Công bố kết luận đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
Chiều 23/7, Thanh tra Chính phủ đã công bố Kết luận đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương liên quan đến KCN Sóng Thần 3.
Chiều 23/7, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố Kết luận về kết quả xử lý, xác minh đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam đối với ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, liên quan đến khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, về phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, theo quy định, thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp thuộc UBND tỉnh Bình Dương thì việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu công nghiệp Sóng Thần 3 chủ yếu điều chỉnh quy mô và mục đích sử dụng đất, tách thành 2 dự án khu công nghiệp và khu đô thị.
Ảnh minh họa.
Do đó, UBND tỉnh phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trước khi ra quyết định phê duyệt. Quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ, các sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp của Bình Dương và các cơ quan tham mưu của UBND tỉnh chậm giải quyết các đề nghị của Công ty cổ phần Đại Nam; chưa trả lời và giải thích nguyên nhân phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bằng văn bản kịp thời theo quy định; đưa ra nội dung kết luận tại các cuộc họp giữa các sở, ngành với công ty cổ phần Đại Nam chưa thống nhất, không đúng quy định với thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp và tham mưu báo cáo với UBND tỉnh chưa kịp thời.
Như vậy, nội dung tố cáo là có cơ sở, trách nhiệm liên quan với thiếu sót, các vi phạm nêu trên thuộc lãnh đạo Sở Xây dựng, các cơ quan và cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết công việc chậm, sai quy định; chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với doanh nghiệp.
Việc điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp về quy mô và mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, nhưng UBND tỉnh Bình Dương đã chậm xử lý các thủ tục để xin phép Thủ tướng phê duyệt.
Trách nhiệm này thuộc UBND tỉnh Bình Dương, trực tiếp là ông Nguyễn Hoàng Sơn, nguyên Chủ tịch và ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách thời kỳ đó, không liên quan trực tiếp đối với ông Lê Thanh Cung như đơn tố cáo đã nêu.
Thứ hai, đối với việc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu chức năng, Công ty cổ phần Đại Nam lập và trình quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần 3 nhưng chưa được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt là do nội dung, diện tích quy hoạch chưa phù hợp so với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.
Video đang HOT
Việc Sở Xây dựng tiếp nhận và xử lý hồ sơ trình duyệt quy hoạch của Công ty cổ phần Đại Nam trong thời gian dài từ năm 2009 đến năm 2013, chưa có văn bản phúc đáp trả lời, hướng dẫn chủ đầu tư quy định về lập phê duyệt quy hoạch, đồng thời chưa báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo là việc làm thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định tại quy chế làm việc của UBND tỉnh.
Như vậy, nội dung tố cáo là có cơ sở và trách nhiệm thuộc lãnh đạo và các đơn vị cá nhân thuộc Sở Xây dựng, không thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh và ông Lê Thanh Cung như đơn tố cáo đã nêu.
Việc chuyển nhượng đất ở trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3, các sở, ngành tham mưu trình và UBND tỉnh Bình Dương đã quyết định phê duyệt một số nội dung quản lý sử dụng đất đai không đúng qui định pháp luật, đó là phê duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Sóng Thần 3; trong đó có khu ở, xác định nghĩa vụ tài chính về đất, chuyển thời hạn sử dụng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trong Khu công nghiệp từ thuê 50 năm chuyển sang lâu dài. Khi phát hiện sai phạm chưa xử lý kịp thời theo đúng qui định. Trách nhiệm này thuộc lãnh đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Cục thuế, trực tiếp là Chi Cục thuế huyện Tân Uyên (bấy giờ) và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ phát sinh các sự việc nêu trên.
Về nội dung Công ty cổ phần Đại Nam thực hiện việc thỏa thuận góp vốn đầu tư thực chất là tự phân lô và chuyển nhượng đất nền không đúng quy định khi chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và chưa đầu tư hạ tầng theo đúng tiến độ dự án. Với thực trạng như nêu trên, Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương đã có nhiều ý kiến chỉ đạo; trong đó ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản số 3184 “không cho phép chuyển đất ở trong khu công nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào”.
