Công bố thanh tra quá trình cổ phần hoá, sáp nhập Mediplast-Vinamed
Hôm nay (22/3) tại trụ sở Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed); việc thoái vốn Nhà nước và việc sát nhập Công ty cổ phần Nhựa y tế (Mediplast) vào Vinamed. Đây là sự việc ồn ào mà Dân trí đã phản ánh suốt thời gian qua.
Quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, cơ quan này sẽ tiến hành thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed); việc thoái vốn Nhà nước và việc sát nhập Mediplast vào Vinamed trong hời gian 40 ngày làm việc thực tế.
Đoàn thanh tra gồm 8 thành viên do ông Nguyễn Hữu Nhường, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ III (Thanh tra Chính phủ) làm Trưởng đoàn. Tổ giám sát đoàn thanh tra tại Bộ Y tế có hai thành viên do ông Đặng Trường Giang- Phó trưởng phòng Nghiệp vụ III thuộc Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra làm Tổ trưởng.
Buổi công bố quyết định thanh tra diễn ra tại trụ sở Bộ Y tế (Ảnh: TTCP).
Phát biểu chỉ đạo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đề nghị đối tượng thanh tra phải thực hiện các yêu cầu về việc cung cấp tài liệu, hồ sơ kịp thời, đầy đủ cho đoàn thanh tra. Bộ Y tế cũng như các đơn vị có liên quan phân công đầu mối bố trí thời gian, sắp xếp lịch làm việc với đoàn, tạo mọi điều kiện để đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất.
Đối với đoàn thanh tra, ông Đặng Công Huẩn yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc quy chế của đoàn thanh tra cũng như các quy định khác của pháp luật về thanh tra, đảm bảo theo kế hoạch được duyệt.
Đây là cuộc thanh tra được tiến hành theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình xung quanh kiến nghị của bà Lê Thị Minh Châu – cổ đông Công ty cổ phần Nhựa Y tế (Mediplast). Thanh tra Chính phủ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra sự việc này trong quý II/2018.
Video đang HOT
Như Dân trí đã liên tục phản ánh, bà Lê Thị Minh Châu và các cổ đông gửi thư kiến nghị tới Chính phủ và cơ quan liên quan phản ánh việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed đã làm cho tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed bị giảm từ 20% xuống còn 14% chỉ sau 9 tháng cổ phần hóa là trái với quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Hơn nữa, quá trình sáp nhập giữa hai công ty có nhiều biểu hiện mập mờ trong định giá doanh nghiệp nên rất cần được làm rõ. Cụ thể, để thay đổi tỷ lệ vốn Nhà nước sở hữu tại Vinamed khác với tỷ lệ 20%, công ty và người đại diện vốn nhà nước tại Vinamed cần phải xin phép và có sự phê duyệt đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý vốn nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện việc thay đổi tỷ lệ. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty đã thực hiện việc sáp nhập khiến cho tỷ lệ vốn nhà nước giảm xuống, thậm chí ngay sau khi Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng được ban hành (?!).
Cuối tháng 11/2017, Bộ Y tế có văn bản số 6533/BYT-KHTC gửi tới Văn phòng Chính phủ báo cáo các nội dung liên quan đến ồn ào trên.
Bộ Y tế cũng cho rằng việc sáp nhập Vinamed vào Mediplast thành một phần pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của hai doanh nghiệp này. Việc sáp nhập dẫn đến thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước nắm giữ tại Vinamed từ 20% xuống còn 14% và làm thay đổi cơ cấu phát hành lần đầu theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2265/QĐ-TTg. Điều này có nguyên nhân là do thông qua việc sáp nhập số vốn Điều lệ Vinamed đã được tăng thêm, nhưng số cổ phần nhà nước trong Vinamed vẫn được giữ nguyên.
Không đồng ý, bà Lê Thị Minh Châu và các cổ đông của Mediplast tiếp tục gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng đề nghị thanh tra, làm rõ sự việc lùm xùm này.
Thế Kha
Theo Dantri
Điều ít ai biết, Cố Thủ tướng Phan Văn Khải là người "mở đường" cho cải cách tiền lương
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải là một trong số những người đầu tiên đưa những cải cách chính sách tiền lương của các chuyên gia Liên Xô về Việt Nam, đồng thời vận dụng phù hợp vào thực tiễn đất nước để chuyển giá lương sang cơ chế thị trường.
Lịch sử kinh tế Việt Nam ghi nhớ công lao của Cố Thủ tướng Phan Văn Khải, người đã có nhiều ý tưởng, công lao cải cách, hội nhập. Người kế thừa, xây dựng nên nền móng kinh tế vững chắc để Việt Nam có thể hội nhập, phát triển với kinh tế khu vực và quốc tế sau này.
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải là Vị Thủ tướng 'kỹ trị".
