Công bố Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam
Sau thời gian triển khai hành trình tìm kiếm, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam (lần 1 – 2013). Danh sách được sắp xếp theo thứ tự a,b,c… theo tên các tỉnh.
Cốm xanh – Hà Nội
Nghề làm cốm vất vả nhất là công đoạn rang lúa. Rang lúa sao cho vừa lửa, hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp chày nhẹ và đều, sao cho cốm mịn và dẻo. Vào những chiều thu, vào làng cốm ta sẽ được thưởng thức cái hương thơm ngọt ngào lan tỏa, cùng tiếng chày giã cốm thậm thịch thâu đêm. Từ cốm, người Hà Nội có thêm bánh cốm và chè cốm… những món ăn không kém phần thi vị bởi cái dẻo thơm của cốm, bùi đậm của đậu xanh, sần sật của sợi dừa xắt mỏng.
2. Bánh phu thê – Bắc Ninh
Bánh phu thê được làm từ loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Gạo đem vo sạch, để ráo nước và dùng cối giã chứ không được xay bằng máy. Sau đó, lọc lấy tinh bột gạo đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh. Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kỹ đãi sạch vỏ. Đem hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong nhân bánh có 4 hạt sen được đặt ở 4 góc.
14. Cà phê Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk
Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những thương hiệu nổi tiếng của cà phê Việt Nam. Tuy cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (năm 1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk, xuất phát từ Buôn Ma Thuột chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của người Pháp. Hiện tại theo số liệu niên giám thống kê cách đây vài năm, Đắk Lắk có 174.740 ha cà phê. Đắk Lắk cũng là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê trung bình cao nhất thế giới 2,5 tấn/ha.
15. Nem lai Vung – Đồng Tháp
Nghề làm nem phát triển mạnh ở xã Tân Thành, xã Long Hậu, thị trấn Lai Vung và được xem là làng nghề truyền thống lâu năm nhất ở Đồng Tháp. Cách làm và chế biến nem khá công phu. Thịt nạc lọc hết gân, mỡ, xắt mỏng cho vào cối, thêm đường, muối vừa đủ và xay nhuyễn. Xay xong cho da heo (bì), thính vào trộn, không quên rắc vài hạt tiêu và miếng tỏi xắt mỏng. Nem được gói vào lá chùm ruột hay lá vông non, bên ngoài bọc một lớp lá chuối. Mức độ lên men, chua mau hay chậm là do lớp lá bọc bên ngoài dày hay mỏng.
23. Bánh đậu xanh – Hải Dương
Nguyên liệu để chế biến bánh gồm: Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Tất cả đều phải được chọn lọc và chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, màu sắc của nhãn, phải được xem xét cẩn thận để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh. Bánh được đóng theo cách: 10 khẩu mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1 cm) nặng 45 gam.
28. Tỏi Lý Sơn – Quảng Ngãi
Địa danh huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) không chỉ gắn liền với quê hương của Hải đội Hoàng Sa, mà đảo tiền tiêu này còn nức tiếng với sản vật hành tỏi có hương vị đậm đà, thơm ngon không đâu sánh bằng. Huyện đảo Lý Sơn từ lâu nổi tiếng với nghề trồng tỏi. Tỏi Lý Sơn nức tiếng thơm ngon, mang hương vị đặc trưng của một vùng đất tiền tiêu của Tổ quốc.
Video đang HOT
46. Chè san tuyết Suối Giàng – Yên Bái
Nằm trên độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, khí hậu của Suối Giàng tương tự như Sa Pa, Đà Lạt. Du khách đến đây có thể trèo lên những cây chè san tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi, hái những búp chè xanh non. Ngay từ những năm 60, thống kê có tới gần 40.000 cây chè san tuyết cổ thụ có từ 200 tuổi, đến 300 tuổi, còn những cây hàng trăm tuổi trở xuống thì nhiều không kể xiết. Giống chè san tuyết càng già, thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt một vẻ đẹp tự nhiên là điều thích thú cho những ai ham thích tự nhiên.
