Công bố các giải pháp phòng chống cấp bách hạn, mặn
Cùng với việc công bố bản đồ các vùng hạn, Bộ NNPTNT đã ban hành các giải pháp cấp bách để phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.
Về cấp nước tưới: Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, tổ chức giám sát, dự báo xâm nhập mặn đến từng cửa lấy nước để vận hành, điều tiết công trình nhằm ngăn mặn, trữ ngọt hiệu quả vào hệ thống; Tổ chức các biện pháp lấy nước và trữ nước- đắp đập ngăn mặn, nạo vét hệ thống kênh mương, lắp đặt trạm bơm dã chiến, sẵn sàng bơm lấy nước ngọt, trữ vào hệ thống kênh mương, đồng ruộng khi nguồn nước có độ mặn cho phép.
Nhiều hộ dân ở vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) đã phải bỏ ruộng vì đất nhiễm mặn đào ao nuôi tôm. Ảnh: Hoàng Hạnh
Đối với cây lúa
Video đang HOT
Với trà đông xuân muộn đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ, ở vùng nhiễm mặn>3g/lít, cần tranh thủ thời gian có nước ngọt để tích tối đa vào các kênh mương để cấp nước tưới; vùng nhiễm mặn 3 g/lít, vùng nhiễm mặn
Đối với cây ăn quả
Khi có nguy cơ bị nhiễm mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước.
Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân Sulphate kali (K2SO4), vôi bột lượng 500-1.000kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài, cần phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone…). Không tưới nước có độ mặn> 2g/lít. Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm.
Theo Danviet
TP HCM sắp có hạn hán dài nhất 60 năm
Đợt hạn năm nay được dự báo rất nghiêm trọng, có thể gây thiếu nước, xâm nhập mặn làm gián đoạn việc khai thác và cung cấp nước sạch trên địa bàn TP HCM.
Trong kế hoạch phòng chống hạn hán và đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino sắp tới, TP HCM yêu cầu các ngành liên quan thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi hợp lý. Để đối phó với những biến đổi khí hậu bất thường như nắng nóng, khô hạn... dẫn đến thiếu nước, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên (Sawaco) đã lập các phương án cấp nước khẩn như: bằng xe bồn, an toàn thông qua các giếng lẻ...
Bên cạnh đó, Sawaco sẽ phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa và Công ty Thủy điện Trị An để được hỗ trợ xả nước đẩy mặn khi cần thiết. Về lâu dài, công ty này cũng nghiên cứu phương án xây dựng hồ dữ trữ nước thô cho nguồn nước sông Sài Gòn để ứng phó trường hợp nó thay đổi theo chiều hướng xấu hay khi xảy ra các sự cố bất thường...
Mực nước hồ Dầu Tiếng thấp hơn gần 1,5 m so với năm 2014 có thể gây thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu và đẩy mặn cho khu vực TP.HCM và tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Thanh Tuyết.
Trong khi đó, về phía hồ Dầu Tiếng - cung cấp nước ngọt duy nhất cho hàng chục nghìn hecta lúa, hoa màu, nước sạch, đẩy mặn cho Tây Ninh và TP HCM - đơn vị quản lý cho biết sẽ phải lên phương án xả nước luân phiên để tiết kiệm nước. Cụ thể, sau khi xả nước phục vụ tưới tiêu cho Tây Ninh 3 ngày sẽ chuyển sang phục vụ TP HCM 4 ngày (hoặc ngược lại), thay vì phải xả liên tục bảy ngày cho các địa phương như trước đây. Nhờ đó, lượng nước xả trên kênh có thể giảm 20-30%.
Chi cục Thủy lợi phòng chống lụt bão TP HCM (Sở NN&PTNT TP HCM) cũng khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi hợp lý...
Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam và có thể đạt cường độ của đợt El Nino mạnh kỷ lục năm 1997-1998 và kéo dài đến hết mùa đông xuân năm nay.
Ngoài cường độ mạnh, El Nino năm 2015-2016 được cho là sẽ kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua. Khả năng mùa mưa sẽ đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa, dòng chảy hầu hết khu vực đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt là Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Vì vậy mực nước tại các hồ thủy lợi, thủy điện đều thấp hơn cùng kỳ 2014 và TP HCM được nhận định là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng.
Trung Sơn
Theo VNE
"Lúa khô cháy hết rồi, cho bò ăn mà bò còn... chê" Hạn, mặn bủa vây khắp nơi khiến cho cuộc sống sinh hoạt, cũng như sản xuất của bà con miền sông nước ĐBSCL bị đảo lộn. Đồng khô, lúa cháy Bà Trần Thị Nấm ở ấp 3, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, Bến Tre có đến 5.000m2 lúa đông xuân bị mất trắng từ khi giai đoạn mạ non. Theo bà Nấm,...