Công bố dàn giám khảo của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2018
Cục Điện ảnh, đơn vị đồng tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (Haniff) lần thứ V -2018 vừa tiết lộ danh sách Ban giám khảo ở 3 hạng mục Phim dự thi LHP quốc tế lần này. Đó là BGK các hạng mục Phim truyện, Phim ngắn và giải Netpac.
Theo đó, Hội đồng BGK Phim truyện gồm 5 thành viên do Ông Oguri Kohei – Đạo diễn, Biên kịch Nhật Bản làm Trưởng ban. 4 thành viên khác gồm: Ông Allan Starski – Nhà thiết kế mỹ thuật Ba Lan, Ông Shahram Mokri – Đạo diễn Iran, Ông Shahram Mokri – Đạo diễn Iran, Ông Lee Dong Ha – Nhà sản xuất phim Hàn Quốc và diễn viên, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân của Việt Nam.
Đạo diễn, biên kịch Kohei Oguri sinh năm1945 tại tỉnh Gunma, Nhật Bản. Với bộ phim đầu tay được thực hiện năm 1981 có tên Muddy River, Kohei Oguri đã nhận nhiều giải thưởng như: Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Đạo diễn xuất sắc nhất của năm, giải Đạo diễn tài năng mới của Liên đoàn đạo diễn Nhật Bản. Bộ phim cũng đã được gửi tranh giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất Oscar 1982 và giành giải Bạc tại LHP QT Matxcova. Tác phẩm tiếp theo của Kohei Oguri là For Kayako đã nhận giải Georges Sadoul Award năm 1984. Bộ phim The Sting of Death của ông đã giành giải thưởng lớn của BGK tại LHP Cannes lần thứ 90. Năm 1985, Kohei Oguri là thành viên BGK LHP QT Matxcova lần thứ 14. Ngoài công việc đạo diễn, biên kịch, Kohei Oguri còn là tác giả của một số cuốn sách chuyên ngành.
Các tác phẩm tiêu biểu: Sleeping man, 1996; Buried Forest, 2005; Foujita, 2015.
Nhà thiết kế mỹ thuật Allan Starski, tên đầy đủ là Allan Mieczysaw Starski, sinh năm 1943 tại Warsaw, Ba Lan. Ông là con trai của nhà văn và nhà sáng tác ca khúc gốc Do Thái, Ludwik Starski – một tên tuổi rất nổi tiếng trong thập niên 1930 và 1940. Năm 1969, Allan Starski nhận bằng Kiến trúc sư tại Học viện Mỹ thuật Warsaw và năm 1973, ông tham gia phim đầu tiên, Boys, với tư cách là thiết kế sản xuất. Đây là cơ duyên để đạo diễn nổi tiếng Andrzej Wajda mời ông tham gia thực hiện bộ phim The Shadow Line, 1976. Sau đó họ cùng hợp tác trong 10 bộ phim gồm: Man of Marble (1977); Man of Iron (tác phẩm giành giải Sư tử Vàng, LHP QT Venice, 1981… Bộ phim Danton 1982 – dự án đồng sản xuất với Pháp, có sự tham gia của ngôi sao Gerard Depardieu, đã mở ra cánh cửa cho Allan Starski vượt qua biên giới Ba Lan tới làm việc tại châu Âu và Mỹ.
Ông đã làm việc với đạo diễn Agnieska Holland trong các phim Europa Europa và Washington Square, với Krzysztof Kieslovwski trong No End, với Jerzy Stuhr trong Love Stories. Thành công lớn nhất đến với Allan Starski từ năm 1993 khi ông giành giải thưởng Oscar – Thiết kế mỹ thuật (cùng đồng nghiệp Ewa Braun) với bộ phim Schindler’s List (đạo diễn Steven Spielberg). Năm 2002, Starski giành giải Cesar với bộ phim The Pianist của Roman Polanski và tiếp tục hợp tác cùng nhà làm phim nổi tiếng này trong Oliver Twist (2005). Một số phim Hollywood khác mà Allan Starski tham gia thiết kế sản xuất là Hannibal Rising, 2007 và Snow Princess, 2008. Phim mới nhất của ông là The Cut, 2014 (đạo diễn Fatih Akin).
Đạo diễn Shahram Mokri sinh tại Marand, Iran. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình tại Đại học Soureh, Tehran. Ông bắt đầu làm phim ngắn từ năm 2000, tham gia biên tập một số phim truyền hình cùng hơn 20 bộ phim ngắn và phim tài liệu. Với phim ngắn The Dragonfly Storm, Mokri đã giành giải thưởng Đạo diễn xuất sắc tại LHP Noor, Iran năm 2007. Các phim ngắn của Shahram Mokri đã giúp tên tuổi ông được chú ý tại nhiều LHP QT bên cạnh phim dài đầu tay: Ashkan, The Charmed Ring And Other Stories được trình chiếu tại LHP QT Busan năm 2009… Năm 2013, bộ phim truyện dài thứ hai của Shahram Mokri, Fish and Cat, đã giành giải Sáng tạo đặc biệt cho tác phẩm có nội dung mang tính đột phá tại LHP QT Venice lần thứ 70. Bộ phim cũng đã được trình chiếu tại hơn 80 LHP uy tín trên thế giới và giành được 15 giải thưởng trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP QT Hà Nội lần thứ IV, 2016. Invasion là phim truyện dài thứ 3 của Shahram Mokri và đã được chiếu giới thiệu tại LHP QT Berlin 2018.
Một số phim tiêu biểu: Electric Shock And Fly (phim ngắn, 2000), Dragonfly Storm (phim ngắn, 2002), Limit of Circle (phim ngắn, 2005), This is the Question (phim ngắn, 2006), Ando-C (phim ngắn, 2007), Ashkan, The Charmed Ring And Other Stories (phim truyện dài, 2009), Raw, Cooked and Burnt (phim ngắn, 2010), Fish & Cat (phim truyện dài, 2013), Invasion (phim truyện dài, 2017).
Nhà sản xuất phim Hàn Quốc Lee Dong Ha sinh năm 1972. Sau một vài năm làm việc cho Hiệp hội phim độc lập, ông sang Pháp học ngành Triết học và lấy bằng cử nhân tại đại học Paris VIII và sau đó lấy bằng Thạc sỹ Triết học và Phim ảnh tại đại học New Sorbonne. Trong thời gian học tập tại đây, Lee làm sản xuất hiện trường cho bộ phim Interview của đạo diễn Byun Daniel H.. Đây là cơ hội để ông tiếp cận với điện ảnh Hàn Quốc. Sau 9 năm ở Pháp, Lee trở về Hàn Quốc năm 2002 và gia nhập công ty sản xuất Pinehouse Film. Tại đây, bằng kiến thức học tập và những trải nghiệm của mình ở Pháp, Lee gặt hái thành công đầu tiên với bộ phim hợp tác Hàn Quốc – Pháp, A Brand New Life (2009). Bộ phim đã được trình chiếu ở Cannes. Sau đó, ông hợp tác cùng đạo diễn Lee Chang Dong trong các phim Poetry (giành giải Kịch bản xuất sắc tại LHP Cannes) và phim Hwayi: A Monster Boy (2013). Năm 2014, ông thành lập công ty sản xuất riêng, Redpeter Films, và hợp tác với xưởng phim hoạt hình Dadashow để làm Seoul Station và Kai (cùng của đạo diễn Yeon Sang Ho). Nối tiếp thành công, Lee đảm nhận vai trò điều hành sản xuất phim Train to Busan, tác phẩm đứng đầu bảng doanh thu phòng vé Hàn Quốc năm 2016 và được bán cho 156 quốc gia. Lee là nhà sản xuất phim Châu Á duy nhất trong danh sách 10 nhà sản xuất phim xuất sắc tại buổi lễ vinh danh của Variety Awards tổ chức trong khuôn khổ LHP Cannes lần thứ 70.
Ngô Thanh Vân xuất thân là ca sỹ, người mẫu trước khi trở thành diễn viên, nhà sản xuất phim. Với vai Thúy trong phim hành động Dòng máu anh hùng, Ngô Thanh Vân đã giành giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 15, 2007. Tiếp đó, cô tham gia hai dự án phim hành động lớn khác là Bẫy rồng, 2009 và Lửa phật, 2013. Không chỉ tham gia diễn xuất trong các phim Việt Nam như 2 trong 1, Ngọc viễn đông, Ngôi nhà trong hẻm… Ngô Thanh Vân còn xuất hiện trong một số dự án phim quốc tế như Biệt đội ưng biển (2009), Ngọa hổ tàng long 2 (2016). Năm 2015, Ngô Thanh Vân bắt đầu vai trò nhà sản xuất với bộ phim Ngày nảy ngày nay mà trong đó cô có tham gia đóng một vai. Năm 2016, Ngô Thanh Vân làm diễn viên khách mời trong phim điện ảnh Siêu trộm của đạo diễn Hàm Trần và đạo diễn phim điện ảnh đầu tay Tấm Cám: Chuyện chưa kể (được đề cử ở hạng mục A Window on Asian Cinema tại LHP QT Busan lần thứ 21, Hàn Quốc). Bộ phim thứ 3 do Ngô Thanh Vân làm nhà sản xuất, Cô Ba Sài Gòn, được công chiếu ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Busan vào tháng 9 năm 2017 và là đại diện của Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc Oscar lần thứ 91 được tổ chức vào đầu năm 2019. Năm 2018, Ngô Thanh Vân là nhà sản xuất 2 bộ phim Về quê ăn Tết và Song Lang (tham gia hạng mục Asian Future tại LHP QT Tokyo Nhật Bản tháng 11/2018). Phim mới nhất mà cô đảm nhiệm vai nữ chính là Hai Phượng, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2018.
Ban giám khảo Phim ngắn gồm 3 thành viên do Ông Jukka-Pekka Laakso – Giám đốc LHP ngắn Tampere Phần Lan làm Trưởng Ban.
Ông Jukka-Pekka Laakso sinh năm 1959 là Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng giám khảo LHP Tampere Phần Lan. Ông đã làm việc cho LHP từ đầu thập niên 1980 và trở thành nhà tổ chức, chọn các hạng mục và thành lập chương trình LHP từ năm 2000, tiếp đến đảm nhận chức vụ Giám đốc LHP vào năm 2002. Bên cạnh đó, Jukka-Pekka Laakso còn là giám đốc điều hành trung tâm điện ảnh Pirkanmaa có trụ sở tại Tampere – một tổ chức phi lợi nhuận, là nơi trình chiếu các bộ phim nghệ thuật, phát hành phim ở Phần Lan và hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục truyền thông. Ông Laakso cũng là một thành viên của Hội đồng điện ảnh châu Âu.
Ông Raymond Red – Đạo diễn Philippines – Thành viên Raymond Red là một trong những nhân vật tiên phong của điện ảnh Philippines hiện đại và là đạo diễn Philippines đầu tiên giành được giải thưởng Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 2000 với bộ phim ngắn Anino. Với những bộ phim ngắn mang tính thể nghiệm trong thập niên 1980, Raymond Red đã xác lập được tên tuổi của mình và bắt tay vào thực hiện phim truyện dài đầu tay Bayani (Heroes), một phim kinh phí thấp do kênh truyền hình ZDF, Đức sản xuất, được phát hành tại hệ thống rạp chiếu phim thương mại. Các tác phẩm tiếp theo của ông là phim truyện độc lập Sakay và phim truyền hình Kamada. Red cũng giành được giải thưởng với các phim: Himpapawid (Manila Skies, 2010), Kamera Obskura (2012), và Mga Rebeldeng May Kaso (2015). Ông hiện là người cố vấn cho các nhà làm phim trẻ ở Phillippines. Cùng với các bộ phim của mình, Red tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế với tư cách là diễn giả và thành viên ban giám khảo. Ông cũng là người diễn thuyết cho các công ty công nghệ lớn như Canon, Sony và Panasonic. Hiện, ông đang chuẩn bị cho dự án phim truyện tiếp theo, Makapili, nói về Thế chiến thứ 2. Đây là dự án được giới thiệu tại Mạng lưới các nhà sản xuất tại Cannes 2018.
NSND, Nhà quay phim Lý Thái Dũng – Thành viên. NSND Lý Thái Dũng tốt nghiệp chuyên ngành Quay phim Điện ảnh tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 1987; Thực tập tại ĐH Điện ảnh La Femis – Pháp, 1998; Thực tập tại ĐH Điện ảnh HFF – PostDam, Đức, 1998; Tốt nghiệp khóa học làm phim Công nghệ Kỹ thuật số tại ĐH Điện ảnh Nam California – UCS – Mỹ năm 2004. Đã làm việc tại: Hãng phim Tài liệu và Khoa học TƯ, Công ty Dịch vụ và hợp tác SX Phim Secofilm, Công ty TNHH MTV Hãng phim Truyện Việt Nam; hiện là Phó Trưởng khoa Nghệ thuật Điện ảnh tại Trường Điện ảnh Sân khấu Hà Nội. NSND Lý Thái Dũng là quay phim chính của rất nhiều bộ phim truyện nổi bật của Điện ảnh Việt Nam từ thập niên 1990 cho tới hiện tại. Ngoài ra, ông còn thực hiện một số phim tài liệu cho các tổ chức Quốc tế như: UNDP, UNICEF, SCUK… Ông đã giành giải thưởng Quay phim xuất sắc nhất tại các kỳ LHP Việt Nam gồm: LHP VN lần thứ 13, 2011 – phim Thung lũng hoang vắng; LHP VN lần thứ 15, 2007 – phim V ũ điệu tử thần; LHP VN 16 (2010) – phim Chơi vơi. Ông cũng đã giành một số giải thưởng quốc tế tại Giải thưởng Điện ảnh Châu Á 2010 – Hong Kong (phim Chơi vơi) và các LHP gồm: LHP ASEAN 2017 (Malaysia) – Phim Đảo của dân ngụ cư; LHP Milano – Italia, LHP Houston – Mỹ, LHP ReelHeart – Canada trong năm 2017 (với bộ phim Cha cõng con. Tại LHP Việt Nam năm 2017, ông giành giải Quay phim xuất sắc nhất với bộ phim Đảo của dân ngụ cư. Trước đó, ông cũng nhận giải thưởng này tại Lễ trao giải Cánh diều, Hội Điện ảnh VN, 2017.
Ban giám khảo NETPAC gồm 3 thành viên do Ông Lee Choong Jik – Giáo sư, Nhà sản xuất, Giám đốc Liên hoan phim Quốc tế Jeonju Hàn Quốc là Chủ tịch Ban giám khảo. 2 thành viên còn lại và Bà Tsengel Davaasambuu – Nhà sản xuất phim Mông Cổ và Nhà biên kịch, nhà sản xuất phim Nguyễn Thị Hồng Ngát.
Video đang HOT
Sau khi tốt nghiệp bậc đại học và sau đại học tại Khoa Điện ảnh và Truyền hình trường Đại học Chung Ang, ông Lee Chung Jik sang Pháp hoc tại Học viện đào tạo Điện ảnh, Truyền hình, Nhiếp ảnh, Kỹ thuật âm thanh và Nghệ thuật kỹ thuật số và tốt nghiệp với tấm bằng đạo diễn phim. Lee Chong Jik hiện là giáo sư đang giảng dạy tại Đại học Chung-Ang.
Ông có nhiều năm kinh nghiệm với tư cách là Giám đốc đầu tiên của LHP Độc lập Seoul, thành viên BGK hạng mục Wide Angle (dành cho những tác phẩm đầu tay của các nhà làm phim Đông Nam Á) lần thứ 2 tại LHP QT Busan. Ông có 3 năm giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban phát triển điện ảnh Hàn Quốc (từ 2002 đến 2005) khi tổ chức này mới thành lập, là Trưởng khoa Khoa học Hình ảnh Cao cấp, Đa truyền thông và Phim ảnh đồng thời là thành viên BTC LHP QT Jeonju. Một số bộ phim do ông chịu trách nhiệm sản xuất là: The Pot, Sogyumo Acacia Band’s Story và Enlightenment Film…
Bà Tsengel Davaasambuu tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật, chuyên ngành Quản lý Văn hóa và Biên dịch tiếng Anh năm 2003 và lấy bằng Thạc sỹ Quản lý Văn hóa 1 năm sau đó. Tsengel tiếp tục hoàn thành các chương trình học tập bằng tiếng Anh tại Los Angeles và Chicago từ 2005 tới 2008, nhận học bổng của chính phủ Hàn Quốc và bảo vệ bằng tiến sĩ Quản trị Công vào năm 2012. Bà tham gia giảng dạy ở khoa sau đại học và đào tạo tiến sĩ về Văn hóa tại Đại học Nghệ thuật và Văn hóa Mông Cổ. Ngoài ra, bà làm việc trong nhóm biên soạn “Luật điện ảnh”. Kể từ năm 2015, Tsengel khởi xướng và hoàn thành cuốn “Bách khoa toàn thư điện ảnh Mông Cổ chương II”, đề cập đến tình hình phát triển của điện ảnh Mông Cổ từ năm 2000 đến năm 2014. Tsengel cũng tham gia các sự kiện do LHP QT Ulaanbaatar đồng tổ chức diễn ra mỗi năm, từng tham dự CineAsia và LHP QT Busan năm 2015. Tsengel gia nhập Mạng lưới phát triển điện ảnh châu Á (NETPAC) từ năm 2015 và làm giám khảo cho một số liên hoan phim trong đó có LHP Quốc tế giả tưởng Bucheon (The Bucheon International Fantastic Film Festival – BiFan) 2016. Bộ phim mới nhất, Children of Genghis, 2017 mà Tsengel tham gia sản xuất được chọn là đại diện của Mông Cổ tham dự Vòng sơ tuyển hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, Oscar lần thứ 90.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát sinh năm 1950. Bà tốt nghiệp trường Điện ảnh Quốc gia Mat-xco-va, là giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam từ 1998 đến 2000; Phó Cục trưởng Cục điện ảnh từ 2001 đến 2006 và là Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam từ 2010 đến nay.
Bà là tác giả kịch bản của một số phim nổi bật của điện ảnh Việt Nam trong đó có những phim đã giành giải thưởng tại LHP Quốc gia và Giải thưởng Cánh diều – Hội Điện ảnh VN như: Canh Bạc(Giải Bông sen Bạc và Biên kịch xuất sắc nhất LHP VN lần thứ 10), Cha tôi và hai người đàn bà(Giải Bông sen Bạc LHP VN lần thứ 7, 1999). Trong vai trò Giám đốc sản xuất, bà đã thành công với các phim: Đời cát (Giải thưởng phim hay nhất LHP châu Á – Thái Bình Dương, 2000 và giải Bông sen Vàng LHP VN lần thứ 13, 2001); Đừng đốt (Giải Bông sen Vàng LHP VN 16, 2009); Những đứa con của làng (Giải Bông sen Bạc LHP VN 16, 2009 và giải Cánh diều Bạc – Giải Cánh diều Hội Điện ảnh VN). Dự án phim mới nhất mà bà đảm nhận vai trò Giám đốc sản xuất trong năm 2018 là phim truyện Truyền thuyết về Quán Tiên.
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2018 sẽ diễn ra từ 27-31/10/2018 tại Hà Nội với sự tham gia của 50 nền điện ảnh đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á và trên toàn thế giới. Có 12 phim truyện ( phim dài) và 40 phim ngắn tranh giải cùng hơn 100 bộ phim khác được trình chiếu trong các chương trình như Toàn cảnh điện ảnh, Chương trình phim Iran, chương trình Tiêu điểm Ba Lan,…
Theo maskonline.vn
Haniff 2018: Ngô Thanh Vân là nữ giám khảo duy nhất ở hạng mục phim truyện dự thi
Mới đây, BTC Haniff 2018 vừa hé lộ thành phần ban giám khảo tham gia chương trình Phim dự thi. Trong đó, Ngô Thanh Vân là nữ giám khảo duy nhất ở hạng mục phim truyện.
