Công bố điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Sáng 10/10, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết, đến năm 2020, sẽ cải tạo, mở rộng nhà ga hành khách hiện hữu đạt công suất 9 triệu hành khách/năm, 2 cao trình trên diện tích khu đất 10.000m2. Xây mới nhà ga hành khách quốc tế công suất 2 – 4 triệu hành khách/năm, 2 cao trình trên diện tích khi đất 21.000m2.
Xây dựng nhà khách VIP trên diện tích khu đất 4.200m2. Khu các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: kiểm dịch y tế, hải quan, công an cửa khẩu, công an địa phương và Cảng vụ hàng không được quy hoạch trên các khu đất với tổng diện tích khoảng 11.200m2. Trạm xe ngoại trường, khu tập kết, sữa chữa, bảo trì trang thiết bị mặt đất: sử dụng 2 lô đất phía Nam nhà ga hành khách hiện hữu với tổng diện tích đất 13.000m2…
Lễ công bố điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng được tổ chức sáng 10/10
Tổng diện tích Cảng hàng không Đà Nẵng sẽ được mở rộng từ 855 ha (hiện có) lên 855,57 ha (theo quy hoạch).
Đến năm 2030, sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình như đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, hàng hóa, bảo dưỡng tàu bay, trạm xe ngoại trường, tập kết, sửa chữa, bảo trì trang thiết bị mặt đất, kiểm định, chế biến thức ăn… và các công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải…
Video đang HOT
Các chỉ tiêu quy hoạch của giai đoạn này sẽ được xác định cụ thể sau khi quy hoạch điều chỉnh phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy hoạch, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng được mở rộng thêm gần 1ha
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho biết, hệ thống sân bay Việt Nam có 21 sân bay. Ngoài sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, ở miền Trung, sân bay Đà Nẵng có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Cũng theo Thứ trưởng, đầu tháng 11 sẽ khởi công xây dựng. Vì vậy, đề nghị các cơ quan đặc biệt là UBND thành phố hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải, Cảng hàng không Việt Nam, các đơn vị kinh doanh trong Cảng hàng không Đà Nẵng làm thế nào để hết quý I/2017 có sân bay Đà Nẵng mới đón APEC. Đây là vinh dự của Đà Nẵng nhưng cũng là vinh dự của quốc gia.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Điều chỉnh quy hoạch để Sân bay Điện Biên đón tàu bay A320/321
Đường băng Cảng hàng không Điện Biên sẽ được kéo dài khoảng 2.400m x 45m để có thể đoán được loại tàu bay A320/321 và tương đương trở lên.
Hiện tại mới chỉ có Vietnam Airlines đầu tư máy bay ATR 72 khai thác đường bay Điện Biên - Hà Nội với tần suất hai chuyến/ngày
Cục Hàng không Việt Nam vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030.
Theo đó, cảng hàng không Điện Biên sẽ xây dựng đường hạ cất cánh mới theo hướng xoay trục so với đường hạ cất cánh hiện tại 15 độ về hướng Tây, đảm bảo không ảnh hưởng đến di tích lịch sử quốc gia, xây dựng được phương thức tiếp cận hạ cánh và kéo dài đường hạ cánh đạt khoảng 2.400m x 45m.
Việc điều chỉnh này nhằm giúp sân bay Điện Biên khai thác các loại tàu bay A320/321 và tương đương trở lên; phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không.
Được biết, hiện cơ sở hạ tầng sân bay Điện Biên chỉ đạt cấp 3C, đáp ứng yêu cầu khai thác tàu bay ATR72 và tương đương trở xuống. Do vậy, sân bay Điện Biên chỉ có khai thác các chặng bay ngắn như Hà Nội - Điện Biên, Hải Phòng - Điện Biên, không thể mở các đường bay tầm trung trở lên như Đà Nẵng - Điện Biên, Tp.HCM - Điện Biên.
Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển đội tàu bay hiện tại của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet, Jestar Pacific từ nay đến năm 2030 tập trung vào các loại tàu bay A320 trở lên và kết cấu hạ tầng sân bay Điện Biên hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu khai thác của các hãng hàng không trong những năm tới.
Theo ông Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết cảng hàng không Điện Biên được xây dựng từ kỳ Pháp thuộc (năm 1940).
"Theo quy hoạch tổng thể cảng hàng không Điện Biên giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025, đây là cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế phục vụ chung dân dụng và quân sự. Tuy nhiên, dù đã được đầu tư nâng cấp nhiều lần nhưng do cảng hàng không Điện Biên Phủ nằm trong lòng chảo Điện Biên, khó khăn về địa hình không thể lắp đặt được hệ thống dẫn đường chính xác nên không bay được vào ban đêm", ông Sơn cho biết.
Hiện tại mới chỉ có Vietnam Airlines đầu tư máy bay ATR 72 khai thác tuyến bay Điện Biên - Hà Nội với tần suất hai chuyến/ngày.
Năm 2014, tỉnh Điện Biên đã đón 440 ngàn lượt du khách, trong đó số lượng hành khách đi máy bay trên 81 ngàn lượt người; khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đạt trên 62 ngàn tấn. Do đó, ông Sơn đề nghị mở thêm hai tuyến bay nội địa gồm Điện Biên - Vinh và Điện Biên - Hải Phòng. Cùng với hai đường bay nội địa trên, ông Sơn cũng đề nghị mở tuyến Điện Biên - LuangPhraBang. Được biết, trong năm 2014, có khoảng hơn 3 nghìn khách Lào và Thái Lan đến Điện Biên và khoảng hơn 3.500 người Điện Biên sang Lào.
Theo Anh Minh
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Quy hoạch lại để nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể, quy hoạch được điều chỉnh theo hướng nâng công suất khai thác của sân bay lên hơn 3 lần. Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện...