Công bố hình ảnh hoàng hôn khi nhìn từ hành tinh khác
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa đăng tải video quay lại cảnh hoàng hôn kì vĩ ở các hành tinh khác nhau.
Hoàng hôn nhìn từ các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Trình duyệt mô phỏng hoàng hôn của NASA được phát minh bởi Geronimo Villanueva, một nhà thiên văn học từ Trung tâm du hành không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland. Villanueva đã nghĩ đến ý tưởng chụp ảnh động này trong khi xây dựng một công cụ mô hình máy tính phục vụ cho nhiệm vụ tới khám phá sao Thiên vương trong tương lai, cũng là hành tinh thứ 7 của Hệ Mặt trời.
Trong đoạn video, NASA đã cho người xem chiêm ngưỡng hoàng hôn được nhìn từ bề mặt Trái đất, sao Kim, sao Hỏa, sao Thiên Vương và thậm chí cả Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Khi các hành tinh này quay ra khỏi vùng chiếu sáng của Mặt trời, nghĩa là lúc hoàng hôn xuống, các photon bị phân tán theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào năng lượng của chúng cũng như các loại phân tử trong khí quyển. Kết quả cho ra cực quang với màu sắc vô cùng ngoạn mục và đặc biệt, ở mỗi một nơi sẽ có một màu hoàn toàn khác nhau.
Hoàng hôn trên sao Hỏa sẽ chuyển từ màu nâu sang màu xanh lam do các hạt bụi sao Hỏa phân tán màu xanh hiệu quả hơn. Còn trên sao Thiên Vương, hoàng hôn là khoảnh khắc ánh sáng mờ dần thành màu xanh hoàng gia với một chút màu ngọc lam do bầu khí quyển ở đây rất giàu hydro, heli và metan.
Mô phỏng hoàng hôn, về cơ bản là mô phỏng bầu trời, hiện đã tìm được một công cụ trực tuyến được sử dụng rộng rãi có tên là máy phát quang phổ hành tinh, được phát triển bởi Villanueva và các đồng nghiệp của ông tại NASA Goddard. Với loại máy phát này, các nhà khoa học sẽ có thể ghi lại quá trình truyền ánh sáng qua bầu khí quyển của các hành tinh, ngoại hành tinh, Mặt trăng và sao chổi. Từ những dữ liệu đó, họ có thể chẩn đoán thành phần trong bầu khí quyển và bề mặt của các hành tinh được làm từ gì.
Kỳ thú 'cuộc diễu hành của các hành tinh' diễn ra vào tháng 7
Cuộc diễu hành của các hành tinh sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần của tháng 7 nhưng không thể quan sát hoàn toàn.
Mặc dù không có thuật ngữ "cuộc diễu hành của các hành tinh" trong khoa học, người yêu thiên văn học thường dùng cụm từ này khi nói về hiện tượng các hành tinh xếp thành một hàng trong cùng một khu vực trên bầu trời.
Một cuộc diễu hành như vậy từng xảy ra vào ngày 18/4/2002. Theo dự kiến, sự kiện tương tự sẽ diễn ra vào tháng 7/2020. Kế đó là tháng 3, tháng 6/2022 và các năm 2040, 2854.
Hình ảnh mô phỏng về "cuộc diễu hành của các hành tinh". (Ảnh: Starwalk)
Trong cuộc diễu hành vào tháng 7 tới đây, tất cả các hành tinh của hệ Mặt trời - Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương cùng hành tinh lùn Pluto - sẽ xếp thành hàng (hơi cong một chút) ở một phía của Mặt Trời cùng một lúc.
Theo Faina Rubleva - Giám đốc khoa học của Đài thiên văn Matxcơva, ở sự kiện năm nay, Mặt trời sẽ bị sao Thủy che khuất, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương không thể quan sát bằng mắt thường.
"Sao Thổ, Sao Mộc và Sao Hỏa có thể nhìn thấy được vào ban đêm. Chúng ta không nhìn thấy Trái đất vì chúng ta ở trên đó. Có thể nhìn thấy sao Kim, nhưng chỉ vào buổi sáng. Còn Sao Thủy nằm ở phía dưới, bên cạnh Mặt trời và Mặt trời làm lu mờ nó", bà cho hay.
Bà Rubleva cũng lưu ý rằng các hành tinh trên bầu trời sẽ di chuyển chậm và từ từ tạo thành một đoàn diễu hành dần dần. Do đó, hiện tượng này có thể được quan sát trong khoảng hai tuần, trái ngược với nhật thực và nguyệt thực xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
"Từ 4/7, chúng ta có thể quan sát Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ vào ban đêm và Sao Kim vào buổi sáng. Tới ngày 14, tầm nhìn của Sao Thổ và Sao Mộc sẽ được cải thiện vì đây là thời điểm chúng phản xạ ánh sáng mặt trời tốt và sẽ thuận tiện nhất để quan sát", bà cho biết thêm.
Phát hiện thêm 20 vệ tinh mới, Sao Thổ trở thành "nhà vô địch" về mặt trăng Với việc phát hiện thêm 20 mặt trăng, Sao Thổ hiện có đến 82 mặt trăng, 'qua mặt' Sao Mộc, trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất trong hệ Mặt trời. Các nhà thiên văn học đã tìm thấy 20 mặt trăng mới quay quanh Sao Thổ, nâng tổng số mặt trăng của hành tinh này lên con số 82. Với...