Các đặc sản còn lại trong Top 50 gồm: Đường thốt nốt và khô cá lóc – An Giang, Cá thu một nắng và mứt hạt Bàng – Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hạt điều – Bình Phước, Mực một nắng và nước mắm Phan Thiết – Bình Thuận, Tôm khô – Cà Mau, Khô mè Cẩm Lệ – Đà Nẵng, Măng Le khô – Đắk Lắk, Bánh phồng tôm Sa Giang – Đồng Tháp, Mật ong – Gia Lai, Táo mèo – Hà Giang, Măng đắng – Hòa Bình, Tương bần – Hưng Yên, Nước mắm nhỉ Nha Trang và yến sào – Khánh Hòa, Nước mắm Phú Quốc và tiêu Phú Quốc – Kiên Giang, Sâm Ngọc Linh – Kon Tum; Atisô, chè Bảo Lộc và mứt Đà Lạt – Lâm Đồng, Kẹo sìu châu – Nam Định, Nhung hươu và tương Nam Đàn – Nghệ An, Nem Yên Mạc – Ninh Bình, Kẹo mạch nha và quế Trà Bồng – Quảng Ngãi, Chè vằng – Quảng Trị, Bánh in và bánh pía – Sóc Trăng, Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng – Tây Ninh, Chè – Thái Nguyên, Chè lam Phủ Quảng – Thanh Hóa, Mè xửng và tôm chua – Huế, Bánh cáy – Thái Bình, Kẹo cu đơ – Hà Tĩnh, Chè đắng – Cao Bằng.
Hồng Nhung
Theo Dantri
Thịt lợn tiêm thuốc an thần, bún tẩy hóa chất đầu độc người tiêu dùng
Bún được tẩy trắng bằng hóa chất, thịt lợn tiêm thuốc an thần để tăng trọng, thạch đen bẩn, đá sạch và nước tinh khiết làm từ nước giếng... là những thông tin tiêu dùng xôn xao dư luận tuần qua.
Thịt lợn bơm nước, tiêm thuốc an thần
Mánh khóe của các gian thương này là bơm nước trực tiếp vào hệ tiêu hóa của heo cho đến khi căng tròn khiến heo không đứng được phải ngã lăn quay ra sàn.
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau vừa bắt quả tang hàng loạt lò mổ bơm nước lã, thậm chí cả thuốc an thần Prozil (loại thuốc truyền mê, dùng trong phẫu thuật) vào đàn lợn nhằm "tăng trọng khẩn cấp" trước khi xẻ thịt bán ra thị trường.
Ông Cao Mạnh Hùng, thanh tra viên (Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau), cho biết, đối với heo có trọng lượng 100kg, nếu không bơm nước, số lượng thịt cho ra sau khi giết mổ khoảng 84kg, còn khi bơm nước vào thì số lượng thịt sẽ tăng lên hơn 90kg. Bằng hình thức này, các chủ cơ sở kinh doanh thu lợi từ 400.000 đến 500.000 đồng/con.
Thịt lợn bị bơm nước có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng (Nguồn: VietQ.vn)
Theo tìm hiểu, tiêm thuốc an thần Prozil cho lợn không chỉ xảy ra ở Cà Mau mà còn xuất hiện ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở khu vực phía Bắc, rất nhiều lò mổ lợn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình cũng nằm trong diện nghi vấn sử dụng loại thuốc an thần Prozil.
