Công bố kết quả 3 gói thầu thuốc tập trung cấp quốc gia, giảm hơn 1.300 tỷ đồng
Sáng 5/8, Bộ Y tế công bố kết quả lựa chọn nhà thầu của 3 gói thầu mua thuốc tập trung cấp quốc gia với tổng giá trị trúng thầu gần 6.300 tỷ đồng.
Cụ thể, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia giai đoạn 2022 – 2023 do Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia thực hiện, thời điểm đóng/mở thầu theo thông báo mời thầu đầu tiên vào ngày 15/10/2021.
Sau gần 10 tháng triển khai, Trung tâm Mua sắm đấu thầu tập trung cấp quốc gia cho biết tổng giá trị trúng thầu là gần 6.300 tỷ đồng (giá kế hoạch là hơn 7.630 tỷ đồng), tỷ lệ giảm giá là 21,25% (tương đương với 1.337 tỷ đồng).
Trong đó, gói thầu số 1 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Bắc giai đoạn 2022 – 2023 (mã hiệu: ĐTTT.01.2021) lựa chọn được 27 nhà thầu và 84 danh mục có đề xuất trúng thầu, giá trị trúng thầu là hơn 2.033 tỷ đồng (giá kế hoạch là gần 2.460 tỷ đồng).
Gói thầu số 2 cung cấp cho các tỉnh miền Trung và khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2022 – 2023 (mã hiệu: ĐTTT.02.2021) lựa chọn được 27 nhà thầu, 84 danh mục có đề xuất trúng thầu, giá trúng thầu là hơn 1.306 tỷ đồng (giá kế hoạch là hơn 1.560 tỷ đồng).
Gói thầu số 3 cung cấp cho các tỉnh miền Nam giai đoạn 2022 – 2023 (mã hiệu: ĐTTT.03.2021) lựa chọn được 24 nhà thầu, 86 danh mục có đề xuất trúng thầu, giá trúng thầu là hơn 2.953 tỷ đồng (giá kế hoạch là hơn 3.607 tỷ đồng).
Video đang HOT
Bệnh nhi hư thận điều trị tại khoa thận – nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.
Theo Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia, các gói thầu do trung tâm mua sắm thuốc ký thỏa thuận khung và các cơ sở y tế ký hợp đồng trực tiếp với nhà thầu, thời hạn thực hiện đến hết tháng 8/2024.
Trong trường hợp cần thiết, các cơ sở y tế và nhà thầu thỏa thuận thời gian ký hợp đồng trước ngày 1/9/2022 và hợp đồng có thời hạn trong vòng 24 tháng kể từ ngày ký.
Trước đó, việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia giai đoạn 2022 – 2023 được khởi động từ tháng 9/2021. Thời điểm đóng/mở thầu theo thông báo mời thầu đầu tiên vào ngày 15/10/2021, sau đó có 6 lần gia hạn và cuối cùng mở thầu vào ngày 28/2/2022, đến nay mới có kết quả.
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở nhiều nơi, chủ yếu là các loại thuốc, vật tư y tế thông dụng thuộc thẩm quyền mua sắm của các địa phương, đơn vị, gây ảnh hưởng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia giai đoạn 2022 – 2023 được thông qua kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết được tình trạng trên.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: 'Không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng'
Trong giai đoạn hậu dịch COVID-19, ngành y tế đối diện nhiều khó khăn, thách thức mới, trong đó nổi bật nhất là nguy cơ thiếu thuốc, vật tư y tế.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh không để TP thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng phát biểu tại buổi gặp gỡ cán bộ nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố - Ảnh: HỮU HẠNH
Trong buổi gặp gỡ giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và cán bộ nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP sáng 5-8, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nêu ra những khó khăn, thách thức mới xuất hiện trong giai đoạn hậu dịch COVID-19.
Nguy cơ đầu tiên được người đứng đầu ngành y tế TP.HCM nêu ra là dịch chồng dịch như sốt xuất huyết, dịch COVID-19, bệnh mới nổi... Bên cạnh đó, thành phố còn đối mặt nguy cơ thiếu thuốc, vật tư y tế.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết đã yêu cầu phòng nghiệp vụ dược triển khai nhiều hoạt động có hiệu quả trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các bệnh viện và các đơn vị trực thuộc, không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng.
Sẽ luân phiên đấu thầu tập trung các địa phương mỗi năm 2 lần tại các bệnh viện tuyến cuối thành phố, huy động nguồn lực của cả ngành y tế tham gia.
Tổ chức giám sát tình hình sử dụng thuốc, tổ chức điều phối giữa các bệnh viện. Chuẩn bị nguồn lực chuyên trách công tác quản lý và cung ứng thuốc cho bệnh viện, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc tại y tế cơ sở.
"Cũng lo thiếu thuốc nhưng không đến nỗi lo mà không dám đấu thầu mua sắm thuốc", ông Tăng Chí Thượng nói.
Một trong những nguy cơ được ông Tăng Chí Thượng nêu thêm là biến động nguồn nhân lực y tế khi nhân viên y tế công lập nghỉ việc có xu hướng tăng. Một số cán bộ quản lý xin nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau và tâm trạng lo lắng trong một số bộ phận nhân viên y tế đã xuất hiện.
Từ đầu năm đến nay có 891 viên chức, nhân viên các cơ sở y tế công lập xin nghỉ việc. Đồng thời cũng đã có nhiều nhân viên y tế mới tốt nghiệp xin vào làm việc.
Theo thống kê, số người làm việc năm 2021 là 42.914 người, số người làm việc 6 tháng đầu năm 2022 là hơn 42.608 người. Như vậy, từ giai đoạn cuối năm 2021 đến thời điểm hiện nay, số nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập đã giảm 306 người.
"Tuy tổng số người làm việc giảm không nhiều (306 người) nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập, bởi vì những người nghỉ việc là người có thâm niên, nhiều năm kinh nghiệm, còn người mới vào thì mới tốt nghiệp, cần thời gian để thực hành, làm việc", ông Tăng Chí Thượng chia sẻ.
Khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế Văn phòng Chính phủ vừa phát đi văn bản truyền đạt ý kiến của Thường trực Chính phủ về việc khắc phục tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế. Theo đó, văn bản số 4035/VPCP-KTTH ngày 29/6/2022 nêu rõ, ngày 29/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực...