Công bố ‘động trời’ về nguy cơ tái nhiễm COVID-19
Các nghiên cứu cho thấy, nếu bạn đã mắc COVID-19 rồi, bạn có thể không bị mắc lại nữa. Theo đó, hai nghiên cứu mới đưa ra bằng chứng đáng mừng rằng, nếu bạn mắc COVID-19, cơ thể bạn có thể bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2 trong tương lai.
Kháng thể sẽ giúp hệ miễn dịch phát hiện ra SARS-CoV-2 để loại bỏ
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tạo ra kháng thể với coronavirus ít có khả năng xét nghiệm lại dương tính trong vòng 6 tháng và có thể lâu hơn.
Đây là tin tốt khi chúng ta có vắc-xin COVID-19 khi nó kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể có khả năng chống chọi với virus SARS- CoV-2.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người có kháng thể từ các bệnh nhiễm trùng tự nhiên có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn nhiều … khi bị nhiễm lại virus, Tiến sĩ Ned Sharpless, giám đốc. của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho biết.
Nghiên cứu của viện này không liên quan gì đến bệnh ung thư, nhiều nhà nghiên cứu liên bang đã chuyển sang làm việc nghiên cứu về coronavirus vì đại dịch.
Cả hai nghiên cứu đều sử dụng hai loại xét nghiệm. Một là, xét nghiệm máu để tìm kháng thể, có thể tồn tại nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh. Hai là, xét nghiệm sử dụng mẫu mũi hoặc các mẫu khác để phát hiện bản thân hoặc các mẩu của virus, gợi ý sự lây nhiễm hiện tại hoặc gần đây.
Video đang HOT
Một nghiên cứu được Tạp chí Y học New England vừa công bố liên quan đến hơn 12.500 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Oxford ở Vương quốc Anh. Trong số 1.265 người đã có kháng thể coronavirus ngay từ đầu, chỉ có hai người có kết quả dương tính với các xét nghiệm để phát hiện nhiễm trùng đang hoạt động trong 6 tháng sau đó và không có triệu chứng.
Điều này trái ngược với 11.364 nhân viên ban đầu không có kháng thể; 223 người trong số họ có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trong khoảng 6 tháng sau đó.
Nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ liên quan đến hơn 3 triệu người đã làm xét nghiệm kháng thể từ hai phòng thí nghiệm tư nhân ở Mỹ. Chỉ 0,3% những người ban đầu có kháng thể sau đó xét nghiệm dương tính với coronavirus, so với 3% những người thiếu kháng thể như vậy.
Sharpless nói: “Thật vui mừng” khi thấy rằng các nhà nghiên cứu ở Oxford đã giảm nguy cơ tương tự khả năng bị nhiễm bệnh lần hai giảm 10 lần nếu có kháng thể.”
Báo cáo của viện này đã được đăng trên một trang web mà các nhà khoa học sử dụng để chia sẻ nghiên cứu và đang được xem xét tại một tạp chí y khoa lớn.
Joshua Wolf, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St.Jude ở Memphis, cho biết: “Không phải là một bất ngờ … nhưng nó thực sự khiến mọi người yên tâm vì nó cho mọi người biết rằng, khả năng miễn dịch đối với virus là phổ biến. ”
Bản thân các kháng thể có thể không mang lại sự bảo vệ, chúng có thể chỉ là một dấu hiệu cho thấy các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như tế bào T, có thể chống lại bất kỳ sự phơi nhiễm mới nào với virus, ông nói.
Wolf nói thêm: “Chúng tôi không biết khả năng miễn dịch này kéo dài bao lâu. Các trường hợp người nhiễm COVID-19 nhiều hơn một lần đã được xác nhận, vì vậy mọi người vẫn cần bảo vệ bản thân và những người khác bằng cách ngăn ngừa tái nhiễm.”
Chống Covid-19, vắc-xin thôi vẫn chưa đủ!