Qua kết quả xác minh cho thấy việc ông Lê Thanh Cung ký ban hành văn bản chỉ đạo nêu trên là đúng thẩm quyền, đúng ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và đúng quy định pháp luật. Như vậy, nội dung tố cáo là chưa đủ cơ sở, trách nhiệm thuộc người tố cáo.
Kết luận Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị xử lý các nội dung: Về công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các sở, ngành rà soát việc thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu công nghiệp để đánh giá, sớm đề xuất những nội dung cần điều chỉnh trên cơ sở xác định như nhu cầu, quy mô khu đất ở trong khu công nghiệp; trong đó có Khu công nghiệp Sóng Thần 3 để đảm bảo quy hoạch phù hợp sử dụng đất đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 78 ngày 19/06/2013 của Chính phủ để Thủ tướng xem xét quyết định.
Đồng thời khắc phục ngay các vi phạm, thiếu sót trong việc phê duyệt quy hoạch chuyển thời hạn và cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất ở trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3 theo đúng quy định của pháp luật.
Về xử lý trách nhiệm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương thực hiện việc xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có thiếu sót, vi phạm trong việc phê duyệt quy hoạch 1/2000 và 1/500; quyết định thời hạn sử dụng đất ở lâu dài và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3 và chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ, xử lý việc phân lô bán nền trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
UBND tỉnh Bình Dương xem xét, đề xuất xử lý đối với việc tố cáo với nội dung chưa đủ cơ sở theo quy định của pháp luật về tố cáo. Thanh tra Chính phủ phối hợp với cơ quan chức năng liên quan xem xét xử lý những nội dung tố cáo chưa đủ cơ sở theo quy định của pháp luật.
Theo TTXVN
Bình Dương nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó sau vụ gây rối
Tạm tứng tiền bồi thường bảo hiểm, miễn giảm tiền thuế đất, cơ sở hạ tầng, ước giảm thuế nguyên phụ liệu, miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định, giãn hạn thuế... là những gì tỉnh Bình Dương đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp sau sự cố gây rối giữa tháng 5/2014.
Đại diện các DN nhận sự hỗ trợ từ tỉnh Bình Dương
Ngay khi vụ gây rối xảy ra tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành, Trung ương đã chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương khẩn trương thực hiện mọi biện pháp nhằm khắc phục hậu quả cho các doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng. Theo đó, phần thiệt hại của các DN thuộc phạm vi được bồi thường bảo hiểm sẽ do các Công ty Bảo hiểm giải quyết.
Ngoài những thiệt hại thuộc phạm vi được bảo hiểm, phần còn lại theo thẩm quyền tỉnh Bình Dương hỗ trợ đến mức tối đa cho các DN. Trong đợt hỗ trợ lần thứ nhất sẽ có 37 DN được mỗ trợ với tổng số tiền (sau khi trừ số tiền gia hận, ân hạn) là gần 286 tỷ đồng.
Ngoài ra, ở lĩnh vực xây dựng; UBND tỉnh Bình Dương sẽ miễn giấy phép xây dựng đối với các trường hợp xây dựng lại, sửa chữa, cải tạo công trình bị thiệt hại... DN chỉ cần gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng biết để quản lý. Những trường hợp còn lại, tỉnh Bình Dương cũng cho phép DN được tổ chức thiết kế, xây dựng trước khi thực hiện cấp phép xây dựng nhưng cần đảm bảo chất lượng công trình, an toàn cho con người và công trình lân cận, đảm bảo quy chuẩn về PCCC, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và hành lang vảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông...
Lĩnh vực Thuế, các DN sẽ được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng, được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn giảm tiền thuế đất, thuê cơ sở hạ tầng tuỳ theo mức độ tự tế thiệt hại. Bên cạnh đó, chính sách thuế Hải quan đối với các DN cũng được miễn giảm phần thuế nhập khẩu, không xử phạt hành chính đối với các DN chậm nộp hồ sơ thanh khoản do bị thiệt hại, thực hiện giãn nợ thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu để sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị, linh kiện bị tổn thất hư hại...
