Cống bung nắp, hàng nghìn gốc mai Thủ Đức bị nhấn chìm
Người dân phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức (TP HCM) “đứng ngồi không yên” vì hàng nghìn gốc mai và hoa màu đang bị ngập dù không mưa hay triều cường.
Ông Vân bên gốc mai chìm trong nước. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ngày 26/2, ông Trương Hoàng Vân, người dân khu phố 5 phường Hiệp Bình Phước cho biết, chiều qua ông và nhiều người phát hiện nắp cống Tư Mậu gần vườn mai bị tháo gỡ bất thường. Nước sông Sài Gòn tràn vào khu dân cư ào ạt.
“Gia đình tôi có hơn 4.000 gốc mai bị ngập, đến sáng nay nước chỉ rút khoảng 5 cm. Tôi lo quá, mai sẽ chết hết nếu nước rút chậm”, ông Vân nói.
Hàng xóm của ông Vân, ông Trường Minh Châu ngồi buồn so. “Gia đình tôi có 2.000 gốc mai bị nhấn chìm. Vị trí xảy ra sự cố nằm trong khu vực đang san lấp mặt bằng của công ty gần đây nhưng chưa thấy họ tới gặp các hộ dân để giải quyết”.
Video đang HOT
Đại diện khu phố 5 và UBND phường Hiệp Bình Phước đã làm việc với 8 hộ dân trồng mai bị ảnh hưởng. Tổng cộng có gần 8.000 m2 vườn mai bị ngập nước, nhiều thửa hoa màu cũng bị nhấn chìm.
“Trước mắt, chúng tôi ghi nhận ý kiến các hộ dân và sẽ báo cáo với lãnh đạo UBND phường để có phương án giải quyết cụ thể”, đại diện khu phố 5 nói.
UBND phường Hiệp Bình Phước huy động máy bơm cứu vườn mai bị ngập. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đến 12h, một số công nhân của công ty – nơi nắp cống Tư Mậu bị tháo – đã huy động máy bơm cùng lực lượng phường Hiệp Bình Phước hút nước ra ngoài để cứu các vườn mai. Cống Tư Mậu vẫn chìm trong nước, không thể quan sát.
Khu vực xảy ra sự số là nơi trồng mai lâu đời của Sài Gòn, cung cấp mai cho thị trường TP HCM và các tỉnh lân cận dịp tết.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Hơn 320 tỷ đồng cải tạo 4.000 m cống cũ ở TP HCM
Hệ thống hơn 4.000 m cống thoát nước cũ được TP HCM đề xuất cải tạo bằng công nghệ không đào hở với tổng kinh phí 324 tỷ đồng.
Theo công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP HCM đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở với tổng vốn khoảng 324 tỷ đồng, trong đó khoảng 300 tỷ đồng là vốn ODA của Nhật Bản.
Dự án sẽ thi công phục hồi khoảng 4.000 m tuyến cống cũ các loại xuống cấp tại khu vực trung tâm thành phố; thơi gian thưc hiên dư kiên từ năm 2017 đến hết năm 2020.
Trên địa bàn TP HCM hiện có nhiều hệ thống cống thoát nước cũ đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Trung Sơn
Vị trí các cống cũ được phục hồi nằm ở khu vực quận 1 và 3 nhằm mục tiêu giảm các sự cố liên quan đến hệ thống thoát nước, giảm rủi ro việc sụt lún mặt đường...
UBND thành phố cho biết, với phương pháp đào không hở, diện tích chiếm dụng mặt đường để thi công không nhiều; đường sử dụng được cả trong quá trình thi công, trường hợp thi công vào ban đêm đường vẫn có thể sử dụng bình thường vào ban ngày; không cần quan tâm đặc biệt đến các công trình ngầm tiện ích hiện hữu...
Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP HCM, trên địa bàn thành phố có khoảng 100 km cống vòm cũ do người Pháp xây dựng. Hầu như tất cả đều đã bị xuống cấp cần thay thế, sửa chữa. Tuy nhiên, để thực hiện cần số tiền rất lớn nên phải ưu tiên thay thế đoạn nào bị hư hỏng nặng nhất.
Hệ thống cống vòm tại Sài Gòn do người Pháp xây dựng từ năm 1870. Cống lớn nhất có bề ngang 2,35 m, cao 1,8 m và nhỏ nhất có tiết diện là 0,5 m x 0,5 m. Ở khu vực trung tâm thành phố, các đường Pasteur, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Phó Đức Chính, Lê Công Kiều... cống vòm có tiết diện trung bình 0,8 m x 1,6 m.
Tình trạng xuống cấp trầm trọng của hệ thống cống này được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vụ sụt lún mặt đường trên địa bàn TP HCM.
Hữu Nguyên
Theo VNE
TP HCM có thể xây nhà 100 triệu ở Thủ Đức và Nhà Bè Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn nói rằng, thành phố chỉ có thể xây nhà giá 100 triệu đồng ở KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và Linh Trung (quận Thủ Đức). Ngày 8/2, họp về kế hoạch trong năm, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Trần Trọng Tuấn cho biết, đơn vị đang hoàn thành một số hồ sơ...