Nga đã bắt đầu đợt tiêm vắc-xin ngừa dịch Covid-19 quy mô lớn đầu tiên tại thủ đô Moscow hôm 5-12. Những đối tượng ưu tiên thuộc nhóm có nguy cơ cao, gồm nhân viên y tế và giáo viên
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 4-12 cảnh báo chính phủ và người dân các nước không nên mất cảnh giác trước đại dịch Covid-19 dù các đợt tiêm phòng sắp diễn ra.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhìn nhận cuộc chiến chống đại dịch đã làm chết hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu là chặng đường dài và hành động của người dân cùng các chính phủ sẽ quyết định tình hình dịch bệnh trong ngắn hạn cũng như khi nào dịch bệnh kết thúc.
WHO cho rằng các hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn đang chịu áp lực nặng nề. Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cùng ngày cảnh báo người dân không nên tự mãn khi vắc-xin sắp được triển khai. Vắc-xin là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 nhưng nó sẽ không thể tự chấm dứt đại dịch.
Theo hãng tin Reuters, 2 loại vắc-xin tiềm năng của 2 công ty dược Pfizer và BioNTech cùng với hãng dược Moderna có thể sớm được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Khoảng 20 triệu người Mỹ có thể được tiêm vắc-xin trong năm nay, giúp ngăn chặn làn sóng lây nhiễm ở quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.
Một phụ nữ được tiêm vắc-xin Sputnik V tại một phòng khám ở thủ đô Moscow - Nga hôm 5-12 Ảnh: Reuters
Với nỗ lực sớm tiêm vắc-xin ngừa dịch Covid-19 cho người dân, Bahrain đã trở thành nước thứ hai cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc-xin ngừa Covid-19 do Pfizer và BioNTech phát triển. Hãng thông tấn nhà nước Bahrain đã đưa ra thông báo trên hôm 4-12, hai ngày khi Anh trở thành quốc gia đầu tiên có quyết định tương tự.
Tuy nhiên, Bahrain không cho biết đã ký hợp đồng mua bao nhiêu liều vắc-xin cũng như thời điểm bắt đầu tiêm phòng cho người dân. Với dân số khoảng 1,6 triệu người, Bahrain hiện ghi nhận khoảng 87.000 ca nhiễm và 341 trường hợp tử vong do dịch Covid-19.
Trong khi đó, Công ty Công nghệ sinh học Moderna (Mỹ) cũng đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sau khi kết quả đầy đủ từ nghiên cứu giai đoạn cuối cho thấy vắc-xin của hãng có hiệu quả 94,1% và không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về sự an toàn.
Giám đốc điều hành Moderna Stephane Bancel hôm 4-12 cho biết hãng này sẽ sản xuất 500 triệu liều vắc-xin ngừa dịch Covid-19 trong năm 2021. Theo kết quả công bố trên Tạp chí Y học New England ngày 3-12, vắc-xin do Moderna phát triển tạo ra kháng thể mạnh tồn tại trong cơ thể những người được tiêm 2 liều là khoảng 3 tháng, sau đó giảm dần.
Trong diễn biến mới của cuộc đua vắc-xin trên toàn cầu, kết quả thử nghiệm trên 20.000 người cho thấy tỉ lệ thành công của vắc-xin Sputnik V (Nga) lên đến 98,5%. Cụ thể, theo kênh RT, khoảng 273 tình nguyện viên trong tổng số 20.000 người tham gia thử nghiệm vắc-xin Sputnik V bị nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 sau khi được tiêm 2 liều, tương đương 1,5%.
Thủ đô Moscow đã bắt đầu phân phối vắc-xin thông qua 70 trung tâm y tế hôm 5-12, đánh dấu đợt tiêm chủng quy mô lớn lần đầu tiên của Nga. Những đối tượng ưu tiên thuộc nhóm có nguy cơ cao, gồm nhân viên y tế và giáo viên. Liều thứ hai dự kiến được tiêm sau mũi thứ nhất 21 ngày.
Các nhà khoa học quốc tế tỏ ra lo ngại về tốc độ nghiên cứu, sản xuất và triển khai tiêm phòng của Nga trước khi có các cuộc thử nghiệm đầy đủ để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của Sputnik V.
FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp liệu pháp kháng thể Covid-19 Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm qua (21/11) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho liệu pháp kháng thể Covid-19 của công ty dược phẩm Regeneron Pharmaceuticals. Theo thông báo của FDA, các kháng thể đơn dòng là casirivimab và imdevimab nên được phối hợp sử dụng trong điều trị Covid-19 cho người lớn và trẻ...