Với vai trò 'cầm cân nảy mực' để tìm ra những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất, các ban giám khảo tham dự Haniff 2018 đều là những nhà sản xuất phim, đạo diễn và những nhà hoạt động điện ảnh có uy tín ở Việt Nam và trên thế giới.
Ban giám khảo hạng mục Phim truyện
Ông Oguri Kohei - Đ ạo diễn , Biên kịch Nhật B ản: Trưởng Ban giám khảo
Sinh năm 1945 tại tỉnh Gunma, Kohei Oguri tốt nghiệp trường đại học Waseda. Với bộ phim đầu tay được thực hiện năm 1981 có tên Muddy river, Kohei Oguri đã nhận nhiều giải thưởng như: Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Đạo diễn xuất sắc nhất của năm, giải Đạo diễn tài năng mới của Liên đoàn đạo diễn Nhật Bản. Bộ phim cũng đã được gửi tranh giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất Oscar 1982 và giành giải Bạc tại LHP QT Matxcova. Tác phẩm tiếp theo của Kohei Oguri là For kayako đã nhận giải Georges Sadoul Award năm 1984. Bộ phim The sting of death của ông đã giành giải thưởng lớn của BGK tại LHP Cannes lần thứ 90. Năm 1985, Kohei Oguri là thành viên BGK LHP QT Matxcova lần thứ 14. Ngoài công việc đạo diễn, biên kịch, Kohei Oguri còn là tác giả của một số cuốn sách chuyên ngành. Các tác phẩm tiêu biểu: Sleeping man (1996), Buried forest(2005), Foujita (2015).
Ông Oguri Kohei
Ông A l lan Starski - Nhà t hiết kế mỹ thuật B a L an: Thành viên
Allan Starski, tên đầy đủ là Allan Mieczysaw Starski, sinh năm 1943 tại Warsaw. Ông là con trai của nhà văn và nhà sáng tác ca khúc gốc Do Thái, Ludwik Starski - một tên tuổi rất nổi tiếng trong thập niên 1930 và 1940. Năm 1969, Allan Starski nhận bằng Kiến trúc sư tại Học viện Mỹ thuật Warsaw và năm 1973, ông tham gia phim đầu tiên Boys, với tư cách là thiết kế sản xuất. Đây là cơ duyên để đạo diễn nổi tiếng Andrzej Wajda mời ông tham gia thực hiện bộ phim The shadow line(1976). Sau đó họ cùng hợp tác trong 10 bộ phim gồm: Man of marble (1977), Man of iron (tác phẩm giành giải Sư tử Vàng, LHP QT Venice, 1981)... Bộ phim Danton 1982 - dự án đồng sản xuất với Pháp, có sự tham gia của ngôi sao Gerard Depardieu, đã mở ra cánh cửa cho Allan Starski vượt qua biên giới Ba Lan tới làm việc tại châu Âu và Mỹ.
Ông Allan Starski
Ông đã làm việc với đạo diễn Agnieska holland trong các phim Europa Europavà Washington square, với Krzysztof Kieslovwski trong No end, với Jerzy Stuhrtrong Love stories. Thành công lớn nhất đến với Allan Starski từ năm 1993 khi ông giành giải thưởng Oscar - Thiết kế mỹ thuật (cùng đồng nghiệp Ewa Braun) với bộ phim Schindler's list (đạo diễn Steven Spielberg). Năm 2002, Starski giành giải Cesar với bộ phim The pianist của Roman Polanski và tiếp tục hợp tác cùng nhà làm phim nổi tiếng này trong Oliver Twist (2005). Một số phim Hollywood khác mà Allan Starski tham gia thiết kế sản xuất là Hannibal rising(2007) và Snow princess (2008). Phim mới nhất của ông là The cut (2014) (đạo diễn Fatih Akin).
Ông Shahram Mokri - Đ ạo diễn Iran: Thành viên
Shahram Mokri sinh tại Marand, Iran. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành đạo diễn Điện ảnh - Truyền hình tại Đại học Soureh, Tehran. Ông bắt đầu làm phim ngắn từ năm 2000, tham gia biên tập một số phim truyền hình cùng hơn 20 bộ phim ngắn và phim tài liệu. Với phim ngắn The dragonfly storm, Mokri đã giành giải thưởng Đạo diễn xuất sắc tại LHP Noor, Iran năm 2007. Các phim ngắn của Shahram Mokri đã giúp tên tuổi ông được chú ý tại nhiều LHP QT bên cạnh phim dài đầu tay: Ashkan, The charmed ring and other stories được trình chiếu tại LHP QT Busan năm 2009... Năm 2013, bộ phim truyện dài thứ hai của Shahram Mokri, Fish and Cat, đã giành giải Sáng tạo đặc biệt cho tác phẩm có nội dung mang tính đột phá tại LHP QT Venice lần thứ 70. Bộ phim cũng đã được trình chiếu tại hơn 80 LHP uy tín trên thế giới và giành được 15 giải thưởng trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP QT Hà Nội lần thứ IV, 2016. Invasion là phim truyện dài thứ 3 của Shahram Mokri và đã được chiếu giới thiệu tại LHP QT Berlin 2018.
