Công bố nguyên nhân tai nạn thảm khốc ở đèo Prenn
Nguyên nhân tai nạn là do xe ô tô mang BKS 60B-029.68 đổ đèo với tốc độ cao, rà phanh nhiều, không sử dụng phanh động cơ phù hợp nên gây trượt, sinh nhiệt làm cháy má phanh khiến hệ thống phanh không bảo đảm, dẫn đến tai nạn.
Vụ tai nạn đã khiến 7 người tử vong tại chỗ
Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng đã chuyển kết luận giám định kỹ thuật của hai chiếc xe trong vụ tai nạn giao thông trên đèo Prenn (TP. Đà Lạt) cho cơ quan chức năng để củng cố hồ sơ, hoàn tất quá trình điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 19/6.
Theo kết luận của Hội đồng giám định, chiếc ô tô gây tai nạn mang BKS 60B-029.68 do tài xế Trần Ngọc Quang (ngụ Đồng Nai) điều khiển được sản xuất từ năm 1997, tức là 1 năm nữa là xe hết hạn sử dụng.
Kết luận giám định cũng nêu rõ hệ thống phanh chính của phương tiện không đạt yêu cầu do trục II bên trái tang trống phanh bị hỏng, bố phanh bị cháy đen một mặt. Mặt còn lại bị bong tróc hoàn toàn, tang trống và bố phanh của các đầu trục còn lại bị cháy đen do ma sát liên tục.
Trong khi đó, hệ thống phanh đỗ (tự hãm) tác dụng lên bánh xe trục II, tang trống phanh bên trái trục II bể hỏng, tang trống và bố phanh bên phải trục II bị cháy đen.
Video đang HOT
Đối với chiếc xe BKS 86B-007.25 (sản xuất năm 2016), qua giám định cho thấy, hệ thống phanh chính (khí nén) của phương tiện đạt yêu cầu, hệ thống phanh đỗ không đạt yêu cầu (10%/16%). Kiểm tra hệ thống lái, hộp số, động cơ, các lốp xe… đều đạt yêu cầu.
Thông tin thu thập được từ hành khách trên xe 60B-029.68 cho biết, trước khoảng cách xe gây tai nạn chừng 500 m, hành khách ngửi thấy mùi khét, cùng lúc thấy xe lao rất nhanh nên họ báo động với tài xế; tài xế kêu với phụ lái là xe mất phanh và cố bình tĩnh điều khiển. Tuy nhiên, tai nạn vẫn xảy ra do xe đã bị trục trặc kỹ thuật.
Tài xế Trần Ngọc Quang mới được Công ty Du lịch Lê Mỹ hợp đồng lao động được 10 ngày. Trước đó, anh này chỉ lái xe đưa đón công nhân của vài khu công nghiệp tại Đồng Nai.
Lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, xung quanh vụ tai nạn nghiêm trọng này có dấu hiệu tội phạm, nên Công an tỉnh đang củng cố hồ sơ khởi tố vụ án để điều tra làm rõ sai phạm của chủ phương tiện, như: Không có giấy phép lưu hành, không có giám sát hành trình; sai phạm của lái xe, của đơn vị thi công nâng cấp đèo Prenn; trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước…
Vào 10h30 ngày 19/6, xe khách 60B-02968 chở 43 người, trong lúc xuống đèo Prenn Đà Lạt, đến Km 223 300, QL20 đã đâm vào một công nhân làm nhiệm vụ điều tiết giao thông (do đường đang sửa chữa, nâng cấp, chỉ còn trên 50% diện tích lòng đường so với bình thường), đâm tiếp vào hông trái xe khách 86B-00725 lưu thông theo hướng ngược lại rồi lật vào phía bên vách núi.
Vụ tai nạn khiến 6 người trên xe 86B-00725 và người công nhân tử vong tại chỗ.
Đào Chi
Theo chinhphu
Đề nghị sớm công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt
Hội nghề cá Việt Nam đề nghị sớm xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung để trấn an dư luận.
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc trả lời báo chí rằng "đã đủ căn cứ khoa học thuyết phục về nguyên nhân cá chết", nhưng đến nay, câu trả lời đó vẫn chưa công bố
Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Phạm Việt Thắng vừa ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đề nghị đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung .
Văn bản đề nghị của Hội nghề cá nêu rõ, nếu càng kéo dài thời gian việc truy tìm chính xác nguyên nhân cá chết sẽ càng khó khăn, vì khi đó, chất độc trong trầm tích ở đáy biển càng bị pha loãng dần, các mẫu cá chết ở thời điểm đầu tháng 4/2016 đã được lưu tại các phòng kiểm nghiệm hết hạn lưu mẫu sẽ được tiêu hủy.
Theo đánh giá của Hội nghề cá Việt Nam, việc xác định chính xác nguyên nhân cá chết là hết sức cần thiết, không những trấn an dư luận, làm cho người tiêu dùng an tâm hơn mà còn là sự tuân thủ quy định tại Điều 5, Hiệp định SPS của WTO.
Đại diện Hội nghề cá cho biết, hiện các gia đình ngư dân bị thiệt hại do cá chết đã được hỗ trợ mỗi người 15 kg gạo/tháng (trong 1,5 tháng) và các chính sách giãn nợ, giảm lãi suất cho vay đã được áp dụng. Tuy nhiên, đến nay dù đã 1,5 tháng nhưng chưa xác định được nguyên nhân cá chết, người dân ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chưa thể đi đánh cá ven biển, các hộ nuôi cá, nuôi tôm sử dụng nước biển chưa thể nuôi.
Trước tình hình đó, Hội nghề cá đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ mỗi thành viên của gia đình bị thiệt hại do cá chết đến khi xác định được nguyên nhân và sản xuất được phục hồi.
Quan trọng hơn, nếu xác định nguyên nhân cá chết do con người gây ra thì thủ phạm ngoài việc phải chịu những hình phạt do phát luật quy định, còn phải chi trả toàn bộ chi phí hỗ trợ cho ngư dân mà Chính phủ đã ứng trước.
Đồng thời, các tổ chức, cá nhân gây ra việc này phải chi trả những thiệt hại về tài nguyên sinh vật biển bị hủy hoại và chi phí phục hồi môi trường sinh thái của vùng biển chịu tác động.
Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu xuất hiện ở Hà Tĩnh từ 6/4, sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và chấm dứt vào đầu tháng 5. Dù nhiều đoàn kiểm tra vào cuộc, song nguyên nhân cuối cùng vẫn chưa xác định.
Gần đây nhất, ngày 14/5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc trả lời báo chí rằng "đã đủ cơ sở khoa học thuyết phục để nói về nguyên nhân cá chết hàng loạt", nhưng đến nay, câu trả lời đó vẫn chưa được công bố.
Theo Lan Ngọc
Nóng: Công bố nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc ở Bình Thuận Lái xe khách 38N-5577 đã vượt xe tải tông trực diện vào xe khách Phương Trang; chiếc xe máy tại hiện trường là của một nạn nhân đã tử vong trên xe khách. Ngày 27-5, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản thông báo kết luận điều tra ban đầu về nguyên nhân vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra...