Công bố kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh
Sáng 11/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức họp báo công bố kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số năm 2021.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối với các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai công bố kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai theo Bộ chỉ số năm 2021 theo ba nhóm: Nhóm 1 gồm 10 tỉnh có kết quả tốt nhất; nhóm 2 gồm 43 tỉnh có kết quả trung bình; nhóm 3 gồm 10 tỉnh có kết quả thấp nhất.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, thông qua việc đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số là tương đối công bằng nhằm đánh giá những điểm mạnh, mô hình tốt để phát huy và nhân rộng ra các địa phương khác cũng như chỉ ra những tồn tại để khắc phục và đề ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất công tác phòng, chống thiên tai tại các tỉnh, thành phố.
Video đang HOT
Theo ông Khusraw Sharifor, đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên các tỉnh, thành phố được tự đánh giá dựa vào các tiêu chí theo bộ chỉ số sau đó được các tổ tư vấn, các thành viên hội đồng thẩm định kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số năm 2021, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai họp, thống nhất và công bố… Đây là cách làm chặt chẽ, qua đó rút được nhiều kinh nghiệm để làm tốt hơn trong những năm tiếp theo.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Hoàng Đức Cường, thành viên hội đồng thẩm định kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số năm 2021 cho rằng, việc triển khai thực hiện đánh giá theo Bộ chỉ số là bài bản, khoa học, phương thức công bố kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số là phù hợp.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế chia sẻ, là 1 trong 10 tỉnh đứng tốp đầu lần này, tỉnh đánh giá cao việc đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số và thống nhất với phương pháp, kết quả đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống thiên tai. Tỉnh kiến nghị được tiếp tục thực hiện việc đánh giá này trong những năm tiếp theo và đề nghị có mở rộng đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện theo Bộ chỉ số.
Tỉnh cũng đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống thiên tai rà soát lại những tiêu chí đánh giá khó định lượng để chỉnh sửa phù hợp và dễ hiểu hơn.
Tại cuộc họp, các đại biểu, các nhà báo trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số năm 2021 và các giải pháp thực hiện trong những năm tiếp theo.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng “Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh”, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã tổ chức xây dựng và ban hành Bộ chỉ số phòng, chống thiên tai cấp tỉnh tại Quyết định số 01/QĐ-TWPCTT ngày 8//2/2021 và kế hoạch triển khai đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 12/QĐ-TWPCTT ngày 13/7/2021.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức đánh giá độc lập công tác phòng, chống thiên tai theo Bộ chỉ số năm 2021 của 63 tỉnh, thành phố.
Bộ chỉ số gồm đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số năm 2021 có 24 tiêu chí, trong đó có 52 tiêu chí thành phần, chia thành 4 nhóm: nhóm tiêu chí về tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy tỉnh; nhóm phòng ngừa thiên tai; nhóm ứng phó thiên tai; nhóm khắc phục hậu quả thiên tai.
Mục tiêu xây dựng Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh: xác định chỉ số phòng, chống thiên tai để theo dõi, đánh giá, một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện công tác phòng, chống thiên tai hàng năm của cấp tỉnh; đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy, Văn phòng thường trực trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả bằng định lượng thông qua điểm số. Trên cơ sở đó so sánh, xếp hạng kết quả thực hiện công tác phòng, chống thiên tai hàng năm giữa các tỉnh, thành phố. Thông qua chỉ số phòng, chống thiên tai xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, giúp cho các tỉnh, thành phố có điều chỉnh cần thiết về nội dung, giải pháp trong triển khai công tác phòng, chống thiên tai hàng năm.
Phú Yên: Tập trung khắc phục hậu quả do mưa, lũ
Ngày 4/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ; thăm hỏi các gia đình có nạn nhân tử vong tại tỉnh Phú Yên.
