Công bố toàn bộ cáo trạng “bầu” Kiên, tạm đình chỉ vụ án đối với bị cáo Trần Xuân Giá
Sau khi dừng hội ý vào cuối buổi sáng, chiều 20.5, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính thay mặt HĐXX đọc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá và phiên toà tiếp tục diễn ra.
Trong phiên xét xử buổi chiều ngày 20.5, phiên tòa bắt đầu phần xét hỏi. Mở đầu, đại diện Viện kiểm sát công bố cáo trạng truy tố các bị cáo tại tòa.
Theo cáo trạng, “bầu” Kiên là cổ đông của Ngân hàng ACB từ năm 1993. Tại ngân hàng này, gia đình của “bầu Kiên” sở hữu hơn 937 triệu cổ phần của ngân hàng ACB, chiếm 9,03% vốn điều lệ, trong đó ông Nguyễn Đức Kiên sở hữu hơn 31,5 triệu cổ phiếu, chiếm 3,37%.
Ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB từ năm 2003 đến tháng 8.2012 và đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB nhiệm kỳ từ 1994 – 2008.
Đến cuối năm 2007, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB nhưng đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB ra quyết định thành lập Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB, do Kiên là Phó Chủ tịch.
Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, được cung cấp đầy đủ các tài liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB.
Như vậy, tuy không giữ chức danh do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y nhưng với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động, quản trị, điều hành Ngân hàng ACB.
Viện Kiểm sát cho biết, ông Nguyễn Đức Kiên thành lập, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của 6 công ty. Thông qua việc chỉ đạo, điều hành hoạt động đối với các công ty nêu trên và lợi dụng vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng, ông Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm đã thực hiện các hành vi phạm tội gồm: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “Trốn thuế”; “Kinh doanh trái phép”.
Theo cáo buộc của VKS: Đối với Kinh doanh trái phép, từ ngày 15.5 đến ngày 3.8.2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21.500 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên.
Video đang HOT
Đối với tội Trốn thuế, cáo buộc của VKS cho biết, lợi dụng chính sách của Nhà nước về việc miễn thuế thu nhập cá nhân, Kiên với thủ đoạn ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính để trốn thuế hơn 25 tỉ đồng.
Trong tội trốn thuế, vợ và em gái của bầu Kiên là Đặng Ngọc Lan và Nguyễn Thúy Hương được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo cáo trạng, hành vi của Lan và Hương chưa cấu thành tội phạm do hai người này không biết, không tham gia và chỉ làm theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên.
Vợ Bầu Kiên cũng có mặt trong phiên xét xử ngày 20.5
Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Đức Kiên và hai đồng phạm là Trần Ngọc Thanh (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) và Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) đã có hành vi gian dối, chiếm đoạt tiền của Công ty Cổ phần TNHH Một thành viên Thép Hòa phát.
Đối với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Kiên cùng các bị cáo: Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn đã gây thiệt hại cho ngân hàng ACB số tiền hơn 718 tỷ đồng.
Trong tội Cố ý làm trái, các bị cáo còn bị cáo buộc việc thống nhất, ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và hành vi tổ chức thực hiện việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB của bị can Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ là làm trái quy định tại điều 29, quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24.4.2007 của Bộ Tài chính và đã gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền gần 687 tỷ đồng.
Cáo trạng cũng cho biết, về tài sản kê biên trong quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã kê biên 3 bất động sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên sở hữu gồm: Nhà và đất tại số 5, Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận, TPHCM; Nhà và đất ở tại số 22, Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP HCM; Ngoài ra còn kê biên hơn 2.400m2 đất tại 78/6 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Ngân hàng ACB phong tỏa, quản lý toàn bộ số cổ phiếu, cổ phần do Nguyễn Đức Kiên và người thân đang sở hữu tại Ngân hàng ACB.
Ngoài ra, hành vi của ông Nguyễn Văn Hòa – Kế toán trưởng Ngân hàng ACB; ông Đỗ Minh Toàn – nguyên là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; ông Nguyễn Ngọc Chung – quyền Tổng giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB có dấu hiệu của tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuy nhiên xét hành vi của các bị cáo, trong quá trình điều tra, các ông này đã có thái độ khai báo thành khẩn nên VKS nhân dân Tối cao cho rằng chưa cần thiết phải xử lý hình sự. Cơ quan điều tra đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra, xác định sai phạm và đề nghị xử lý các cá nhân tại các ngân hàng có liên quan đến vụ án này.
Theo Laodong
Vụ án bầu Kiên: Không có người bị thiệt hại?
Có 3 trong số 4 tội danh có liên quan đến việc xác định thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên, theo luật sư, chưa có bên nào yêu cầu bồi thường.
