Công chúa đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ
Công chúa Như Mai, con gái trưởng vua Hàm Nghi, là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam đỗ thạc sĩ Nông lâm và là thủ khoa, vượt qua cả chục nhà khoa bảng của Pháp.
Năm 1885, Kinh đô Huế thất thủ, quan đại thần Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi rời ra Tân Sở. Tại đây, vua ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân sĩ cả nước giúp vua chống Pháp.
Cuối năm 1888, khi phong trào Cần Vương đang lên cao thì vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, Tôn Thất Thuyết bị giết tại chỗ khi đang ở Quảng Bình. Năm 1889 vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp đưa lên tàu đến Alger (thủ đô Algérie, Bắc Phi) và bị giam lỏng tại làng El Biar.
Chân dung công chúa Như Mai: Ảnh: Tư liệu
Tuy sống ở xứ người, nhưng vua Hàm Nghi rất chịu khó học tiếng Pháp và giữ cách ăn mặc của người Việt Nam với khăn xếp áo dài. Vào năm 1904, vua Hàm Nghi lấy vợ là bà Laloe, con gái chánh án tòa án Alger và sinh được 3 người con, là công chúa Nguyễn Phúc Như Mai (1905-1999), công chúa Nguyễn Phúc Như Lý (1908-2005), hoàng tử Minh Đức (1910-1990).
Trong cuốn “Các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn”, tác giả Tôn Thất Bình viết, công chúa Như Mai được gửi về Paris học, thi vào Đại học Nông lâm, đỗ thứ năm. Suốt thời gian học, công chúa là sinh viên giỏi.
Tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ Nông lâm ở Pháp, công chúa Như Mai trở lại Alger sống với vợ chồng vua Hàm Nghi, sau đó quay lại Pháp làm việc và tiếp tục học thêm, lấy bằng về Hóa học. Bà làm việc tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp, rồi đến tỉnh Dordogne và Correze. Tại tỉnh Correze quê mẹ, công chúa đã mang những gì học được hỗ trợ dân nghèo kỹ thuật trồng trọt nên rất được quý trọng.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết thêm, công chúa Như Mai lúc học đại học có phong cách sống rất đơn giản giống vua Hàm Nghi, cách ăn mặc như phụ nữ Việt Nam, không giống phụ nữ Pháp lúc bấy giờ.
Mặc dù sống ở Correze nước Pháp nhưng công chúa Như Mai luôn nhớ đến tuổi thơ ở biệt thự Gia Long (Alger). Sau khi vua Hàm Nghi mất, bà cùng các em Như Lý, Minh Đức đưa hài cốt vua từ Alger về Pháp an táng trong nghĩa trang gia đình tại làng Thonac tỉnh Dordogne, gần tỉnh Correze. Vợ vua Hàm Nghi là bà Laloe cũng theo công chúa Như Lý, Như Mai về Pháp sinh sống. Năm 1974, vương phi Laloe mất và được an táng trong khu lăng nơi chôn vua Hàm Nghi. Để tỏ lòng chữ hiếu với cha mẹ, công chúa Như Mai không lấy chồng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, trước đây công chúa Như Lý (em gái công chúa Như Mai) lúc còn sống, trao đổi qua điện thoại nói khi về già, công chúa Như Mai sống nhiều năm trong viện dưỡng lão. Sau khi mất, hài cốt của bà được an táng trong nghĩa trang của gia đình, gần mộ vua Hàm Nghi.
Võ Thạnh
Theo VNE
Chiêm ngưỡng bảo vật triều Nguyễn trên đất cố đô Huế
Những bảo vật thể hiện quyền uy của triều Nguyễn sau 71 năm được dời ra Hà Nội (1945-2016) đã quay về Hoàng cung Huế trong cuộc triển lãm Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn.
Kim sách bằng vàng
Sáng nay (6/12), tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc triển lãm Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn.
Các bảo vật được giới thiệu tại triển lãm lần này bao gồm những vật biểu trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế và triều đại như kim bảo, kim ấn, kim sách, bảo kiếm... cùng với những vật dụng phản ánh đời sống sinh hoạt lễ nghi: đồ ăn trầu, văn phòng tứ bảo, cơi thờ, lồng ấp, bộ đồ trà bằng ngọc... tất cả được làm bằng các chất liệu quý hiếm như vàng, ngọc, đá quý, được lưu truyền qua nhiều đời.
Kể từ sau khi triều Nguyễn kết thúc vai trò lịch sử vào năm 1945, các bảo vật của triều Nguyễn được di chuyển ra Hà Nội để đảm bảo an toàn tối đa trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt và được lưu giữ cẩn mật theo đúng Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ lâm thời (Hồ Chí Minh) số 65, ký ngày 23.11.1945 về việc bảo tồn di tích và cấm phá hủy cổ vật.
Đây là lần đầu tiên sau 71 năm, Huế đón nhận số lượng lớn các bảo vật triều Nguyễn về lại với đất cố đô.
Đợt triển lãm bắt đầu từ ngày 6/12 đến 5/1/2017, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, thành phố Huế) và miễn phí tham quan.
Ngọc tỷ truyền quốc (giữa) và bộ ấn vàng triều Nguyễn
Hai bảo kiếm nạm vàng, ngọc rất tinh xảo
Các bảo vật thuộc nhóm đồ sinh hoạt của hoàng triều
2 chiếc ấn Hoàng Hậu chi bảo và Hoàng Thái Hậu chi bảo
Mũ Hoàng Đế thường triều
Mũ Bình Thiên
Theo Nguyễn Phương (Dân Việt)
Dấu tích Quốc Tử Giám dưới triều Nguyễn Với mục đích xây dựng đất nước giàu mạnh, triều Nguyễn đã cho xây dựng Quốc Tử Giám - trường đại học lớn nhất cả nước - để làm nơi đào tạo nhân tài. Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long bắt đầu công cuộc tìm kiếm nhân tài nhằm xây dựng nước nhà giàu mạnh. Một năm sau, vua cho...