Đoàn công tác kiểm tra tình trạng hư hỏng đập đầu mối hệ thống thủy nông Đồng Cam. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Đoàn công tác đã đến thăm, động viên, chia buồn trao quà của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, UBND tỉnh Phú Yên cho 2 gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Thủy và Nguyễn Thiện Ý, thôn Thạnh Hội, xã Sơn Hòa, huyện Sơn Hòa có 2 con nhỏ tử vong do lật ca nô cứu hộ trong lúc chạy lũ. Đồng thời, Đoàn công tác đã kiểm tra hồ chứa, vận hành xả lũ của Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ; tình trạng vỡ, sạt lở đập đầu mối kênh chính Bắc hệ thống thủy nông Đồng Cam.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá cao lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã sáng tạo, có quyết định xả lũ cao nhất lúc 15 giờ ngày 30/11 với lưu lượng 9.400 m3/s. Cụ thể, Chủ tịch tỉnh Phú Yên đã tính toán 19 giờ ngày 30/11 là lúc đỉnh triều cao nhất, do vậy phải xả lũ từ 15 giờ, sau 4 tiếng nước lũ được thoát ra, tính toán như vậy tránh được lúc đỉnh triều cao, một quyết định táo bạo nhưng chính xác.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, lưu vực sông Ba rộng khoảng 13.000 km2, có 283 hồ chứa lớn nhỏ, tích nước 1,6 tỷ m3. Các hồ thủy điện, thủy lợi trên sông Ba đang thực hiện theo quy trình đã được phê duyệt, tuy nhiên khi thực hiện vận hành vẫn còn một số điểm chưa chuẩn. Một số hồ thủy điện thực hiện chưa nghiêm trong việc xả nước đón lũ. Trong ngày 27/11, khi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai Quốc gia đã có công điện gửi các địa phương ứng phó với đợt mưa lớn, một số hồ vẫn chưa xả nước đón lũ. Hiện nay các hồ thủy điện, thủy lợi đang nghiêng về đảm bảo an toàn cho hồ chứa, chưa tính toán hỗ trợ cắt lũ, khi lũ về các hồ chứa đã cùng nhau xả, gây áp lực lớn cho Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ buộc phải xả lũ 9.400 m3/s. Ngoài ra, việc cắt lũ trên lưu vực sông Ba đạt hiệu quả rất thấp. Trong số 283 hồ chứa trên lưu vực sông Ba hiện chỉ có 6 hồ có nhiệm vụ cắt lũ được 530 triệu m3. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai sẽ tính toán lại quy trình vận hành liên hồ chứa dọc sông Ba, thậm chí những thời điểm báo động cao Trung ương phải tham gia chỉ đạo trực tiếp cho khu vực, điều tiết xả và thực hiện xả lũ xen kẽ nhau.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý, tỉnh Phú Yên là vùng mưa lũ thường xuyên, bất thường do vậy không thể cắt lũ tuyệt đối mà chỉ giảm lũ, giảm thiệt hại. Do đó, địa phương cần thực hiện đúng cách thức, quy trình thông báo cho người dân chủ động đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản. Ngoài ra, một số cửa sông thoát lũ chính trên sông Ba qua tỉnh Phú Yên đang bị bồi lắng, thu hẹp dòng chảy, cần tính toán khôi phục lại các mặt cắt tự nhiên như trạng thái bình thường.
"Về việc các hồ thủy điện ở Gia Lai đồng loạt xả lũ xuống hạ lưu sông Ba gây thiệt hại cho tỉnh Phú Yên, trước khi quyết định cho các hồ thủy điện Gia Lai xả lũ, Chủ tịch tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi cho các tỉnh xung quanh và gửi cho tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương tiện nhanh hơn, khi vận hành mùa lũ, mỗi một giây đều quý nhưng chúng ta tính toán gửi công điện bằng văn bản theo con đường hành chính thông thường sẽ không tiết kiệm được thời gian vàng trong xả lũ", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
Trước tình hình mưa lớn kết hợp các thủy điện ở Tây Nguyên đồng loạt xả lũ về hạ lưu, hồ thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên) buộc phải xả lũ ở mức cao 9.400 m3/s. Nước lũ đang cao gây ngập sâu trên diện rộng tại tỉnh Phú Yên. Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, tính đến 13 giờ ngày 4/12, mưa lũ khiến cho 9 người tử vong, hàng ngàn nhà dân bị ngập nước, hệ thống giao thông, thủy lợi ở tỉnh Phú Yên bị hư hỏng nghiêm trọng.
Mùa mưa lũ lịch sử khiến miền Trung thiệt hại 36.000 tỷ đồng Năm 2020, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất xảy ra trên diện rộng tại khu vực miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản. Ước tính thiệt hại về kinh tế lên tới hơn 36.000 tỷ đồng. Chiều ngày 26/11, tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai tổ chức hội nghị...