Công bố kết luận về hải sản miền Trung sau sự cố Formosa
Sáng 20-9, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố kết quả xét nghiệm 1.340 mẫu hải sản thuộc 4 vùng biển chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Bộ Y tế đề nghị người dân không sử dụng một số loại hải sản ở các tỉnh miền Trung sống trong vòng 20 hải lý (ở tầng đáy)
Theo đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương lấy 1.040 mẫu hải sản được lấy hằng ngày ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung.
Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm. Không có mẫu nào phát hiện có Phenol.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đối với các hải sản: tôm, ghẹ, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý đã phát hiện 132/1.040 mẫu hải sản của 4 tỉnh có Phenol. Theo phân bố 132 mẫu hải sản có phát hiện Phenol đều nằm trong vùng từ 5 – 25 km (tương đương với khoảng từ 2,7- 13,5 hải lý) với tỉ lệ mẫu nhiễm cao nhất tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và thấp nhất tại biển Lăng Cô – Thừa Thiên Huế.
Để đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị không sử dụng một số loại hải sản nói trên sống trong vòng 20 hải lý (các loại hải sản tầng đáy).
Video đang HOT
Theo Bộ Y tế, các mẫu đều được kiểm nghiệm chỉ tiêu xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.
Bộ Y tế cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN-PTNT thực hiện giám sát định kỳ đối với các hải sản được khai thác tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời tiếp tục lấy mẫu các loại hải sản có phát hiện Phenol ở trên và các hải sản ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý để giám sát, xét nghiệm.
Ngoài ra, theo đề nghị UBND 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tiếp tục chỉ đạo Sở NN-PTNT, Sở Công Thương (đơn vị được giao quản lý kho hàng đông lạnh) phân loại hải sản theo từng lô, Sở Y tế chỉ đạo lấy mẫu theo từng lô và trả kết quả cho đơn vị quản lý được UBND giao nhiệm vụ. Chỉ cho phép lưu hành lô sản phẩm khi được xét nghiệm an toàn. Đối với các lô hàng không an toàn phải buộc tiêu huỷ và đền bù theo quy định.
Nước biển miền Trung đạt chuẩn Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, chất lượng môi trường nước biển tại tất cả các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thuỷ sinh. Cụ thể, qua phân tích 1.080 mẫu nước trong tháng 5 và 6 cho thấy hàm lượng các chất chính gây sự cố môi trường như sắt, xyanua, phenol đều giảm đáng kể. Đối với hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản tại những khu vực chịu tác động từng bị suy thoái mạnh cả về đa dạng và quy mô nhưng nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực. Để hồi phục nguồn lợi thuỷ sản và các hệ sinh thái thuỷ sinh, Bộ NN&PTNT khuyến cáo ngư dân chưa khai thác tại 3 khu vực nói trên.
Theo Danviet
Formosa xả thải, miền Trung thiệt hại thế nào?
Formosa cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, xử lý môi trường biển với số tiền 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD liệu có đủ?
Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD cho người dân miền Trung liệu có đủ?
Hà Tĩnh: Thiệt hại nặng, chưa thống kê xong
Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nên chính quyền địa phương đã và đang tiếp tục hỗ trợ gạo, tiền, thu mua hải sản cho bà con ngư dân theo chương trình của Chính phủ. Chủ tịch Thị xã Kỳ Anh Nguyễn Quốc Hà cho biết đã thành lập 12 tổ rà soát từ các xã nhưng chưa làm xong nên chưa thống kê hết thiệt hại.
Ông Lê Minh Đạo, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện đang giao các cấp, các ngành thu thập đánh giá, thống kê thiệt hại nhưng vẫn chưa có số liệu cuối cùng.
Quảng Bình: Thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng
Ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, thiệt hại do cá chết bất thường trong lĩnh vực thủy sản và nghề muối trên địa bàn tính đến ngày 31/5/2016 là 706 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại do giảm sản lượng khai thác biển là 210 tỷ đồng, thiệt hại nuôi trồng thủy hải sản là 298,6 tỷ đồng, thiệt hại về thu nhập của nhân dân tham gia đánh bắt trên tàu dưới 90CV phải dừng khai thác là 75,5 tỷ đồng. Các hộ dân sản xuất muối phải dừng sản xuất gây thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng. Nếu tình hình tiếp tục kéo dài thêm 5 tháng, thì mức thiệt hại sẽ tăng lên thành 2.085,5 tỷ đồng.
Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị: Ngư dân điêu đứng, bãi biển vắng hoe
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện tượng thủy sản chết bất thường thời gian qua trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại kinh tế khoảng 135 tỷ đồng.
Hơn 2 tháng nay, nhiều chiếc thuyền dưới 50CV của ngư dân vẫn phải nằm bờ. Trong khi hai san đánh bắt được giam đang kê thì ngươi tiêu dung lại rât de dăt. Nhiều ngư dân đã phai lên bơ tim cach mưu sinh băng nghê phu khac
Trong khi đó, theo thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Trị, hiện tượng hải sản chết bất thường này cũng đã gây ra thiệt hại về kinh tế trên 141,1 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về khai thác, nuôi trồng thủy sản trên 90 tỷ đồng... Chợ cá Cửa Tùng nằm ngay cửa biển, gần cảng cá Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) hiện vẫn rất hiếm cá biển được bày bán, chủ yếu là cá nước ngọt và các mặt hàng khác.
Đà Nẵng: Khách du lịch giảm 10%
Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường cho biết do tâm lý e ngại, dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, lượng khách đến Đà Nẵng giảm khoảng 10%. Sở Du lịch Đà Nẵng dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, sau một thời gian đã dần cải thiện tình hình. Hiện lượng khách đến Đà Nẵng bắt đầu tăng trở lại.
Theo Trần Lộc - Văn Thanh - Duy Lợi - Tấn Việt (Báo Giao thông)
Chủ cơ sở đông lạnh chưa đồng ý tiêu hủy 20 tấn cá nhiễm phenol Lấy lý do chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về khoản hỗ trợ sau khi đưa hải sản trong kho đi tiêu hủy, chủ cơ sở đông lạnh có 20 tấn cá được xác định nhiễm phenol đã không đồng ý tiêu hủy cá. Trước đó, ngành chức năng tỉnh Quảng Trị đã lên phương án tiêu hủy 20 tấn cá...