Công bố nghiên cứu mới về sự kết thúc của vũ trụ
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ vào ngày 2.6 trên tạp chí Physical Review Letters về kịch bản số phận của vũ trụ quanh ta.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ vào ngày 2.6 trên tạp chí Physical Review Letters về kịch bản số phận của vũ trụ quanh ta. Tất cả sẽ bốc hơi thành ánh sáng sớm hơn dự kiến.
Lý thuyết nổi tiếng nhất của Stephen Hawking về lỗ đen vũ trụ vừa được các nhà khoa học cập nhật với tuyên bố rằng mọi thứ trong vũ trụ đều sẽ bốc hơi.
Năm 1974, Hawking đề xuất rằng các lỗ đen cuối cùng bốc hơi bằng cách mất đi thứ mà ngày nay được gọi là bức xạ Hawking – sự cạn kiệt năng lượng dần dần dưới dạng các hạt ánh sáng sinh ra xung quanh những trường hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ của các lỗ đen. Giờ đây, một bản cập nhật mới cho lý thuyết đã gợi ý rằng bức xạ Hawking không chỉ được tạo ra bằng cách bòn rút năng lượng từ các lỗ đen, mà từ tất cả vật thể có khối lượng đủ lớn.
Nếu lý thuyết là đúng, điều đó có nghĩa là mọi thứ trong vũ trụ cuối cùng sẽ biến mất, năng lượng của nó dần dần bốc hơi dưới dạng ánh sáng.
Tác giả chính Heino Falcke, Giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Radboud ở Hà Lan cho biết: “Điều đó có nghĩa các vật thể không có chân trời sự kiện (nơi hút mọi thứ mà không có gì, kể cả ánh sáng, có thể thoát khỏi lỗ đen), chẳng hạn như tàn dư của những ngôi sao đã chết và các vật thể lớn khác trong vũ trụ. Và sau một thời gian rất dài, điều đó sẽ dẫn đến mọi thứ trong vũ trụ cuối cùng sẽ bốc hơi, giống như bốc hơi ở lỗ đen. Điều này không chỉ thay đổi hiểu biết của chúng ta về bức xạ Hawking mà còn thay đổi cả quan điểm của chúng ta về vũ trụ và tương lai của nó”.
Theo lý thuyết trường lượng tử, không có cái gọi là chân không trống rỗng. Thay vào đó, không gian chứa đầy những rung động cực nhỏ, nếu được thấm đủ năng lượng, sẽ ngẫu nhiên bùng nổ thành các hạt ảo, tạo ra các túi ánh sáng hoặc photon năng lượng rất thấp.
Video đang HOT
Trong một công trình mang tính bước ngoặt xuất bản năm 1974, Hawking đã có tiên đoán nổi tiếng rằng lực hấp dẫn cực lớn ở miệng các lỗ đen – chân trời sự kiện của chúng – sẽ triệu tập các photon tồn tại theo cách này. Lực hấp dẫn, theo thuyết tương đối rộng của Einstein, làm biến dạng không gian, thời gian. Do đó các trường lượng tử càng bị cong vênh nhiều hơn khi chúng tiến gần đến trường hấp dẫn cực lớn của điểm kỳ dị của lỗ đen.
Vì tính bất định và kỳ lạ của cơ học lượng tử, Hawking cho biết sự cong vênh này tạo ra các túi không đồng đều có thời gian chuyển động khác nhau và các xung năng lượng liên tục trên khắp trường hấp dẫn. Những sự không đồng đều về năng lượng này làm cho các photon xuất hiện trong không gian bị bóp méo xung quanh các lỗ đen, hút năng lượng từ trường hấp dẫn của lỗ đen trong quá trình bùng nổ tạo ra các hạt ảo phát sinh ánh sáng. Nếu sau đó các hạt thoát ra khỏi lỗ đen, thì vụ bòn rút năng lượng này đã khiến Hawking kết luận: trong một khoảng thời gian dài hơn nhiều so với tuổi hiện tại của vũ trụ, các lỗ đen cuối cùng sẽ mất hết năng lượng và biến mất hoàn toàn.
