Công chúa Dubai gửi thư xin cảnh sát Anh cứu chị gái
Công chúa Latifa gửi thư từ nơi bị giam giữ ở Dubai tới cảnh sát Anh, cầu xin họ điều tra vụ bắt cóc chị gái Shamsa.
Latifa cầu xin cảnh sát Cambridgeshire mở điều tra để giải cứu công chúa Shamsa, người bị bắt theo lệnh của Tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid al-Maktoum, người đồng thời là Thủ tướng kiêm Phó tổng thống Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE).
Latifa cho hay chị gái bị bắt khi bỏ trốn khỏi dinh thự của bố ở Surrey năm 2000. Truyền thông Anh đưa tin về bức thư một tuần sau vụ rò rỉ video công chúa Latifa cầu xin được giải cứu khỏi nơi giam giữ ở Dubai hôm 16/2.
“Tôi xin các ngài hãy chú ý tới vụ của chị gái tôi vì điều này có thể giúp chị ấy lấy lại tự do. Chị ấy rất yêu nước Anh, mọi kỷ niệm đẹp của chị đều gắn liền với thời gian ở Anh”, Latifa viết.
“Chị ấy bị giam giữ mà không được liên lạc với ai, không biết bao giờ được thả, cũng không có phiên tòa xét xử hay buộc tội. Chị ấy bị tra tấn bằng cách đâm kim vào gan bàn chân”, cô nói thêm.
Công chúa Shamsa trong bức ảnh không rõ ngày tháng. Ảnh: BBC
Cảnh sát Cambridgeshire cho biết đã nhận được thư của Latifa và coi đây là “một phần của quá trình xem xét điều tra”.
“Đây là vấn đề rất phức tạp và nghiêm trọng mà chi tiết không thích hợp để thảo luận công khai”, phát ngôn viên cảnh sát Cambridgeshire nói.
Công chúa Latifa, 35 tuổi, và chị gái Shamsa có mẹ là Công chúa Houria Ahmed Lamara người Algeria. Vụ công chúa Shamsa biến mất được thẩm phán toàn án tối cao của Anh là Andrew McFarlane ghi nhận hồi tháng 3/2020. Tòa tuyên bố ông Sheikh al-Maktoum đang giam giữ con gái.
Giữa tháng 7/2000, Shamsa, 19 tuổi, được coi là công chúa “cứng đầu”, đã trốn khỏi khu bất động sản Longcross rộng lớn của bố tại Surrey, nơi gia đình thường tới nghỉ mát vào mùa hè. Shamsa không hài lòng khi bố không cho học lên đại học và bất bình trước những vi phạm nhân quyền ở Dubai.
Video đang HOT
Cô lái chiếc xe màu đen Range Rover tới góc sân, lao qua hàng rào tới Chbham Common rồi bỏ xe lại. Ngày hôm sau, nhân viên ở Longcross tìm thấy xe. Họ lập tức mở chiến dịch tìm kiếm, còn Tiểu vương Sheikh al-Maktoum đang ở trường đua ngựa tại Suffolk cũng bay tới Surrey để tìm con.
Mọi nhân lực và phương tiện đều được huy động nhưng không ai tìm thấy gì ngoài chiếc điện thoại mà Shamsa bỏ lại trên xe. Ngày 19/8/2000, Shamsa bị bắt lại khi đang ở ngoài một quán bar tại Cambridge. Tiểu vương đã ra lệnh truy tìm con gái bằng cách nghe trộm điện thoại của bạn bè Shamsa, theo Tòa án Tối cao. Ông thậm chí còn hối lộ đồng hồ Rolex cho một người.
Trong bức thư tay tuồn ra ngoài sau khi bị giam giữ, Shamsa cho hay “bị bố bắt lại thông qua một người mà tôi hay giữ liên lạc. Ông ấy cử 4 người Arab tới bắt tôi”.
“Họ mang theo súng và đe dọa tôi. Họ lái xe chở tôi đến chỗ bố ở Newmarket và tiêm cho tôi hai mũi, bắt tôi uống một nắm thuốc. Sáng hôm sau, trực thăng tới chở tôi về Dubai. Tôi bị nhốt lại. Tôi không còn nhìn thấy ai nữa, kể cả người mà tôi gọi là bố”, cô viết.
Theo một người bạn của Shamsa, các nhân viên ở Longcross phải ký thỏa thuận bảo mật, không được phép khai báo về việc Shamsa mất tích. Tháng 3/2001, cảnh sát Cambridgeshire nhận được điện thoại từ một luật sư người Anh, cho hay ông đại diện cho Shamsa và cung cấp chi tiết về vụ án bắt cóc và đưa lậu người khỏi Anh.
Vụ án được chuyển cho David Beck, khi đó là thanh tra trưởng của lực lượng cảnh sát CID Cambridge.
“Bắt cóc là một hành vi phạm tội nghiêm trọng”, ông nói. “Không phải ngày nào cũng có cáo buộc liên quan tới nguyên thủ một quốc gia được đặt lên bàn một sĩ quan cảnh sát”.
Công chúa Sheikha Latifa bint Mohammed Al Maktoum (trái) và cựu cao ủy nhân quyền LHQ Mary Robinson tại Dubai hồi tháng 12/2018. Ảnh: AP.
Phán quyết của thẩm phán Andrew cho hay luật sư Beck, người cung cấp bằng chứng, đã phỏng vấn bạn bè của Shamsa và nhiều nhân viên của Tiểu vương, để chứng thực câu chuyện.