Trong những chính sách hỗ trợ được UBND tỉnh Bình Dương đưa ra, chính sách về lao động việc làm được nhiều DN và người lao động rất quan tâm. UBND tỉnh Bình Dương đã thành lập các tổ tư vấn lưu động nhằm kết nối nguồn cung lao động kỹ thuật từ các trường, trung tâm dạy nghề, nguồn lao động cung ứng từ các tỉnh thành trên cả nước để chủ động cung ứng miễn phí cho DN, đồng thời tăng tần suất các sàn giao dịch việc làm, cung cấp thông tin, vị trí việc làm thường xuyên đến người lao động.
Đối với lao động nước ngoài, tỉnh Bình Dương đã rút ngắn thời gian giải quyết và đơn giản thủ tục cấp giấy phép lao động (từ 3 ngày xuống còn 1 ngày), đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (từ 10 ngày xuống còn 3 ngày)...
Về Bảo hiểm xã hội và an ninh trật tự, tỉnh Bình Dương cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức in ấn, cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị mất, cháy. Hiện đã cấp lại trên 24.000 sổ. Đồng thời thu hồi lượng tài sản lớn bị mất cắp để trao trả lại cho các DN, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng lực lượng thanh niên xung kích tại chỗ để bảo vệ DN và công nhân khi cần thiết.
Trong đợt công bố chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ các DN bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh sau vụ gây rối xảy ra vào giữa tháng 5/2014, tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ 37 DN bị thiệt hại nặng với tổng số tiền (sau khi trừ số tiền gia hận, ân hạn) là gần 286 tỷ đồng.
Với các chính sách và mức hỗ trợ cụ thể, các DN bị ảnh hưởng từ vụ gây rối xảy ra vào giữa tháng 5 sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn
Điển hình, Công ty TNHH Việt Nam Mỹ Thanh (của Đài Loan) được hỗ trợ về các lĩnh vực miễn giảm tiền thuê đất, cơ sở hạ tầng, ước giảm thuế nguyên phụ liệu nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định, không thu thuế GTGT, giãn hạn thuế ân hạn 2 năm. Mức tiền hỗ trợ đợt 1 của UBND tỉnh Bình Dương với công ty này ước tính vào khoảng hơn 11 tỷ đồng. Mức hỗ trợ nhiều nhất trong đợt 1 dành cho Công ty ASAMA Việt Nam (đóng tại KCN Sóng Thần 1) với số tiền trên 64 tỷ đồng. Hình thức hỗ trợ là miễn giảm tiền thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng, ước giảm thuế nguyên phụ liệu.
Ngoài ra, các DN của Hồng Kông, Trung Quốc và một số DN của Việt Nam cũng được hỗ trợ ở các lĩnh vực như trên với số tiền từ vài chục triệu đến hàng chục tỷ đồng.
Ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đến thời điểm hiện tại Công an tỉnh đã hoàn tất kết luận điều tra vụ gây rối tại Bình Dương và đã có thông báo đến các nhà đầu tư bị thiệt hại để làm cơ sở làm bảo hiểm.
"Khi biết được nguyên nhân thiệt hại thì đến giờ này các Công ty bảo hiểm cơ bản thống nhất triển khai các biện pháp bồi thường khá tốt. Tuy nhiên, UBND tỉnh vẫn nghe phản ánh còn một vài Công ty Bảo hiểm nào đó chưa thực hiện làm các thủ tục tạm ứng tiền bồi thường bảo hiểm cho DN vì vướng mắc ở khâu nào đó thì đề nghị phía Công ty Bảo hiểm đó liên hệ trực tiếp với công an tỉnh Bình Dương để được giải thích rõ công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân dẫn đến thiệt hại của các DN" - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chia sẻ.
Ông Cung cho biết thêm, khó khăn hiện nay các DN trên địa bàn gặp phải là việc thẩm định thiệt hại với các nhà đầu tư còn nhiều vướng mắc chậm trễ. Tuy nhiên, phía UBND tỉnh Bình Dương sẽ luôn sát cánh với DN để tìm giải pháp khắc phục nhanh nhất.
Theo Dantri
Sau vụ gây rối, Bình Dương lập lực lượng tự vệ DN Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung vừa có văn bản chỉ đạo gửi Công an tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore và các cơ quan chức năng địa phương về việc thành lập lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này. Chỉ...