Theo dư luận, có rất nhiều lò giết mổ "chính quy" cũng lén lút sử dụng "công nghệ" này. Lợn tiêm thuốc an thần để lâu miếng thịt vẫn tươi, bắt mắt, dễ bán hơn so với thịt thường. Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau nó là nhiều hiểm họa đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Lợn tiêm thuốc an thần để lâu miếng thịt vẫn tươi, bắt mắt - (Ảnh minh họa: kinhtenongthon)
Mỗi lọ thuốc an thần Prozil được bán với giá 15.000 đồng (lọ 20ml); mỗi con lợn trước khi xuất chuồng thường được các chủ lò mổ tiêm khoảng 2ml thuốc. Các chuyên gia y tế cho biết, việc lạm dụng, sử dụng bừa bãi thuốc an thần rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Nếu dư lượng thuốc chưa được lợn đào thải hết, ăn phải loại thịt lợn này, dư lượng thuốc sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa; nếu người liên tục ăn phải thịt lợn có thuốc an thần sẽ gây các bệnh về thận, thần kinh... Thế nhưng, vì lợi nhuận mà không ít chủ lò mổ đã bất chấp tất cả, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.
Nước mắm "hảo hạng" chế từ phẩm màu và chút mắm cốt
Nước mắm là loại gia vị truyền thống của Việt Nam, theo ước tính, mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 16ml nước mắm/ngày, song chất lượng nước mắm lại đang khiến người tiêu dùng lo lắng.
Hiện nay, trên thị trường không chỉ có ở Hà Nội, mà một số tỉnh thành khác xuất hiện rất nhiều "đầu nậu" thu gom và buôn bán loại nước mắm rẻ tiền, chỉ có 5.000 đồng/lít. Nhưng điều đáng nói là những loại nước mắm này được quảng cáo là loại thượng hạng với những thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, Tiền Hải...
Nước mắm "thượng hạng" được pha trong những bình lớn (Nguồn: VietQ.vn)
Theo một người làm mắm lâu năm tại Cát Hải, Hải Phòng, loại nước mắm 5.000 đồng/lít là loại đã được các "con buôn" pha trộn, đem bán để lấy lời. Chỉ một chai nước mắm nguyên chất có thể pha thành 20 chai nước mắm thành phẩm để bán ra thị trường. Chỉ cần dùng nước muối đun sôi, lọc sạch cặn bã rồi pha với chút nước mắm cá cơm nguyên chất. Với tỷ lệ một phần cốt bốn phần nước thì sẽ vừa ngon vừa có mùi nước mắm, đảm bảo màu không đổi, không bị thối dù để cả năm.
Sau đó rót ra những chai nước mắm nhãn hiệu quen thuộc bán cho khách hàng (Nguồn: VietQ.vn)
Ngoài công thức trên các thương gia còn sử dụng chất bảo quản acid clohydric chỉ dùng khoảng 1g/lít nước, chất tạo ngọt là đường hóa học Cyclamte, Saccharin thì 1-2 mg/lít nước. Phẩm màu công nghiệp cũng được tận dụng vì cho màu sắc bắt mắt, với loại nước mắm rẻ như... nước lã thì hầu hết các cơ sở thường dùng phẩm màu Trung Quốc trong quá trình pha trộn.
Cua nuôi hóa cua đồng nhờ bùn đất
Trong những ngày hè nắng nóng, giá cua cứ tăng vùn vụt. Nắm bắt được thị hiếu của các bà nội trợ chỉ lựa mua cua đồng nên các tay buôn cua đã trộn bùn đất vào cua nuôi để đánh lừa chị em. Ngoài ra, để tăng thêm độ tin cậy, người bán còn "om" cua rởm đến 2, 3 ngày mới bán 1 lần, vì một lý do đơn giản "nếu ngày nào cũng bán thì người mua như các chị có tin là cua đồng, cua móc thật không?"
Cua trộn bùn được bán giá cao hơn và đắt khách hơn so với cua thường (Nguồn: Infonet.vn)
Cua rởm trộn bùn được bán với giá cao hơn và đắt hàng hơn hẳn so với những hàng cua trông sạch sẽ. Giá cua trộn bùn khoảng 150.000 đồng/kg, trong khi đó, cua sạch thì có giá 130.000-140.000 đồng/kg
Tẩy trắng bún bằng chất huỳnh quang
Ngày 7/6, phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Tây Ninh đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh.
