Công bố dự án thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp logistics với giáo dục nghề nghiệp
Ngày 14/4, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã công bố giai đoạn tiếp theo của hoạt động hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam 2021-2025.
Dự án giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, tập trung vào logistics.
Bộ LĐTBXH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam chính thức khởi động dự án thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp logistics với giáo dục nghề nghiệp.
Trong bốn năm qua, chương trình Aus4Skills (Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực) đã đẩy mạnh việc gắn kết các doanh nghiệp logistics với GDNN ở Việt Nam, giúp bảo đảm kỹ năng của sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong ngành logistics.
Kể từ năm 2017, có hơn 5.300 sinh viên một số cơ sở GDNN được hưởng lợi từ chương trình Aus4Skill thông qua việc chất lương giảng dạy được nâng cao. Tỷ lệ nhập học vào các khóa liên quan đến ngành logistics của các cơ sở này đã tăng gấp 8 lần và sinh viên tốt nghiệp tại đây rất được các nhà tuyển dụng chào đón vì họ có thể làm việc ngay.
Video đang HOT
Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: “Tại Việt Nam, ngành logistics đươc coi là một ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân bởi ngành này phục vụ việc kết nối và phát triển kinh tế. Một lực lượng lao động lành nghề sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của ngành logistics. Tôi tin tưởng việc khởi động giai đoạn hai dự án hỗ trợ GDNN của chương trình Aus4Skills là một bước tiến giúp Australia và Việt Nam cùng thực hiện tầm nhìn chung về việc nâng cao kỹ năng cho lực lương lao động ở Việt Nam”.
Dự án giai đoạn 2 trị giá lên tới 13,8 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 246 tỷ đồng), bắt đầu vào năm 2021 và sẽ mở rộng thành công mô hình gắn kết trong thời gian tới. Dự án được thiết kế nhằm giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động. Hoạt động hỗ trợ này tập trung vào logistics, một ngành được Việt Nam ưu tiên phát triển. Đến năm 2025, ngành này được kỳ vọng sẽ đóng góp từ 8% – 10% tổng thu nhập quốc dân.
Sự hỗ trợ của Australia thông qua chương trình Aus4Skills sẽ tập trung hợp tác với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp đối tác. Các hoạt động của dự án sẽ tạo cơ hội phát triển chuyên môn cho giáo viên, các nhà quản lý, lãnh đạo GDNN, xây dựng khung đảm bảo chất lượng đào tạo và chương trình phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp., với sự hỗ trợ và gắn kết chặt chẽ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ tiếp tục tạo cơ hội để phụ nữ, người khuyết tật tiếp cận được GDNN và việc làm trong ngành logistics do ngành này vốn được coi là ngành nghề dành cho nam giới, mặc dù phụ nữ có đủ kỹ năng và năng lực.
Đại diện Đại sứ Australia tại Việt Nam chia sẻ: “Australia tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển ở giai đoạn tiếp theo, bao gồm cả việc củng cố kỹ năng của lực lượng lao động. Một lực lượng lao động lành nghề sẽ giúp đảm bảo cho các ngành của Việt Nam duy trỉ được độ cạnh tranh. Điều này hết sức quan trọng, giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế và phục hồi sau đại dịch”.
Thu hút doanh nghiệp hợp sức nâng chất đào tạo nghề
Việc liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chặt giữa lý thuyết và thực hành.
Do đó, chính sách khuyến khích thu hút những người có trình độ cao, tay nghề giỏi tham gia vào giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp có vai trò quyết định.
Ông Trần Minh Thịnh, Vụ trưởng Vụ Nhà giáo mong muốn có cơ chế để thu hút doanh nghiệp tham gia với các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề. Ảnh: Tổng cục GDNN.
Chiều ngày 16/11, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tổ chức tọa đàm trực tuyến "Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và người đào tạo là người của doanh nghiệp" để lấy ý kiến góp ý vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ đào tạo từ doanh nghiệp.
Theo ông Trần Minh Thịnh, Vụ trưởng Vụ Nhà giáo (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp), hiện nay cả nước có gần 84.000 nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng nhà giáo tại các cơ sở này đang từng bước được nâng lên về trình độ đào tạo, trên 92% nhà giáo đạt chuẩn về sự nghiệp sư phạm; khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành.
Sự phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã góp phần vào thành quả của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong những năm qua: Trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có việc làm; có trường, có nghề đạt tỷ lệ 100% với mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.
Ông Trần Minh cho biết, bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều bất cập như trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo nhìn chung còn hạn chế, tỷ lệ nhà giáo vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành thấp (khoảng 51%). Kỹ năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tiếp cận năng lực và yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19.
Đặc biệt, hệ thống giáo dục nghề nghiệp chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người có trình độ cao, tay nghề giỏi tham gia vào giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 theo quan điểm là nhân tố quyết định phát triển sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp. Phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng. Đặc biệt hình thành và phát triển đội ngũ người đào tạo là người của doanh nghiệp để tham gia vào đào tạo các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
Bà Vi Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động đào tạo thông qua vị trí công việc. 70 - 80% doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử... đã cử lao động lành nghề có kỹ năng đứng ra kèm cặp cho các nhân viên mới tham gia vào các công đoạn trên dây chuyền sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng hợp tác, tham gia vào trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cũng như đào tạo nội bộ để người lao động có kỹ năng tham gia vào sản xuất nhanh nhất.
Về phía cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đại diện Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp, cho hay nhà trường coi việc liên kết mật thiết với doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, là chìa khóa giải quyết các vấn đề đảm bảo việc đào tạo đạt hiệu quả. Doanh nghiệp đã tham tham tất cả các khâu trong quá trình đào tạo của nhà trường như đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ công tác tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tham gia vào hoạt động đào tạo tại ở cả trường và doanh nghiệp....
Tuy nhiên, đại diện Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp cho rằng, bài toán khó với các trường cao đẳng, trung cấp hiện nay là làm thế nào để doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích của họ khi tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề chứ không phải chỉ đơn thuần ràng buộc từ khung pháp lý. Điều này đòi hỏi mỗi trường phải xây dựng riêng những chiến lược, phương pháp cụ thể, đặc thù khi tiếp cận và phát triển quan hệ doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, công tác nhà giáo trong giai đoạn tới là sẽ ưu tiên hợp tác và cung ứng, chia sẻ nguồn nhân lực, trong đó có sự hợp tác với các doanh nghiệp để tiếp cận công nghệ mới của tập đoàn sản xuất lớn, rèn luyện kỹ năng thực hành nghề.
Chính phủ công bố 3 đột phá chiến lược tài chính đến 2030 Chiến lược Tài chính đến năm 2030 đã đề ra 3 đột phá về nâng cao chất lượng thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nền tảng tài chính số; khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 368/2022 phê duyệt Chiến lược Tài chính đến 2030 với 3 đột phá....