Ông Shahram Mokri
Một số phim tiêu biểu: Electric shock and fly (phim ngắn, 2000), Dragonfly storm (phim ngắn, 2002), Limit of circle (phim ngắn, 2005), This is the question (phim ngắn, 2006), Ando-C (phim ngắn, 2007), Ashkan, The charmed ring and other stories (phim truyện dài, 2009), Raw, cooked and burnt (phim ngắn, 2010), Fish & Cat (phim truyện dài, 2013), Invasion (phim truyện dài, 2017).
Ông Lee Dong Ha - Nhà sản xuất phim Hàn Quốc: Thành viên
Lee Dong Ha sinh năm 1972. Sau một vài năm làm việc cho Hiệp hội phim độc lập, ông sang Pháp học ngành Triết học và lấy bằng cử nhân tại đại học Paris VIII và sau đó lấy bằng Thạc sỹ Triết học và Phim ảnh tại đại học New Sorbonne. Trong thời gian học tập tại đây, Lee làm sản xuất hiện trường cho bộ phim Interview của đạo diễn Byun Daniel H... Đây là cơ hội để ông tiếp cận với điện ảnh Hàn Quốc. Sau 9 năm ở Pháp, Lee trở về Hàn Quốc năm 2002 và gia nhập công ty sản xuất Pinehouse film. Tại đây, bằng kiến thức học tập và những trải nghiệm của mình ở Pháp, Lee gặt hái thành công đầu tiên với bộ phim hợp tác Hàn Quốc - Pháp, A brand new life (2009). Bộ phim đã được trình chiếu ở Cannes.
Ông Lee Dong Ha
Sau đó, ông hợp tác cùng đạo diễn Lee Chang Dong trong các phim Poetry (giành giải Kịch bản xuất sắc tại LHP Cannes) và phim Hwayi: A monster boy(2013). Năm 2014, ông thành lập công ty sản xuất riêng, Redpeter films và hợp tác với xưởng phim hoạt hình Dadashow để làm Seoul station và Kai (cùng của đạo diễn Yeon Sang Ho). Nối tiếp thành công, Lee đảm nhận vai trò điều hành sản xuất phim Train to Busan, tác phẩm đứng đầu bảng doanh thu phòng vé Hàn Quốc năm 2016 và được bán cho 156 quốc gia. Lee là nhà sản xuất phim châu Á duy nhất trong danh sách 10 nhà sản xuất phim xuất sắc tại buổi lễ vinh danh của Variety Awards tổ chức trong khuôn khổ LHP Cannes lần thứ 70.
Bà Ngô Thanh Vân - Diễn viên, Nhà sản xuất: Thành viên
Ngô Thanh Vân sinh năm 1979. Cô xuất thân là ca sỹ, người mẫu trước khi trở thành diễn viên, nhà sản xuất phim. Với vai Thúy trong phim hành động Dòng máu anh hùng, Ngô Thanh Vân đã giành giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 15, 2007. Tiếp đó, cô tham gia hai dự án phim hành động lớn khác là Bẫy rồng (2009) và Lửa phật (2013). Không chỉ tham gia diễn xuất trong các phim Việt Nam như 2 trong 1, Ngọc viễn đông, Ngôi nhà trong hẻm... Ngô Thanh Vân còn xuất hiện trong một số dự án phim quốc tế như Biệt đội ưng biển (2009), Ngọa hổ tàng long 2 (2016). Năm 2015, Ngô Thanh Vân bắt đầu vai trò nhà sản xuất với bộ phim Ngày nảy ngày nay mà trong đó cô có tham gia đóng một vai. Năm 2016, Ngô Thanh Vân làm diễn viên khách mời trong phim điện ảnh Siêu trộm của đạo diễn Hàm Trần và đạo diễn phim điện ảnh đầu tay Tấm Cám: Chuyện chưa kể (được đề cử ở hạng mục A Window on Asian Cinema tại LHP QT Busan lần thứ 21, Hàn Quốc). Bộ phim thứ 3 do Ngô Thanh Vân làm nhà sản xuất, Cô Ba Sài Gòn, được công chiếu ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Busan vào tháng 9 năm 2017 và là đại diện của Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc Oscar lần thứ 91 được tổ chức vào đầu năm 2019. Năm 2018, Ngô Thanh Vân là nhà sản xuất 2 bộ phim Về quê ăn Tết và Song Lang (tham gia hạng mục Asian Future tại LHP QT Tokyo Nhật Bản tháng 11/2018). Phim mới nhất mà cô đảm nhiệm vai nữ chính là Hai Phượng, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2018.
