Công chúa Campuchia từ chức Phó chủ tịch đảng Funcinpec
Công chúa Norodom Arun Rasmey, con gái cố Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, đã từ chức Phó chủ tịch đảng bảo hoàng Funcinpec, tờ The Phnom Penh Post đưa tin ngày 25.3.
Công chúa Norodom Arun Rasmey – Ảnh: TTXVN
Tờ báo trên cho biết phát ngôn viên đảng Funcinpec Nhep Bun Chin đã xác nhận việc bà Norodom Arun Rasmey từ chức nhưng giới chức đảng này không tiết lộ lý do bà đi đến quyết định trên.
Bà Norodom Arun Rasmey, người đồng thời là Đại sứ Campuchia tại Malaysia, chưa đưa ra bình luận gì, nhưng theo ông Bun Chin, bà từ chức để tập trung vào những nhiệm vụ khác.
“Công chúa rất bận. Không có điều gì đang diễn ra và không ai phải lo lắng việc bà từ chức để tháp tùng Quốc vương”, ông Bun Chin nói, ý đề cập việc bà Norodom Arun Rasmey sẽ đi cùng Quốc vương Norodom Sihamoni sang Bắc Kinh (Trung Quốc) để kiểm tra sức khỏe.
Việc từ chức của bà Norodom Arun Rasmey đã khiến các chuyên gia phân tích đặt nghi vấn về nỗ lực chấn hưng đảng Funcinpec dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Norodom Ranaridh vừa trở về nước hồi đầu năm nay.
Theo ông Bun Chin, công chúa Norodom Arun Rasmey đã nhiều lần xin từ chức nhưng Hoàng thân Ranaridh đã yêu cầu bà ở lại để hỗ trợ ông. Nhiều quan chức Funcinpec đã từ chối bình luận thông tin trên.
Trong khi đó, cố vấn hoàng cung, ông Son Subert, cho rằng việc công chúa Norodom Arun Rasmey rời đảng Funcinpec là “động thái phù hợp” bởi lẽ Funcinpec sẽ khó tồn tại lâu dài nếu không nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen.
Trùng Quang
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Người trả 6400 tỉ đồng cho bức "Hai cô gái Tahiti" là ai?
Mới đây, giới sưu tầm hội họa trên khắp thế giới đã bị sốc khi một bức tranh của danh họa người Pháp Paul Gauguin - bức "Hai cô gái Tahiti" thực hiện hồi năm 1892 - được bán với giá 300 triệu đô la (gần 6400 tỉ đồng)...
Đây được xem là số tiền lớn nhất trong lịch sử từng được trả cho một tác phẩm hội họa. Bên mua bức tranh này là Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar. Đứng đằng sau Liên hiệp này chính là công chúa Qatar - em gái của Quốc vương đương nhiệm.
Bức tranh được danh họa Paul Gauguin vẽ năm 1892. Hiện giờ nó đã thuộc quyền sở hữu của chính phủ Qatar với giá gần 200 triệu bảng.
Năm 2011, chính Qatar cũng đã từng lập kỷ lục thế giới khi chi 160 triệu bảng (5193 tỉ đồng) để mua bức "Hai người chơi bài" của danh họa người Pháp Paul Cezanne. Tại thời điểm đó, con số 160 triệu bảng đã là không tưởng, nhưng hiện giờ, con số đó lại bị phá vỡ một lần nữa bởi chính Qatar.
Qatar - đất nước với trữ lượng dầu mỏ dồi dào trước đây đã từng chi 160 triệu bảng để có được bức "Hai người chơi bài" của danh họa Paul Cezanne. Con số này đã từng lập kỷ lục thế giới.
Trong những năm gần đây, Qatar liên tục mua về những tác phẩm hội họa nổi tiếng của phương Tây với những mức giá gây sốc.
Đơn vị nắm quyền sở hữu bức "Hai cô gái Tahiti" hiện giờ được cho là Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar do em gái của Quốc vương Qatar làm chủ tịch. Năm 2013, công chúa Al Mayassa Bint Hamad bin Khalifa Al-Tani đã đứng đầu top 100 nhân vật quyền lực nhất trong giới hội họa khi chi ra hơn 1 tỉ đô la để mua về những tác phẩm nghệ thuật cho đất nước mình.
Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar do công chúa Al Mayassa Bint Hamad bin Khalifa Al-Tani đứng đầu. Bà là em gái của quốc vương Qatar - một xứ sở dầu lửa nổi tiếng giàu có trên thế giới.
Việc Qatar chi ra một số tiền lớn để sở hữu bức "Hai cô gái Tahiti"được coi là một việc làm táo bạo khi nước này đang phải dồn lực để chuẩn bị đăng cai tổ chức World Cup 2022. Việc Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar vẫn không ngừng chi ra bộn tiền để mua về những tác phẩm hội họa đắt giá nhất thế giới trong vài năm qua đã khiến thế giới phải kinh ngạc.
