Công bố kết quả giám định ADN thân nhân liệt sĩ Hang Tám Cô
Theo kết quả giám định ADN, tới nay các ngành chức năng mới chỉ xác định được một mẫu đối chứng giữa liệt sĩ hy sinh tại Hang Tám Cô và thân nhân là có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.
Ngày 6.10, Cục Người có công – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp cùng các Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình và UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) tiến hành thông báo kết quả giám định gen, xác định hài cốt liệt sĩ Hang Tám Cô.
Trước đó, Cục Người có công đã tiếp nhận mẫu hài cốt liệt sĩ lấy tại 4 ngôi mộ, gồm: Mộ số 7 (ký hiệu: NCC2073_Q), mộ số 8 (ký hiệu: NCC2074_Q), mộ số 11 (ký hiệu: NCC2075_Q), mộ số 12 (ký hiệu: NCC 2076_Q), hàng 7, lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ Thanh niên xung phong Thọ Lộc, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đồng thời, tiếp nhận mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ: Bà Nguyễn Thị Thu – em gái liệt sĩ Nguyễn Mậu Kỷ (ký hiệu: H8_1K); bà Lê Thị Ngoạn – mẹ đẻ liệt sĩ Lê Thị Lương (ký hiệu: H8_2K); bà Lê Thị Xinh – chị gái liệt sĩ Lê Thị Mai (ký hiệu: H8_3K); ông Hoàng Văn Quyền – em trai liệt sĩ Hoàng Văn Vụ (ký hiệu: H8_4K); ông Lê Văn Lợi – con của chị gái liệt sĩ Đỗ Thị Loan (ký hiệu: H85K); ông Trần Như Thảo – em trai liệt sĩ Trần Thị Tơ (ký hiệu: H8_6K); ông Nguyễn Văn Phi – em trai liệt sĩ Nguyễn Hữu Phương (ký hiệu: H8_7K); ông Mai Quang Thế – em trai liệt sĩ Mai Đức Hùng (ký hiệu: H8_8K) và ông Đinh Văn Yên – em trai liệt sĩ Đinh Công Đính (ký hiệu: H8_9K).
Sau một thời gian tiến hành xét nghiệm, Khoa Xét nghiệm – Viện Pháp y Quân đội đã có kết luận giám định ADN hài cốt liệt sĩ số: NCC2073-2074-2075-2076 và thông báo kết quả giám định.
Đại diện Bộ Lao đông THương Binh và Xã hội trao quà cho các thân nhân liệt sĩ Hang Tám Cô tại buổi công bố kết quả gám định ADN. Ảnh: HĐ
Theo đó, kết quả giám định ADN: Mẫu hài cốt liệt sĩ lấy tại mộ số 12, hàng 7, lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ Thanh niên xung phong Thọ Lộc, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (NCC2076_Q) và mẫu đối chứng của ông Trần Như Thảo – em trai liệt sĩ Trần Thị Tơ (ký hiệu: H8_6K) có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.
Các mẫu hài cốt kí hiệu: NCC2073_Q, NCC2074_Q, NCC2075_Q và các mẫu đối chứng ký hiệu: H8JK, H8_2K, H8_3K, H8_4K, H8_5K, H8J7K, H8_8K, H8_9K không có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.
Như vậy, đến thời điểm này, các ngành chức năng mới chỉ xác định được một mẫu đối chứng giữa liệt sĩ hy sinh tại Hang Tám Cô và thân nhân là có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.
Video đang HOT
Đại diện Cục Người có công cho biết, Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Cục Người có công phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương hai tỉnh Thanh Hóa và Quảng Bình tiếp tục tìm kiếm, giám định AND của các ngôi mộ để tiến làm rõ.
