Công chúa Hà Lan từ chối tiền trợ cấp
Công chúa Amalia, người thừa kế ngai vàng Hà Lan, không muốn nhận gần 2 triệu USD trợ cấp một năm sau khi tốt nghiệp trung học.
Amalia, con cả của vua Willem-Alexander vừa tốt nghiệp trung học hôm 10/6, đã viết thư tay gửi Thủ tướng Mark Rutter, bày tỏ nguyện vọng không muốn nhận khoản trợ cấp của nhà nước tới khi bắt đầu thực hiện nghĩa vụ hoàng gia.
“Vào ngày 7/12/2021, tôi sẽ tròn 18 tuổi và theo luật, sẽ được nhận trợ cấp”, Amalia viết. “Tôi cảm thấy không thoải mái bởi tới nay vẫn chưa làm bất kỳ điều gì để xứng đáng với khoản trợ cấp đó, trong khi nhiều học sinh sinh viên khác đang gặp khó khăn hơn, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19″.
Video đang HOT
Công chúa Hà Lan Amalia. Ảnh: AP
Amalia cho hay cô định nghỉ ngơi một năm, sau đó bắt đầu học đại học. Người thừa kế ngai vàng Hà Lan muốn trả lại khoản lương 300.000 Euro một năm (363.000 USD) mà mình sẽ được nhận trong khi vẫn còn là sinh viên, cũng như các khoản trợ cấp khác trị giá 1,3 triệu Euro (1,57 triệu USD) tới khi thực hiện vai trò Công chúa Hà Lan.
Đài truyền hình Hà Lan NOS cho hay quyết định của Amalia đánh dấu lần đầu tiên một thành viên hoàng gia từ chối trợ cấp sinh hoạt và lương miễn thuế.
Chính phủ Hà Lan năm ngoái đồng ý dành 47,5 triệu Euro (57,5 triệu USD) cho ngân sách hoàng gia năm 2021, không bao gồm chi phí cho các chuyến thăm cấp nhà nước hoặc duy tu cung điện. Vua Willem-Alexander nhận lương 998.000 Euro (1,2 triệu USD) và 5,1 triệu Euro (6,17 triệu USD) cho các khoản trợ cấp khác mỗi năm.
Vợ ông, Hoàng hậu Maxima được nhận 1,1 triệu Euro (1,33 triệu USD), còn Thái hậu Beatrix nhận 1,7 triệu Euro (2 triệu USD), còn ngân sách được phân bổ cho công chúa Amelia là 1,6 triệu Euro (1,9 triệu USD). Thủ tướng Rutter đang cân nhắc lại khoản ngân sách này dưới áp lực của các đảng đối lập.
Mỹ bác bỏ cáo buộc dùng tập trận làm vỏ bọc tuồn vũ khí cho Ukraine
Quân đội Mỹ đã phủ nhận cáo buộc của Nga rằng cuộc tập trận chung tại Biển Đen dự kiến tổ chức vào cuối tháng này là vỏ bọc để Mỹ chuyển vũ khí cho Ukraine.
Hàng hoá được đưa lên máy bay tại căn cứ quân sự Dover ở Delaware tham gia nhiệm vụ hỗ trợ an ninh giữa Mỹ và Urkaine trong tháng 5. Ảnh: Newsweek
Tờ Newsweek (Mỹ) đưa tin rằng Washington và Kiev đã xác nhận sẽ tổ chức cuộc tập trận chung Sea Breeze tổ chức từ 28/6 đến 10/7. Sau đó vài ngày, vào 2/6, Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức họp báo. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Igor Konashenkov cho biết Sea Breeze có sự góp mặt của 4.000 binh sĩ, 40 tàu chiến... Trong 27 quốc gia tham dự cuộc tập trận này có Ukraine, Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự hiện diện của thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Biển Đen là đáng lo ngại, nhưng ông Konashenkov lại quan tâm đến một giả thiết khác. Ông Konashenkov đánh giá: "Dưới bỏ bọc tập trận, Mỹ đã lên kế hoạch để 'chuyển tay' Ukraine các vũ khí hiện đại".
Người phát ngôn này nhấn mạnh Bộ Quốc phòng Nga "sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình chuẩn bị, tổ tiến hành tập trận Sea Breeze và nếu cần thiết sẽ có phản ứng đối với tình huống phát sinh dự trên việc đảm bảo an ninh của Nga".
Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Alexander Lukashevich sau đó cũng đưa ra ý kiến cùng quan điểm: "Theo thông tin thu được, Mỹ dự định tuồn vũ khí cho Ukraine dưới bỏ bọc của cuộc tập trận".
Trước các cáo buộc này, người phát ngôn Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ, Kyle Raines nêu rõ: "Mọi thiết bị Mỹ mang đến tham gia Sea Breeze đều được chúng tôi mang trở về. Mỗi năm chúng tôi dự tập trận với nhiều thiết bị quân sự khác nhau nhưng đều mang chúng trở về".
Ông nhấn mạnh Mỹ và đồng minh có quyền được hoạt động tại khu vực Biển Đen và cuộc tập trận Sea Breeze có mục đích "cải thiện tính tương tác đồng thời thúc đẩy an ninh và hòa bình trong khu vực". Ông Kyle Raines nêu bật: "Hải quân Mỹ sẽ duy trì hoạt động tại các vùng biển quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế đồng thời chú ý đến an toàn".
Chiến hạm Mỹ, Hà Lan phối hợp hạ tên lửa phóng từ Anh Tàu hộ vệ Hà Lan cảnh báo sớm cho khu trục hạm Mỹ phóng tên lửa SM-3 đánh chặn tên lửa đạn đạo phóng từ thao trường của Anh. Lực lượng Hải quân Âu - Phi của Mỹ (CNE-CNA) trong thông cáo ngày 1/6 cho biết khu trục hạm USS Paul Ignatius, thuộc lớp Arleigh Burke, hai lần phóng tên lửa đánh chặn...