Đứng đằng sau Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar là công chúa Qatar -Al Mayassa bint Hamad bin Khalifa Al Thani - một phụ nữ từng du học ở Mỹ và là em gái của quốc vương Qatar.
Công chúa Qatar trong những năm gần đây bất ngờ trở nên nổi tiếng trong giới sưu tầm nghệ thuật, cô là người rất đam mê và quyết đoán trong việc sưu tầm hội họa, luôn có khát khao mở rộng bộ sưu tập của đất nước mình bằng bất cứ giá nào (theo đúng nghĩa đen).
Trong một cuộc phỏng vấn gần đầy, công chúa đã nói rằng: "Điều duy nhất và mãi mãi còn tồn tại từ những nền văn minh vĩ đại nhất và những lịch sử hào hùng nhất, chính là những công trình và các tác phẩm nghệ thuật".
Danh tiếng của công chúa Mayassa bắt đầu "tăng vùn vụt" từ năm 2011 khi cô xuất hiện trong danh sách 100 nhân vật quyền lực nhất thế giới hội họa ở vị trí 90. Năm 2012, cô ngoạn mục vươn lên vị trí 11. Năm 2013, công chúa đã dẫn đầu bảng. Năm 2014, tạm lùi xuống vị trí thứ 13. Trong năm 2015 này, có nhiều dấu hiệu, Mayassa sẽ lại vươn lên top dẫn đầu khi ngay từ đầu năm cô đã mua về một bức tranh trị giá tới 300 triệu đô la.
Mới ngoài 30, nhưng công chúa Mayassa đã sớm trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới hội họa.
Không ai biết chính xác từ trước đến nay công chúa Mayassa đã chi tổng cộng bao nhiêu tiền cho việc mua các tác phẩm hội họa, kể từ khi cô trở thành Chủ tịch của Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar.
Được bổ nhiệm từ năm 2006, Mayassa đã vạch ra kế hoạch giúp đất nước Qatar không chỉ là một cường quốc dầu lửa có tầm ảnh hưởng về mặt quân sự trong khu vực Trung Đông, mà còn nổi tiếng trên thế giới là một quốc gia nắm giữ nhiều siêu phẩm hội họa đỉnh cao.
Chính sự tham gia của Qatar vào các thương vụ chuyển nhượng tác phẩm hội họa đã làm mức giá trả cho các tác phẩm này tăng lên vùn vụt.
Các chuyên gia trong giới khẳng định rằng khi Qatar hoàn tất cơ bản việc sưu tầm tác phẩm nghệ thuật và dần dần rút lui khỏi thị trường, họ sẽ để lại một khoảng trống không ai có thể lấp đầy trở lại.
Hiện tại, Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar đã thành lập nên 3 viện bảo tàng cấp quốc gia nằm ở thủ đô Doha. Tuy vậy, đây mới chỉ là khởi đầu của kế hoạch lâu dài bởi công chúa Mayassa đang có tham vọng biến thành phố Doha trở thành một trung tâm nghệ thuật với những viện bảo tàng hàng đầu thế giới giống như New York hay Paris.
Con số các viện bảo tàng nghệ thuật được mở ra trong tương lai ở Doha sẽ là gần 20 viện bảo tàng với những chủ đề nghệ thuật đa dạng.
Qatar không che giấu tham vọng trở thành một trung tâm quốc tế trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả văn hóa, du lịch. Nếu muốn hấp dẫn du khách tìm đến với một quốc gia, người ta cần có lý do để khiến du khách muốn đến. Qatar hiện đang ráo riết chuẩn bị cho những chiến lược của mình, trong đó có những viện bảo tàng nghệ thuật hàng đầu thế giới.
Công chúa Mayassa từng nói: "Để có được hòa bình, chúng ta cần tôn trọng văn hóa của nhau. Những người ở thế giới phương Tây vẫn chưa hiểu về Trung Đông. Cho đến giờ họ vẫn thường chỉ biết đến Bin Laden...".
Trong tương lai, mà thực tế là ngay cả ở hiện tại, thế giới phương Tây đã bắt đầu phải "ngả mũ" trước khả năng chi tiền bạo tay của Qatar để có được các siêu phẩm hội họa.
Bích Ngọc
Theo Dantri/Tổng hợp
Lộng lẫy yến tiệc hoàng gia mừng các chủ nhân giải Nobel Ngày 10/12, hoàng gia Thụy Điển đã mở bữa yến tiệc linh đình, chiêu đãi các chủ nhân giải Nobel 2014 sau lễ trao đầy giải long trọng. Buổi lễ trao giải Nobel năm nay có sự tham của toàn bộ các nhà vua, nữ hoàng, công chúa và hoàng tử của các quốc gia khu vực Scandinavia, khiến sự kiện đầy danh...