Kết quả giám định cho thấy, thay vì sử dụng các chất tẩy trắng dùng cho thực phẩm theo danh mục phụ gia của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất bún lại sử dụng chất huỳnh quang (tinopal) để sợi bún trắng bóng, bắt mắt.
(Nguồn: vtc.vn)
Tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi huỳnh quang (tinopal) là một loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.
Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết sử dụng huỳnh quang làm sáng bóng thực phẩm rất hại cho cơ thể vì nó chứa nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, gây ra các bệnh mãn tính, khiến người hay mệt mỏi, uể oải, có nguy cơ gây ung thư.
Thạch đen bẩn tràn ngập thị trường
Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), đầu giờ sáng là thời điểm tiểu thương tập kết và chuẩn bị vận chuyển thạch đen. Các xô thạch đều không được che đậy, mặt tiếp xúc với môi trường chuyển màu, bám đầy bụi.
Mỗi xô nặng 10kg, giá bán 100.000 đồng được các tiểu thương mua về bán hàng giải khát hoặc phân phối đi các chợ, cửa hàng trên địa bàn Hà Nội.
Những xô thạch đen bẩn này đang tràn ngập các quán hàng giải khát mùa hè (Nguồn: Dân Việt)
Những xô thạch đen được xếp đầy trên vỉa hè, khách mua sẽ đổ thạch vào túi nylon để mang về. Ngày hè nắng gắt có thể xảy ra tình trạng "cháy hàng". Chỉ trong vài tiếng buổi sáng và đến đầu giờ chiều, hàng chục xô thạch đã bán hết veo, chưa kể đến số hàng được phân phối buôn đi các chợ nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Những cửa hàng bán chè, tào phớ đắt khách có thể bán vài chục kg thạch đen mỗi ngày. Trời càng nắng nóng thì sức tiêu thụ càng lớn.
Không chỉ thạch đen, một số mặt hàng như mứt quả sơri, bánh, chuối khô... cũng đựng trong túi nylon hoặc chậu rồi đặt chỏng chơ không che đậy ngay vỉa hè nhiều người qua lại.
Đá sạch, nước đóng bình xử lý sơ sài từ nước giếng khoan
Ngày 6/6 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm TP. Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm tại cơ sở sản xuất đá sạch Ngọc Hường (số 85 đường Trung Văn, xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội).
Cụ thể, nền xưởng sản xuất bẩn, túi nylon đóng gói đá viên thành phẩm để đầy trên mặt ghế và chậu bụi bẩn, rải dưới nền xưởng. Toàn bộ công nhân không có trang phục bảo hộ. Theo các nhân viên, cơ sở này sử dụng nguồn nước giếng khoan để sản xuất đá viên và đã hoạt động hơn 1 năm nay, mỗi ngày hè, họ cho ra lò 7-8 tấn đá viên. Đoàn kiểm tra đã tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở Ngọc Hường.
Xưởng sản xuất đá viên bừa bộn như nhà kho. (Ảnh: An ninh thủ đô)
Ngoài ra, qua kiểm tra một sở sản xuất nước đóng bình tại đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cơ quan chức năng đã phát hiện nước đóng bình ở đây chỉ là nước giếng khoan được xử lý qua hệ thống hết sức sơ sài. Công nhân sản xuất không hề có trang phục bảo hộ lao động theo quy định. Thậm chí, ngay cả những chủ cơ sở sản xuất nước đóng bình, nước tinh khiết cũng hoàn toàn mù tịt về quy trình sản xuất.
Bể nước giếng khoan ngay trong xưởng sản xuất. (Ảnh: An ninh thủ đô)
Theo afamily
Phẩm màu + chất bảo quản = "Nước mắm hảo hạng" Nước phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản cùng một tỷ lệ rất nhỏ nước mắm cốt pha trộn vào nhau để cho ra một loại "nước mắm hảo hạng" giá chỉ 5000 đồng/ lít. Hiện nay trên thị trường không chỉ có ở Hà Nội, mà một số tỉnh thành khác xuất hiện rất nhiều "đầu nậu" thu gom và buôn...