chăm chỉ không ngừng. Trong quá trình trưởng thành, Mạnh Vãn Chu cũng không được theo học những ngôi trường danh giá nhất như nhiều công tử, thiên kim khác.
Bà Mạnh về làm cho công ty của cha từ sớm và cũng phải đi lên từ vị trí nhỏ nhất. Thậm chí ban đầu, nhiều đồng nghiệp không hề biết đây là con gái cưng của Chủ tịch. Đến hiện tại, bà đã nắm giữ chức Phó tổng giám đốc và Giám đốc tài chính của tập đoàn. Nhắc đến lãnh đạo Huawei, bên cạnh Chủ tịch Nhậm Chính Phi, Mạnh Vãn Chu là cái tên thường được nghĩ đến thứ hai. Dù cả hai đều có anh trai – những người được mặc định sẽ là “thái tử” thừa kế tập đoàn nhưng không vì vậy mà Mạnh Vãn Chu hay Lee Bo-jin bị lu mờ
Mạnh Vãn Chu là CFO và có tầm ảnh hưởng lớn tại Huawei
Chịu chung số phận hôn nhân đổ vỡ
Cuộc sống của những đại công chúa ngoài đời thực không hề suôn sẻ, đậm màu hồng như cổ tích. Đối với tiểu thư Samsung và Huawei cũng vậy. Dù giỏi giang, mạnh mẽ trên thương trường, nhưng khi quay về mái ấm làm vợ làm mẹ, họ đều từng thất bại.
Năm 1999, đại tiểu thư Lee Boo-jin từng làm gia đình chấn động khi quyết gả cho “chàng Lọ Lem” Im Woo-jae – một nhân viên “quèn” trong Samsung bấy giờ. Dù vấp phải sự phản đối gay gắt của cha mẹ nhưng Lee Boo-jin vẫn lựa chọn tiếng gọi của tình yêu. Để xứng với “công chúa”, chàng “phò mã” Im Woo-jae được gia tộc họ Lee cho đi du học Mỹ, cho thăng chức và tạo nhiều điều kiện phát triển sự nghiệp.
Tiểu thư cãi lời cha mẹ để cưới người mình yêu như tình tiết trong phim Hàn Quốc
Nhưng đổi lại tất cả lại chỉ là một vụ ly hôn cay đắng và lùm xùm năm 2013. Sau 14 năm chung sống, Lee Boo-jin và chồng ly dị với đầy bất đồng, tranh chấp. Im Woo-jae lên báo nói xấu không ít về vợ cũ và gia đình họ Lee, cũng như đòi phân chia số tài sản khổng lồ. Sau cùng, “chàng Lọ Lem” năm nào ra đi với số tiền 7,64 triệu USD (khoảng 173 tỷ VNĐ) và từ bỏ quyền nuôi dưỡng con trai chung của họ.
Xinh đẹp, giỏi giang nhưng công chúa Samsung có cuộc hôn nhân đau buồn
Mạnh Vãn Chu cũng kết hôn với nhân viên của cha mình, nhưng kết cục lại hạnh phúc hơn nhiều, ít nhất là cho đến hiện tại. Chồng của bà là Lưu Hiểu Tông, kém bà 4 tuổi. Trước khi kết hôn năm 2007, Lưu Hiểu Tông là nhân viên trung thành 11 năm của Huawei. Hai vợ chồng có một cô con gái và vẫn luôn đồng hành cùng nhau. Trong thời gian 3 năm Mạnh Vãn Chu bị quản thúc tại Canada, chồng là một trong những người luôn ở bên đồng hành và giúp đỡ bà giành lại tự do.
Đều lựa chọn lấy “chàng Lọ Lem” nhưng kết cục của mỗi nàng công chúa lại không giống nhau
Thế nhưng ít ai biết rằng đại công chúa Huawei cũng đã qua một lần đò với hôn nhân tan vỡ. Bà còn có 3 con trai với người chồng cũ. Danh tính chồng trước của Mạnh Vãn Chu không được tiết lộ và vẫn là ẩn số với truyền thông Trung Quốc. Hiện các con trai của công chúa Huawei đã ở độ tuổi 14 đến 20 tuổi.