Nhưng nếu trường hấp dẫn là tất cả những gì cần thiết để tạo ra thăng giáng lượng tử và photon, thì điều gì ngăn cản bất kỳ vật thể nào có khối lượng cong vênh trong không-thời gian tạo ra bức xạ Hawking? Bức xạ Hawking có cần điều kiện đặc biệt của chân trời sự kiện của lỗ đen hay nó có thể được tạo ra ở bất kỳ đâu trong không gian? Để khám phá những câu hỏi này, các tác giả của nghiên cứu mới đã phân tích bức xạ Hawking qua lăng kính của một quá trình gọi là hiệu ứng Schwinger mà lâu nay họ dự đoán có sự tồn tại. Theo hiệu ứng này, vật chất về mặt lý thuyết có thể được tạo ra từ những biến dạng mạnh do trường điện từ gây ra.
Bằng cách áp dụng khuôn khổ của hiệu ứng Schwinger cho lý thuyết của Hawking, các nhà vật lý lý thuyết đã tạo ra một mô hình toán học tái tạo bức xạ Hawking trong không gian trải qua một loạt cường độ trường hấp dẫn. Theo lý thuyết mới của họ, một chân trời sự kiện không cần thiết để năng lượng rò rỉ từ từ dưới dạng ánh sáng từ một vật thể đủ nặng; trường hấp dẫn của vật thể đó tự nó đủ để làm rò rỉ năng lượng.
Tác giả thứ hai Walter van Suijlekom, Giáo sư toán học tại Đại học Radboud cho biết: “Chúng tôi chỉ ra rằng ngoài lỗ đen, độ cong của không-thời gian đóng vai trò lớn trong việc tạo ra bức xạ. Các hạt đã được tách ra ở bên ngoài lỗ đen bởi lực hút của trường hấp dẫn”.
Dù vậy, ý nghĩa trong lý thuyết của các nhà nghiên cứu trên thực tế vẫn không rõ ràng. Có thể, khi vật chất tạo nên các ngôi sao, sao neutron và các hành tinh già đi, cuối cùng nó sẽ trải qua quá trình chuyển đổi năng lượng sang trạng thái năng lượng cực thấp hoàn toàn mới. Điều này có thể đủ để làm sụp đổ mọi vật chất mà cuối cùng thành lỗ đen, thứ có thể tiếp tục từ từ rò rỉ ánh sáng cho đến khi chúng cũng biến mất không dấu vết.
Nhưng dù sao, tất cả những điều này chỉ là suy đoán đang chờ xác nhận. Để tìm hiểu xem đó có phải là dự đoán đúng về số phận cuối cùng của vũ trụ chúng ta hay không, các nhà vật lý thiên văn sẽ cần phát hiện ra một số bức xạ Hawking được tạo ra xung quanh các vật thể có mật độ hấp dẫn, gồm cả xung quanh lỗ đen và các hành tinh, ngôi sao hoặc sao neutron. Nếu mọi thứ được định sẵn để biến mất trong một tia sáng, thì sẽ có rất nhiều nơi trong vũ trụ lúc này để tìm kiếm câu trả lời.
Cái chết của các hố đen
Dù đến nay vẫn chưa ai dám khẳng định hố đen sẽ biến mất như thế nào, các nhà nghiên cứu mới đây cho rằng hố đen có lẽ kết thúc vận mệnh khác với suy đoán trước đây của giới thiên văn học.
Mô phỏng đồ họa về một siêu hố đen ESO/M. KORNMESSER
Kể từ khi nhà vật lý - lý thuyết người Anh Stephen Hawking phát hiện hố đen xảy ra hiện tượng "bốc hơi", giới chuyên gia mới biết được hố đen cũng có thể tan biến trong vũ trụ. Tuy nhiên, sự hiểu biết của nhân loại về lực hấp dẫn và cơ lượng tử vẫn chưa đủ để mô tả thời khắc cuối cùng của một hố đen.
Giờ đây, nghiên cứu mới đã đưa ra giả thuyết mới về cái chết có thể của hố đen, theo trang Space.com.
Tầm quan trọng của lý thuyết Hawking
Vào thập niên 1970, giáo sư Hawking vận dụng ngôn ngữ của cơ lượng tử để tìm hiểu chuyện gì xảy ra gần ranh giới của hố đen, còn gọi là chân trời sự kiện. Trong đó, chân trời sự kiện là ranh giới mà vận tốc thoát của hố đen lớn hơn vận tốc ánh sáng. Đây là mặt ranh giới ảo với kích thước hạn chế bao quanh hố đen. Tại đây, bất kỳ dạng vật chất nào khi rơi vào đều sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi vũ trụ.