Bà Ngô Thanh Vân
Ban giám khảo hạng mục phim ngắn
Ông Jukka-Pekka Laakso - Giám đốc LHP ngắn Tampere Phần Lan: Trưởng Ban giám khảo
Ông Jukka-Pekka Laakso sinh năm 1959 là Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng giám khảo LHP Tampere Phần Lan. Ông đã làm việc cho LHP từ đầu thập niên 1980 và trở thành nhà tổ chức, chọn các hạng mục và thành lập chương trình LHP từ năm 2000, tiếp đến đảm nhận chức vụ Giám đốc LHP vào năm 2002. Bên cạnh đó, Jukka-Pekka Laakso còn là giám đốc điều hành trung tâm điện ảnh Pirkanmaa có trụ sở tại Tampere - một tổ chức phi lợi nhuận, là nơi trình chiếu các bộ phim nghệ thuật, phát hành phim ở Phần Lan và hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục truyền thông. Ông Laakso cũng là một thành viên của Hội đồng điện ảnh châu Âu.
Ông Jukka-Pekka Laakso
Ông Raymond Red - Đ ạo diễn Philippine s: Thành viên
Raymond Red là một trong những nhân vật tiên phong của điện ảnh Philippines hiện đại và là đạo diễn Philippines đầu tiên giành được giải thưởng Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 2000 với bộ phim ngắn Anino. Với những bộ phim ngắn mang tính thể nghiệm trong thập niên 1980, Raymond Red đã xác lập được tên tuổi của mình và bắt tay vào thực hiện phim truyện dài đầu tay Bayani( Heroes), một phim kinh phí thấp do kênh truyền hình ZDF, Đức sản xuất, được phát hành tại hệ thống rạp chiếu phim thương mại. Các tác phẩm tiếp theo của ông là phim truyện độc lập Sakay và phim truyền hình Kamada. Red cũng giành được giải thưởng với các phim: Himpapawid ( Manila skies, 2010), Kamera obskura (2012) và Mga rebeldeng may kaso (2015). Ông hiện là người cố vấn cho các nhà làm phim trẻ ở Phillippines. Cùng với các bộ phim của mình, Red tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế với tư cách là diễn giả và thành viên ban giám khảo. Ông cũng là người diễn thuyết cho các công ty công nghệ lớn như Canon, Sony và Panasonic. Hiện, ông đang chuẩn bị cho dự án phim truyện tiếp theo, Makapili, nói về Thế chiến thứ 2. Đây là dự án được giới thiệu tại Mạng lưới các nhà sản xuất tại Cannes 2018.
Ông Raymond Red
Ông Lý Thái Dũng - NSND, Nhà quay phim: Thành viên
NSND Lý Thái Dũng sinh năm 1964. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Quay phim Điện ảnh tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 1987; Thực tập tại Đại học Điện ảnh La Femis - Pháp, 1998; Thực tập tại Đại học Điện ảnh HFF - PostDam, Đức, 1998; Tốt nghiệp khóa học làm phim Công nghệ Kỹ thuật số tại Đại học Điện ảnh Nam California - UCS - Mỹ năm 2004. Đã làm việc tại: Hãng phim Tài liệu và Khoa học TƯ, Công ty Dịch vụ và hợp tác SX Phim Secofilm, Công ty TNHH MTV Hãng phim Truyện Việt Nam; hiện là Phó Trưởng khoa Nghệ thuật điện ảnh tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
Ông Lý Thái Dũng
NSND Lý Thái Dũng là quay phim chính của rất nhiều bộ phim truyện nổi bật của Điện ảnh Việt Nam từ thập niên 1990 cho tới hiện tại. Ngoài ra, ông còn thực hiện một số phim Tài liệu cho các tổ chức Quốc tế như: UNDP, UNICEF, SCUK... Ông đã giành giải thưởng Quay phim xuất sắc nhất tại các kỳ LHP Việt Nam gồm: LHP VN lần thứ 13, 2011 - phim Thung lũng hoang vắng; LHP VN lần thứ 15, 2007 - phim Vũ điệu tử thần; LHP VN 16, 2010 - phim Chơi vơi. Ông cũng đã giành một số giải thưởng quốc tế tại Giải thưởng Điện ảnh châu Á 2010, Hong Kong - phim Chơi vơi và các LHP gồm: LHP ASEAN 2017, Malaysia - phim Đảo của dân ngụ cư; LHP Milano - Italia, LHP Houston - Mỹ, LHP ReelHeart - Canada trong năm 2017 (với bộ phim Cha cõng con). Tại LHP Việt Nam năm 2017, ông giành giải Quay phim xuất sắc nhất với bộ phim Đảo của dân ngụ cư. Trước đó, ông cũng nhận giải thưởng này tại Lễ trao giải Cánh diều, Hội Điện ảnh Việt Nam 2017.
Ban giám khảo NETPAC
Ông Lee Choong Jik - Giáo sư, Nhà sản xuất, Giám đốc Liên hoan phim Quốc tế Jeonju Hàn Quốc: Chủ tịch Ban giám khảo
Sau khi tốt nghiệp bậc đại học và sau đại học tại Khoa Điện ảnh và Truyền hình trường Đại học Chung Ang, Lee sang Pháp và học tập tại Học viện đào tạo Điện ảnh, Truyền hình, Nhiếp ảnh, Kỹ thuật âm thanh và Nghệ thuật kỹ thuật số và tốt nghiệp với tấm bằng đạo diễn phim. Lee Chong Jik hiện là giáo sư đang giảng dạy tại Đại học Chung-Ang.