Đại diện thân nhân liệt sĩ, ông Lê Quốc Trương (em trai liệt sĩ Lê Thị Lương) đã gửi lời cảm ơn đến các ban, ngành trong việc giải quyết nguyện vọng của gia đình các liệt sĩ. Tuy rằng, kết quả chưa được như mong muốn, nhưng gia đình các liệt sĩ rất mừng trước sự vào cuộc của các bộ, ngành với trách nhiệm cao và có lương tâm…Thân nhân của các liệt sĩ cũng đề nghị Đảng, Nhà nước, Bộ ngành, nếu tìm và xác định được hài cốt của các liệt sĩ, thì nên đưa hài cốt các anh, các chị quay về hang để người thân có thể thuận tiện trong việc thắp hương hàng năm. Bởi, hiện tại, gia đình các liệt sĩ đang thắp hương ở 4 nơi.
Ông Lê Đức Giang – Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho biết, mặc dù kết quả chưa được như mong đợi, địa phương và các ngành chức năng cũng bày tỏ sự chia sẻ với các gia đình liệt sĩ, mong muốn các gia đình tiếp tục chờ đợi và tin tưởng vào việc làm hết sức khoa học, minh bạch và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, huyện mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong công tác đền ơn, đáp nghĩa của địa phương nói chung và việc tìm kiếm nơi an nghỉ của các liệt sĩ còn lại.
Theo Danviet
Dấu vết mộ tập thể hàng trăm liệt sĩ trong Tân Sơn Nhất
Ví, lược, dép cao su... và nhiều mảnh xương được tìm thấy tại khu vực nghi có mộ tập thể hàng trăm liệt sĩ trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Chiều 12/7, Bộ trưởng Lao động Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung, Trung tướng Đỗ Căn (Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam) và lãnh đạo TP HCM thực địa vị trí nghi có mộ tập thể liệt sĩ trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, Chính ủy Bộ tư lệnh TP HCM (phải) cho biết, khu đất khảo sát rộng khoảng 7,5 ha phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất.
Các chiến sĩ thuộc K70 (đơn vị chuyên quy tập hài cốt liệt sĩ) cẩn trọng tìm kiếm các dấu vết di vật. Sau 5 ngày đào xới lòng đất họ đã tìm thấy một số di vật nghi là quân trang, quân dụng mà bộ đội thường sử dụng trong chiến tranh.
Lược nhựa và ví được tìm thấy tại hiện trường.
Giày vải, dép cao su.
Lực lượng chức năng cũng phát hiện một số mẫu xương, trong đó có mảnh xương sọ.
Khóa.
Cáng thương...
Áo, túi, vải dù, nịt...
Hai máy xúc được huy động đào các hố sâu 1,5 m đến 2 m tại khu vực nghi có mộ tập thể.
Trung tướng Đỗ Căn và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tán thành quan điểm các đơn vị tìm kiếm phải làm thận trọng, khoa học, không bỏ sót những di vật nghi của liệt sĩ.
Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm các di vật.
Trao đổi với VnExpress, Thiếu tướng Trần Hữu Tài (Phó chủ nhiệm chính trị Quân khu 7) cho rằng việc tìm thấy các di vật là những manh mối quan trọng. Tuy nhiên, số lượng phát hiện còn ít, chưa thể khẳng định là di vật của liệt sĩ. "Mọi thứ đang được giám định. Lực lượng sẽ tiếp tục khảo sát kết hợp kiểm tra, xác minh cụ thể. Khi có thông tin chính xác chúng tôi sẽ thông tin cụ thể", tướng Tài nói.
Thành Nguyễn - Hữu Công
Theo VNE
Giải mã những "điểm mờ" của vụ án hài cốt trong bể phốt Cơ quan điều tra nhận định, nạn nhân trong lúc tinh thần bấn loạn đã ngã xuống bể phốt và tử vong, không có dấu hiệu án mạng. Công an tỉnh Thanh Hoá vừa kết luận vụ án hài cốt trong bể phốt ở huyện Nông Cống là một phụ nữ. Thời điểm gặp nạn, chị này mới 22 tuổi. Nhà chức trách...