Tiểu vương cho biết con gái từng bị bắt cóc nên khi con biến mất, họ đã rất lo lắng. “Tôi nhấn mạnh rằng tôi và mẹ của cháu cùng quyết định tìm kiếm con. Khi tìm thấy con, chúng tôi đã vô cùng nhẹ nhõm vì cháu vẫn an toàn”.
Andrew cho rằng tuyên bố này của Tiểu vương đã giúp chứng thực cáo buộc, bởi Tiểu vương xác nhận đã tổ chức tìm kiếm Shamsa. Thẩm phán kết luận “người cha đã thực sự ra lệnh bắt cóc con gái của chính mình và đưa từ Anh tới Dubai”.
Năm ngoái, cảnh sát Cambridgeshire đã khép lại vụ án. “Cuộc điều tra vụ bắt cóc Shamsa Mohammed Bin Rashid Al Maktoum năm 2000 do cảnh sát Cambridgeshire thực hiện năm 2001. Bằng chứng tìm được không đủ để chúng tôi thực hiện thêm bất kỳ hành động nào”.
“Năm 2017, chúng tôi đã đánh giá lại và một lần nữa kết luận không đủ bằng chứng để mở rộng điều tra. Vụ điều tra đã khép lại và chúng tôi không còn liên hệ với nạn nhân”, cảnh sát Cambridgeshire cho biết.
Công chúa Dubai lén quay video trong 'biệt thự nhà tù': Tôi là một con tin
Trong video Đài BBC (Anh) nhận được, công chúa là con gái của tiểu vương Dubai cho biết cô đang bị bắt làm con tin trong một "biệt thự nhà tù" tại Dubai.
Công chúa Dubai, cô Latifa Maktoum, trong đoạn video tự quay lén bằng điện thoại di động gửi tới kênh Panorama của Đài BBC - Ảnh cắt từ video của Independent
Theo báo Independent (Anh), video mà chương trình Panorama của Đài BBC vừa nhận được đã bất ngờ tiết lộ hoàn cảnh thực tế của công chúa Dubai sau 2 năm cô bị chặn lại khi đang trong hành trình trốn khỏi quê nhà.
Công chúa Latifa bint Mohammed Al Maktoum là con gái của tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum - phó tổng thống Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Dubai là một trong bảy tiểu vương quốc của UAE.
Tháng 2-2018, cô Latifa từng tìm cách bỏ trốn khỏi Dubai bằng du thuyền, nhưng kế hoạch bỏ trốn thất bại, nhà chức trách UAE đã chặn được du thuyền chở Latifa trên Ấn Độ Dương.
Gần một năm sau đó, hãng thông tấn nhà nước Wam của UAE phát bản tin nói công chúa Latifa "đang ở nhà và sống cùng gia đình cô tại Dubai". Bản tin cũng phát kèm những hình ảnh cho thấy Latifa đang ở bên cựu cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Mary Robinson.
Tuy nhiên mới đây chương trình Panorama của Đài BBC đã nhận được đoạn video từ công chúa Latifa quay bằng chiếc điện thoại được lén đưa vào tòa biệt thự nơi cô nói mình đang bị giam giữ ở Dubai.
"Tôi là một con tin, tôi đang không tự do. Tôi bị tống giam trong nhà tù này. Sinh mạng tôi không còn nằm trong tay mình nữa", công chúa nói trong video.
Cùng với đó, bà Robinson, cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, cũng tố cáo chuyện bà đã bị hoàng gia Dubai "lừa dối".
Chương trình Panorama của BBC cho biết họ đã "độc lập xác minh" các chi tiết về nơi Latifa bị giam giữ khi cô gửi họ các video.
Theo đó, công chúa Dubai đang bị khoảng 30 cảnh sát canh chừng trong tòa biệt thự với các ô cửa sổ bị đóng chặt kiên cố. Hiện chưa rõ lúc này cô còn ở đó hay không.
Công chúa Dubai, cô Latifa Maktoum - Ảnh: DNAINDIA
Đoạn video do Latifa tự quay và cung cấp cho Đài BBC sẽ phát sóng trong chương trình The Missing Princess (Công chúa mất tích) trên kênh Panorama lúc 20h30 ngày 16-2 giờ Anh. Trong đó Latifa cho biết cô đã bị "giam biệt lập" kể từ sau cuộc trốn chạy bất thành khỏi Dubai 2 năm trước.
Khi đó bạn gái của Latifa là Tiina Jauhiainen đã giúp công chúa Dubai lên một du thuyền để rời khỏi UAE và dự định sống ở nước ngoài.
Một năm sau đó, Tiina Jauhiainen cho biết một người đã liên hệ với cô và giúp cô gửi một chiếc điện thoại vào "biệt thự nhà tù" cho công chúa Latifa.
Tiina Jauhiainen cho biết cô rất lo lắng cho Latifa. "Cô ấy quá xanh xao, cô ấy đã không được thấy ánh sáng mặt trời trong suốt nhiều tháng. Về cơ bản, cô ấy chỉ được di chuyển từ phòng ngủ vào bếp và ngược lại".
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Robinson cũng được mời trả lời phỏng vấn trong chương trình của Panorama phát tối 16-2. Trong đó bà nói đã bị lừa để có cuộc gặp với Latifa năm 2018.
Nhầm củ khoai tây là 'ngón chân người chết' Cảnh sát Anh lùng sục tại một cánh đồng ở miền bắc nước Anh sau khi nhận tin báo về "ngón chân người", song đây là một củ khoai tây. Một người phụ nữ hôm 5/1 báo cho cảnh sát sau khi phát hiện vật thể nghi là "một phần thi thể" ở một cách đồng ở khu vực Winlaton thuộc thị trấn...