Ông Lee Choong Jik
Ông có nhiều năm kinh nghiệm với tư cách là Giám đốc đầu tiên của LHP Độc lập Seoul, thành viên BGK hạng mục Wide Angle (dành cho những tác phẩm đầu tay của các nhà làm phim Đông Nam Á) lần thứ 2 tại LHP QT Busan. Ông có 3 năm giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban phát triển điện ảnh Hàn Quốc (từ 2002 đến 2005) khi tổ chức này mới thành lập, là Trưởng khoa Khoa học Hình ảnh Cao cấp, Đa truyền thông và Phim ảnh đồng thời là thành viên BTC LHP QT Jeonju. Một số bộ phim do ông chịu trách nhiệm sản xuất là: The pot, Sogyumo acacia band's story và Enlightenment film...
Bà Tsengel Davaasambuu - Nhà sản xuất phim Mông C ổ: Thành viên
Tsengel Davaasambuu tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật, chuyên ngành Quản lý Văn hóa và Biên dịch tiếng Anh năm 2003 và lấy bằng Thạc sỹ Quản lý Văn hóa 1 năm sau đó. Tsengel tiếp tục hoàn thành các chương trình học tập bằng tiếng Anh tại Los Angeles và Chicago từ 2005 tới 2008, nhận học bổng của chính phủ Hàn Quốc và bảo vệ bằng tiến sĩ Quản trị Công vào năm 2012. Bà tham gia giảng dạy ở khoa sau đại học và đào tạo tiến sĩ về Văn hóa tại Đại học Nghệ thuật và Văn hóa Mông Cổ.
Bà Tsengel Davaasambuu
Ngoài ra, bà làm việc trong nhóm biên soạn "Luật điện ảnh". Kể từ năm 2015, Tsengel khởi xướng và hoàn thành cuốn "Bách khoa toàn thư điện ảnh Mông Cổ chương II", đề cập đến tình hình phát triển của điện ảnh Mông Cổ từ năm 2000 đến năm 2014. Tsengel cũng tham gia các sự kiện do LHP QT Ulaanbaatar đồng tổ chức diễn ra mỗi năm, từng tham dự CineAsia và LHP QT Busan năm 2015. Tsengel gia nhập Mạng lưới phát triển điện ảnh châu Á (NETPAC) từ năm 2015 và làm giám khảo cho một số liên hoan phim trong đó có LHP Quốc tế giả tưởng Bucheon (The Bucheon International Fantastic Film Festival - BiFan) 2016. Bộ phim mới nhất, Children of genghis, 2017 mà Tsengel tham gia sản xuất được chọn là đại diện của Mông Cổ tham dự Vòng sơ tuyển hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, Oscar lần thứ 90.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - Nhà biên kịch, Nhà sản xuất phim: Thành viên
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát sinh năm 1950. Bà tốt nghiệp trường Điện ảnh Quốc gia Mat-xco-va, là giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam từ 1998 đến 2000; Phó Cục trưởng Cục điện ảnh từ 2001 đến 2006 và là Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam từ 2010 đến nay.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát
Bà là tác giả kịch bản của một số phim nổi bật của điện ảnh Việt Nam trong đó có những phim đã giành giải thưởng tại LHP Quốc Gia và Giải thưởng Cánh diều - Hội Điện ảnh Việt Nam như: Canh Bạc (Giải Bông sen Bạc và Biên kịch xuất sắc nhất LHP VN lần thứ 10), Cha tôi và hai người đàn bà (Giải Bông sen Bạc LHP VN lần thứ 7, 1999). Trong vai trò Giám đốc sản xuất, bà đã thành công với các phim: Đời cát (Giải thưởng phim hay nhất LHP châu Á - Thái Bình Dương, 2000 và giải Bông sen Vàng LHP VN lần thứ 13, 2001); Đừng đốt (Giải Bông sen Vàng LHP VN 16, 2009); Những đứa con của làng (Giải Bông sen Bạc LHP VN 16, 2009 và giải Cánh diều Bạc - Giải Cánh diều Hội Điện ảnh Việt Nam). Dự án phim mới nhất mà bà đảm nhận vai trò Giám đốc sản xuất trong năm 2018 là phim truyện Truyền thuyết về Quán Tiên.
Theo Thegioidienanh.vn
Ngô Thanh Vân làm Giám khảo LHP Quốc tế Hà Nội Đạo diễn - diễn viên Ngô Thanh Vân sẽ cùng các đạo diễn quốc tế làm Giám khảo LHP Quốc tế Hà Nội. Đạo diễn - diễn viên Ngô Thanh Vân sẽ cùng các đạo diễn quốc tế làm Giám khảo LHP Quốc tế Hà Nội. Ban tổ chức LHP Quốc tế Hà Nội 2018 vừa chính thức công bố các thành viên...