Được bầu làm Thủ tướng vào tháng 9.1997, trong 9 năm làm người đứng đầu Chính phủ, mặc dù chịu "sức ép" rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và Thế giới, nhưng Cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã làm được rất nhiều, nói như nhiều thành viên Chính phủ và những người từng có dịp làm việc với ông, thì ông là một Thủ tướng "kỹ trị".
Mặc dù Cố Thủ tướng Phan Văn Khải từng nói "Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh được với đồng chí Võ Văn Kiệt". Nhưng rõ ràng, tư tưởng "Nhà nước nhỏ- xã hội lớn" của người tiền nhiệm Võ Văn Kiệt đã được Thủ tướng Phan Văn Khải cụ thể hóa trong nhiệm kỳ của mình.
Bản thân ông Võ Văn Kiệt cũng từng nhận xét về người kế nhiệm của mình rằng: "Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước". Khi nhậm chức, không có những lời "đao to, búa lớn" làm "nức lòng dân", nhưng do là một nhà kỹ trị, ngay từ khi làm phó cho ông Kiệt, ông Khải đã tham gia hình thành chính sách như một kiến trúc sư.
"Người kiến trúc sư" này đã xây dựng những chính sách, hoạt động cải cách về thể chế kinh tế. Nổi bật là việc Chính phủ dưới thời ông Phan Văn Khải đã trình Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ 1.7.2006.
Là người từng có thời gian làm việc cùng Cố Thủ tướng, ông Phạm Minh Huân- Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH xúc động cho biết, ông biết Cố Thủ tướng Phan Văn Khải từ khi Cố Thủ tướng còn là Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước năm 1991 và may mắn có thời gian làm việc cùng Cố Thủ tướng tại Ban chỉ đạo tiền lương Nhà nước.
"Cố Thủ tướng Phan Văn Khải là người có đóng góp to lớn trong thời kỳ đầu đổi mới của đất nước. Bác từng có thời kỳ là Trưởng Ban chỉ đạo tiền lương Nhà nước. Ấn tượng với tôi, Bác là người được đào tạo bài bản ở Liên Xô nên, đồng thời là người đưa ra tư tưởng ủng hộ đổi mới triệt để", ông Huân chia sẻ.
Đặc biệt, Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH còn nhấn mạnh tới sự đóng góp của Cố Thủ tướng Phan Văn Khải trong vấn đề tiền lương. Tư tưởng đổi mới triệt để của Bác trong Ban chỉ đạo tiền lương phải kể đến những quyết sách về đổi mới, cải cách tiền lương.
"Thời điểm Việt Nam vẫn trong thời kỳ bao cấp, ông Khải là người đưa ra quyết sách để chuyển giá lương sang cơ chế thị trường. Những trao đổi, kinh nghiệm của các chuyên gia Liên Xô được bác chia sẻ khiến những cán bộ như chúng tôi thời đó rất ấn tượng và hào hứng. Những chính sách đổi mới này đươc ông vận dụng khéo léo phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội đất nước bấy giờ", ông Huân nói.
Do đó, Nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân nhận định: "Cố Thủ tướng là người gắn với thực tiễn đề hoạch định các chính sách quốc gia trong gia đoạn chuyển đổi".
Cũng theo ông Huân, trong giai đoạn sau của đất nước, Cố Thủ tướng lại là người tiên phong ủng hộ tư tưởng hội nhập sâu sắc. "Là người kế thừa xuất sắc sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, phát huy tốt những dấu ấn quan trọng do các đời Thủ tướng khác để lại, nhất là Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã nâng sự phát triển kinh tế đất nước lên một tầm cao mới là hội nhập tốt hơn, điều hành kinh tế vĩ mô tốt hơn", ông Huân nói.
Minh chứng cho điều này, bất chấp những khủng hoảng tài chính châu Á, mà bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997, Cố Thủ tướng đã dẫn dắt Việt Nam vượt khủng hoảng, đạt tăng trưởng GDP trung bình 7% trong gần 9 năm lãnh đạo. Cụ thể, năm 2000, tốc độ trưởng GDP của Việt Nam đã tăng trở lại con số 6,8% và giữ nguyên đà tăng tốc đó đến năm 2006-2007, lạm phát trong suốt giai đoạn đó luôn ổn định và ở dưới mức 10%/năm.
"Có thể nói, hai nhiệm kỳ của ông Khải chính là thời kỳ tăng trưởng tốt nhất của đất nước. Nền kinh tế vừa giữ được tốc độ tăng trưởng cao, vừa đảm bảo được ổn định vĩ mô, vừa tạo được nhiều nhân tố mới cho tăng trưởng", ông Huân nhấn mạnh.
Theo Thy Hằng (Enternews)
Ông Trần Xuân Giá: Điều đặc biệt mang dấu ấn của ông Phan Văn Khải Ông Trần Xuân Giá - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết đã quen và thân với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đến nay đã 57 năm. Khi còn công tác, ông Phan Văn Khải để lại những ấn tượng. Cuối năm 2014, ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là Thủ tướng...