Công bố báo cáo cạnh tranh 10 lĩnh vực kinh tế
Ngày 12-12, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã công bố “Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2012″.
10 lĩnh vực được chia làm 2 khối (sản xuất và dịch vụ) bao gồm: Phân phối dược phẩm, bảo hiểm nhân thọ, truyền hình trả tiền, quảng cáo, ô tô tải, bột giặt, giấy, dầu thực vật, kính xây dựng và vận tải biển. Theo Cục Quản lý cạnh trnah, ngoại trừ phân phối dược phẩm là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được nhập khẩu, không được trực tiếp phân phối mà phải ủy thác phân phối, 9 lĩnh vực còn lại đều không có những rào cản pháp lý hay thể chế có thể gây cản trở cạnh tranh.
Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết: Khối sản xuất đều là các ngành công nghiệp có qui mô thị trường tương đối lớn, tiềm năng và đều đòi hỏi về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiềm lực tài chính nhưng hầu hết những lĩnh vực trong khối sản xuất này đều giữ được thị trường ổn định. Nhưng vấn đề các doanh nghiệp sản xuất đang gặp phải là các mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho các sản phẩm thành phẩm và nguyên liệu đầu vào đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất với sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Ngoài ra còn các rào cản về nguồn lực, công nghệ, hiệu quả kinh tế… Mức độ cạnh tranh trong 5 lĩnh vực sản xuất khá cao khi lượng hàng tồn kho trong một số lĩnh vực như: kính xây dựng, giấy tương đối lớn. Trong lĩnh vực bột giặt, sức ép cạnh tranh lớn khiến doanh nghiệp mặc dù có thị phần lớn vẫn phải duy trì chiến dịch quảng cáo lâu dài để ổn định thị phần. Ở lĩnh vực dầu thực vật, ô tô tải mức độ cạnh tranh cũng đang gia tăng khi số lượng các doanh nghiệp thương mại (không sản xuất chỉ nhập khẩu và phân phối) tham gia thị trường ngày càng gia tăng.
Ở khối dịch vụ, trừ phân phối dược phẩm, 4 lĩnh vực còn lại đều không nghiêng về kinh doanh và được mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Những doanh nghiệp chiếm vị trí dẫn đầu thị trường ở khối dịch vụ thường là các doanh nghiệp nước ngoài. So với 5 lĩnh vực trong khối sản xuất thì 5 lĩnh vực khối dịch vụ mức độ tập trung thấp hơn về cấu trúc thị trường.
Theo ANTD
Video đang HOT
2 đứa trẻ sống cùng "quái nhân": Lo ngại
Dù đã được đoàn thể nhiều lần thuyết phục cho con đi học, nhưng "quái nhân" Nguyễn Tuấn Nghĩa vẫn một mực khăng khăng "tôi tự dạy con ở nhà chắc chắn sẽ tốt hơn"!
Nhất định không cho con tới trường
Người dân quanh khu đô thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) bao năm nay không hề xa lạ với cảnh chị Mùi (vợ Nguyễn Tuấn Nghĩa) dắt con đi ăn xin quanh những khu lân cận. Mặc dù đã đến tuổi đi học nhưng đứa con trai lớn (hơn 10 tuổi) và con gái nhỏ (hơn 3 tuổi) vẫn chưa biết một ngày tới trường.
Dù đã được đoàn thể nhiều lần thuyết phục cho con đi học, nhưng "quái nhân" Nguyễn Tuấn Nghĩa vẫn một mực khăng khăng "tôi tự dạy con ở nhà chắc chắn sẽ tốt hơn"!
Ông Phạm Đình Nam, Phó Chủ tịch UBND Phường Phú La (Hà Đông, Hà Nội) khẳng định lãnh đạo phường và cảnh sát khu vực rất nhiều lần trực tiếp tới nhà Nghĩa để vận động anh thay đổi nếp sinh hoạt và cho con tới trường nhưng không được. "Mỗi lần nhắc nhở cho các cháu đi học, anh ta lại cho rằng sẽ vẫn để con ở nhà vì mình có thừa khả năng dạy dỗ các cháu, hơn nữa cũng là góp phần giảm ùn tắc giao thông!", ông Nam nói.