Trong quá trình phân tích, ông phát hiện sự tương tác kỳ lạ giữa các trường lượng tử của vũ trụ và ranh giới một chiều của chân trời sự kiện cho phép năng lượng mở ra một con đường có thể thoát khỏi hố đen. Năng lượng này tồn tại dưới dạng một luồng bức xạ di chuyển chậm nhưng ổn định, và những hạt này được đặt tên bức xạ Hawking. Hay nói cách khác, bức xạ Hawking là bức xạ của vật thể đen được dự đoán thoát khỏi hố đen do hiệu ứng lượng tử gần chân trời sự kiện.
Với năng lượng thất thoát dần, theo thời gian hố đen mất đi khối lượng và co lại. Đến thời điểm nó biến mất khỏi vũ trụ. Và các chuyên gia đang nỗ lực tìm hiểu chuyện gì xảy ra vào thời điểm cáo chung của hố đen.
Các nhà nghiên cứu tìm cách lý giải cái chết của hố đen PHYS.ORG
Giả thuyết về thời khắc tử vong
Khi bốc hơi, hố đen cứ nhỏ dần và chân trời sự kiện bị kéo sát điểm kỳ dị. Vào những thời khắc cuối cùng của đời sống một hố đen, lực hấp dẫn mạnh đến đỉnh điểm, trong khi hố đen chỉ còn lại ở kích thước quá nhỏ. Với kiến thức bị giới hạn, giới chuyên gia vẫn chưa thể mô tả chi tiết về thời khắc tử vong của hố đen. Vì thế, các nhà vật lý thiên văn đang nỗ lực xây dựng một giả thuyết khả dĩ hơn về lực hấp dẫn để có thể giải quyết vấn đề trên.
Hiện có nhiều ứng viên cho thuyết hấp dẫn lượng tử, với lý thuyết dây (string theory) được cho có sức thuyết phục nhất tính đến thời điểm hiện tại. Lý thuyết dây là một thuyết hấp dẫn lượng tử, được xây dựng với mục đích thống nhất tất cả các hạt cơ bản cùng các lực cơ bản của tự nhiên, ngay cả lực hấp dẫn. Các nhà vật lý - lý thuyết hiện đại kỳ vọng lý thuyết này có thể tìm ra lời giải cho những câu hỏi như hiệu ứng lượng tử tại các hố đen, cũng như tại các điểm kỳ dị.
Gần đây, một đội ngũ nghiên cứu đã trình bày lý thuyết gọi là lực hấp dẫn Einstein-dilaton-Gauss-Bonnet, với hy vọng có thể điều tra những giai đoạn cuối cùng của các hố đen. Dù vấp phải hạn chế, lý thuyết mới vẫn cho phép nhóm chuyên gia hình dung được điều gì có thể xảy ra cho hố đen vào thời điểm tử vong.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của lực hấp dẫn Einstein-dilaton-Gauss-Bonnet là các hố đen có khối lượng tối thiểu. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể phân tích chuyện gì xảy ra khi một hố đen bị bốc hơi và thu nhỏ đến ngưỡng tối thiểu.
Tùy vào quá trình tiến hóa của các hố đen, hố đen có thể bị thu nhỏ đến mức chỉ còn ở hình dạng một hạt vi mô. Hạt vi mô này lại không có chân trời sự kiện, nên theo lý thuyết con người có thể điều khiển phi thường đến tận nơi và thu thập hạt này.
Một khả năng khác là hố đen đạt đến mức khối lượng tối thiểu, mất đi chân trời sự kiện nhưng vẫn duy trì được điểm kỳ dị. Đây là dạng không thể tồn tại dựa trên thuyết tương đối rộng, nhưng nếu có thật, hiện tượng này có thể mở ra hướng nghiên cứu mới cho lĩnh vực hấp dẫn lượng tử.
Các nỗ lực nghiên cứu về đề tài này hiện tiếp tục thu hút sự tham gia của nhiều nhà vật lý lý thuyết trên thế giới.
Vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ vừa được phát hiện có tác động gì đến chúng ta? Các nhà thiên văn học nghĩ rằng một lỗ đen siêu lớn đã phá vỡ một đám mây khí hoặc bụi khổng lồ, có khả năng lớn hơn Mặt trời của chúng ta hàng nghìn lần. Một vụ nổ siêu tân tinh chỉ phát sáng vài tháng chứ không thể hàng năm - Ảnh: Internet Các nhà thiên văn học mới đây đã...