Dù ở những quốc gia khác nhau, lèo lái 2 tập đoàn thậm chí còn là đối thủ trong lĩnh vực công nghệ nhưng Mạnh Vãn Chu, Lee Bo-jin và cả nhiều thiên kim tài giỏi khác đã chứng minh cho thế giới thấy khả năng, bản lĩnh của phụ nữ hiện đại. Họ đều là những hình mẫu “nữ cường nhân” điển hình và đã định nghĩa lại thành kiến cho rằng giới công tử, tiểu thư chỉ biết hưởng thụ và may mắn mà thôi.
Không chỉ 100 triệu, đây mới là con số cực khủng người đã xem "Công chúa Huawei" về nước: Hơn cả dân số Mỹ và Canada cộng lại
Số người quan tâm và theo dõi buổi tường thuật sự kiện "Công chúa Huawei" Mạnh Vãn Chu trở về Trung Quốc sau 3 năm bị giam lỏng ở Canada thực sự ở mức không thể tin nổi.
"Công chúa Huawei" Mạnh Vãn Chu về nước sau 3 năm bị giam lỏng ở Canada vào ngày 25/9 mới đây là một sự kiện lớn với người Trung Quốc. Nữ Phó chủ tịch kiêm CFO của tập đoàn công nghệ lớn mạnh nhất Trung Quốc được chào đón như người hùng, được fan vây kín ở thời điểm hạ cánh, trong khi chương trình trực tiếp khi đó được xác định thu hút tới 100 triệu người theo dõi.
100 triệu là một con số rất kinh khủng đối với một sự kiện trình chiếu trực tiếp. Nhưng con số thực tế xác nhận sau đó thì không chỉ có vậy!
Bức ảnh chào mừng bà Mạnh của CGTN
1 ngày sau sự kiện diễn ra, Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc (CMG) Thận Hải Hùng xác nhận tại một sự kiện truyền thông ở Thượng Hải rằng, buổi tường thuật trực tiếp ngày trở về của "Công chúa Huawei" thực chất đã thu hút tới 430 triệu lượt người theo dõi, kèm theo hơn 400 triệu lượt "thích" trên nền tảng mạng xã hội.
"Cuối cùng tôi đã được về nhà," - bà Mạnh lên tiếng trước đám đông người ủng hộ tại sân bay.
430 triệu là một con số rất lớn - nhiều hơn dân số của Mỹ và Canada cộng lại, theo lời nhận xét của ông Thận. "Đây là mong muốn của người dân," - ông Thận cho biết. "Tổ quốc sẽ luôn là chỗ dựa vững chắc cho người Trung Quốc."
Theo ông Thận, 400 triệu người dùng Internet Trung Quốc, cao hơn tổng dân số của Mỹ và Canada, bấm nút thích bản tin tường thuật trực tiếp trên nền tảng web và di động của CMG. "Đây là ý nguyện của mọi người" , Chủ tịch CMG nói. "Tổ quốc luôn là chỗ dựa vững chắc cho người dân Trung Quốc".
Trước đó, sự kiện "Công chúa Huawei" về nước đã xác nhận thu hút sự chú ý đặc biệt lớn của người dân Trung Quốc. Trong ngày 25/9, chỉ tính trên mạng xã hội Weibo đã có gần 30 tìm kiếm nóng liên quan đến Mạnh Vãn Chu. Hashtag viral nhất về sự kiện có tới gần 1 tỷ lượt đọc. Mọi phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc tràn ngập hình ảnh và thông tin về bà Mạnh với lượng tương tác cực khủng.
Màn tỏ tình giữa sân bay đông người của chồng "công chúa Huawei" gây sốt, dân mạng cảm thán như "ngôn tình đời thực" Cách thể hiện tình cảm vô cùng dễ thương và ngọt ngào của vợ chồng Mạnh Vãn Chu trên sóng truyền hình trực tiếp khiến nhiều người xem bất ngờ. Ngày 25/9, bà Mạnh Vãn Chu - CFO của tập đoàn Huawei đã hạ cánh xuống sân bay Thâm Quyến, về nước sau gần 3 năm bị quản thúc tại Canada. Việc "đại...