Nghĩa một mực cho rằng cho con ở nhà học sẽ tốt hơn
Theo thông tin PV tìm hiểu, Nguyễn Tuấn Nghĩa học hết lớp 12 rồi nghỉ. Năm Nghĩa lên 10 tuổi, anh bị chấn thương sọ não do tai nạn ngã tàu điện. Sau khi bán nhà tại khu phố cổ, bố mẹ Nghĩa mua 2 căn hộ tại khu đô thị Văn Quán, trong đó một căn để cho Nghĩa ở riêng. Người dân xung quanh cho biết, vì Nghĩa không có công ăn việc làm nên vẫn được bố mẹ trợ cấp tiền mua những nhu yếu phẩm hàng tháng.
Trong buổi nói chuyện với phóng viên, nhiều lúc hưng phấn, "quái nhân" Nghĩa không ngần ngại buông ra những lời "trần trụi" về quan hệ nam nữ, trước mặt vợ và hai con nhỏ. Tôi không biết bé gái lên 3 tuổi, khi nghe bố nhắc tới chủ đề nhạy cảm đó có hiểu hay không nhưng đôi mắt em mở tròn to, chăm chú lắng nghe.
Thấy vậy, tôi liền nhắc khéo: "Chuyện nhạy cảm như vậy, anh có nghĩ không nên nói trước mặt các cháu?". "Quái nhân" cười khẩy: "Không sao, đó là chuyện bình thường của cuộc sống mà!".
Ông Nguyễn Văn Sự, Tổ trưởng Tổ dân phố số 14 (khu Đô thị Văn Quán) cho biết, ngoài việc có lối sinh hoạt "khác người" thì việc Nghĩa tích tụ kho rác trong nhà còn có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ rất cao cho khu chung cư. Về phần hai đứa trẻ sống trong nhà, ông Sự cho biết dù vợ chồng Nghĩa không đóng góp nhưng vào mỗi dịp lễ tết, trung thu, tổ dân phố đều có quà dành cho các cháu.
Kỳ thị của cộng đồng cũng là rào cản
Cũng theo ông Phạm Đình Nam, Phó chủ tịch Phường Phú La, cách đây 2 năm, khi xuất hiện thông tin phản ánh từ người dân khu đô thị Văn Quán, lãnh đạo phường đã xếp Nghĩa vào đối tượng "theo dõi đặc biệt" và giao nhiệm vụ cho cảnh sát khu vực phải luôn quan tâm sát sao.
"Ban đầu, chúng tôi còn nghi đây là thành phần "dị giáo" gây ảnh hưởng tới an ninh khu vực", ông Nam cho biết.
Được biết, thời gian gần đây Nghĩa cũng có phần "đổi khác". "Ở trong nhà thì không rõ nhưng khi đi ra đường, anh ta đã mặc thêm quần đùi. Trong vòng mấy tháng trở lại đây, khi có khách qua đêm tại nhà, dù sớm hay muộn thì Nghĩa cũng hăng hái đạp xe lên trình báo với công an phường" ông Nam cho biết.
Trước đó vì những mối quan hệ bất chính, Nghĩa đã từng vài lần bị công an mời lên phường "ngồi" giải trình.
"Rất khó thuyết phục những người có lối sống dị lập như Nghĩa. Mỗi lần tiếp xúc, chỉ cần chúng tôi nói một câu là anh ta tuôn ra hàng loạt những lý lẽ "ngang ngang" khó mà "đỡ" được", ông Nam lý giải.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Phường Phú La cho biết sẽ có buổi làm việc trực tiếp với tổ dân phố nơi Nghĩa đang sinh hoạt để bàn phương pháp vận động thuyết phục "quái nhân" cho hợp lý. "Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, chúng tôi sẽ có ý kiến với Ban quản lý Khu đô thị", ông Nam cho biết.
Cũng chính vì được cho là người "lập dị" nên hàng xóm quanh nhà Nghĩa đều có thái độ xa lánh, không dám tới gần. "Suy cho cùng, để một cá nhân có thể thay đổi nhận thức, hòa nhập với cộng đồng là trách nhiệm chung. Tuy nhiên, chính vì thái độ kỳ thị của hàng xóm đối với gia đình Nghĩa hiện đang là rào cản, ngày một đẩy xa khoảng cách để anh và gia đình có thể hòa nhập với cộng đồng.", ông Nam nói.
Theo Tinmoi
Quyết tâm phải đi cùng hành động Cùng với quyết tâm mạnh mẽ thì việc chống lại lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần những hành động mạnh mẽ. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, khẳng định với phóng viên Báo ANTĐ: "Điều quan trọng là cần nhận diện nhóm lợi ích là ai, những hoạt động nào của họ không hợp lý...