Vụ án bầu Kiên đã được mở lại vào sáng 20/5/2014, có 4 tội danh mà các bị cáo đã bị truy tố trước tòa: Kinh doanh trái phép, trốn thuế (với ông Kiên), lừa đảo chiếm đoạt tài sản (với ông Kiên cùng 2 cá nhân khác), cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng (ông Kiên cùng các cá nhân nguyên thành viên TT HĐQT ACB).
Có 3 trong số 4 tội danh trên có liên quan đến việc xác định thiệt hại về tài sản là trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Theo quy định pháp luật, bên bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội được xác định là người bị hại, nguyên đơn dân sự.
Bầu Kiên tại phiên tòa sáng 20/5
Trong phần thủ tục phiên tòa ngày 16/5/2014 và ngày 20/5/2014, việc xác định đơn vị bị thiệt hại, nguyên đơn dân sự trong vụ án này đã được các luật sư nêu ra với nhiều nội dung đáng lưu ý.
Ngân hàng ACB được TAND TP. Hà Nội xác định tham gia phiên tòa này với tư cách nguyên đơn dân sự. Kết luận điều tra, Cáo trạng nêu hành vi cố ý làm trái của bầu Kiên cùng các cá nhân gây thiệt hại cho ACB.
Tuy nhiên, theo các luật sư, ACB khẳng định không hề bị thiệt hại trong vụ án này, chưa hề có một văn bản nào yêu cầu các bị cáo bồi thường, theo quy định pháp luật ACB không phải là nguyên đơn dân sự.
Đối với khoản tiền 718 tỷ gửi tại Ngân hàng Công thương, ACB yêu cầu Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm hoàn trả, hiện vụ việc chưa được phán quyết bởi một bản án có hiệu lực pháp luật.
Các luật sư đề nghị đưa Ngân hàng Công thương tham gia tố tụng để xác định trách nhiệm hoàn trả tiền của Ngân hàng Công thương với ACB.
Với Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát, đơn vị được xác định bị thiệt hại do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bầu Kiên. Theo luật sư Vũ Xuân Nam, việc xác định tư cách nguyên đơn dân sự của Công ty Thép Hòa Phát trong phiên tòa này là không phù hợp vì Công ty này cũng khẳng định không bị thiệt hại tài sản vì hành vi của bầu Kiên, đồng thời không hề có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với ông Kiên.
Về hành vi được cho là trốn thuế tại Công ty B&B, Chi cục Thuế quận Đống Đa, Hà Nội được xác định là nguyên đơn dân sự, Công ty B&B là bị đơn dân sự. Theo ý kiến của các luật sư bảo vệ cho ông Kiên, hồ sơ vụ án không hề có văn bản nào của cơ quan thuế xác định cụ thể số thuế còn thiếu và yêu cầu Công ty B&B nộp hoặc bồi thường tiền thuế phải nộp.
Công ty B&B cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào của cơ quan thuế yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thuế. Bản giám định về thuế trong vụ án cũng không xác định số tiền trốn thuế là bao nhiêu.
Công ty B&B cũng có văn bản đề nghị cơ quan thuế hướng dẫn kê khai và thông báo cho Công ty B&B biết số thuế phải nộp của Công ty là bao nhiêu, hiện vẫn không được trả lời. Do đó, việc xác định tư cách nguyên đơn dân sự của Chi cục Thuế quận Đống Đa là không phù hợp.
Các luật sư đều viện dẫn điều 52 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự quy định nguyên đơn dân sự là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Cả 3 trường hợp trên đều không có thiệt hại và không có đơn yêu cầu, do đó không thể xác định tư cách nguyên dân sự đối với cả 3 đơn vị trong 3 tội danh trên.
Siêu lừa Huyền Như tại phiên tòa sáng 20/5/2014
Trong phiên tòa diễn ra ngày 16/4/2014 và 20/5/2014, trả lời về các nội dung trên, Hội đồng xét xử nêu sẽ xem xét và thay đổi tư cách tham gia tố tụng của các cá nhân, tổ chức mà các luật sư đã kiến nghị trong quá trình xét xử nếu thấy cần thiết.
Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, việc xác định tư cách tham gia tố tụng phải đúng luật và phải được thực hiện tại tất cả các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử), xác định rõ trước khi xét xử.
Nếu quá trình điều tra, truy tố trước đó xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của các đơn vị bị thiệt hại, thì sẽ ảnh hưởng đến việc xác định hành vi phạm tội của các cá nhân bị truy tố trong vụ án.
Theo Đất Việt
Bầu Kiên bị truy tố 4 tội, án cao nhất là chung thân Lúc 14h chiều nay (20/5), phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng phạm tiếp tục làm việc với phần xét hỏi. Trong phiên tòa sáng nay, tòa đã quyết định tạm đình chỉ vụ án với ông Trần Xuân Giá. Sau 1 giờ đồng hồ làm việc, đại diện VKS công bố cáo trạng tại tòa cho thấy: Nguyễn Đức Kiên ("bầu"...