Công bố ấn phẩm hướng dẫn về nhận dạng ngà voi
Ngày 26/8, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho biết, vừa phối hợp xuất bản ấn phẩm mang tên ‘ Hướng dẫn nhận dạng ngà voi và các sản phẩm thay thế ngà’ ( gọi tắt là Ấn phẩm ngà voi).
Các chuyên gia cho rằng, nhiều sản phẩm ngà voi được buôn bán bất hợp pháp trên thị trường hiện nay đa phần là hàng giả.
Đây là công cụ thiết yếu giúp các nhân viên thực thi pháp luật, các nhà khoa học pháp y, các công ty công nghệ trực tuyến và các cơ quan quản lý buôn bán động vật hoang dã nhận biết các sản phẩm ngà voi. Đặc biệt là các sản phẩm đã trải qua quá trình chế tác như chạm khắc, làm tranh cũng như các sản phẩm giả ngà được làm bằng vật liệu bắt chước hoặc trông giống ngà voi.
Không chỉ cung cấp quy trình, hỗ trợ trực quan, Ấn phẩm ngà voi còn mô tả chi tiết, cập nhật về ngà của các loài voi khác nhau và những sản phẩm được buôn bán cũng như các phương pháp hiển thị đáng tin cậy được sử dụng để xác định chủng loại ngà tùy theo hình thức sản phẩm, chẳng hạn như ngà/răng, vật phẩm chạm khắc…
Video đang HOT
Bên cạnh đó Ấn phẩm ngà voi cũng thông tin chi tiết về các loài có liên quan nhất (voi, voi ma mút, cá voi, kỳ lân biển và hà mã) cùng các tài liệu trực quan phong phú để hỗ trợ những người làm công tác thực thi xác định ngà voi từ các sản phẩm thay thế, chẳng hạn như ngà nhựa và ngà thực vật.
Chặn buôn lậu ngà voi qua đường du lịch
Mua hay sở hữu ngà voi chính là tiếp tay tạo ra vấn đề lớn hơn cho loài người về mặt sinh thái, đẩy loài voi đến tuyệt chủng...
Nghiên cứu về tiêu thụ ngà voi Trung Quốc năm 2019 với chủ đề "Nhu cầu khi có lệnh cấm" vừa được WWF, TRAFFIC và GlobeScan công bố gần đây. Nghiên cứu này tưởng chừng đã có một tín hiệu đáng mừng khi số người mua ngà voi trong 12 tháng qua đã thấp hơn đáng kể so với những năm trước. Nhưng thực ra, đây chỉ là giảm việc mua ngà voi từ các nhà cung cấp ở Trung Quốc đại lục, còn số người mua ngà voi lậu trong các chuyến du lịch vẫn tăng từ 18% năm 2018 lên 27% tính đến đầu năm 2020.
Nghiên cứu đã phỏng vấn 2.000 người ở 15 thành phố lớn tại Trung Quốc để đánh giá thông điệp và cơ chế hiệu quả dựa trên các cuộc điều tra trước và sau lệnh cấm. Nghiên cứu này cho thấy các yếu tố thuộc về niềm tin như mối quan tâm về sự tuyệt chủng của voi, sự tàn ác của động vật chỉ mang tính phong trào. Còn sự răn đe của pháp luật mới thật sự là lý do lớn nhất khiến nhiều người chùn tay khi mua bán ngà voi. Gần 80% số người nói rằng lệnh cấm sẽ ngăn họ mua ngà voi trong tương lai.
Tuy nhiên, trớ trêu là những người thích mua bán ngà voi thường xuyên đi du lịch bên ngoài Trung Quốc và họ rất kiên trì với thói quen mua sắm đáng sợ. Người mua ngà voi bên ngoài Trung Quốc cho biết, họ có xu hướng mua các hàng hóa như vậy mà không có kế hoạch trước. Phần lớn họ chỉ quyết định mua ngà voi khi ở nước ngoài và nhiều trong số này là được hướng dẫn bởi hướng dẫn viên du lịch. Trong số những người đã mua ngà voi như một quà lưu niệm, chỉ có 1 trên 10 địa chỉ này là hợp pháp. Trên 27% chỉ ra rằng lệnh cấm ở Trung Quốc là lý do duy nhất họ mua ở nước ngoài và hơn 50% số người được hỏi đã mua ngà voi ở nước ngoài ít nhất 1 lần vì nếu mua ngà voi ở Trung Quốc là bất hợp pháp.
Giám đốc cao cấp về vận động chính sách của WWF, Jan Vertefeuille, cho biết: "Những người thường xuyên du lịch nước ngoài là ưu tiên tiếp cận hàng đầu kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực. Chúng tôi đang hợp tác với các công ty du lịch hàng đầu ở phạm vi toàn cầu để biến họ thành một phần của nỗ lực này và khuyến khích các điểm du lịch nổi tiếng ở Đông Nam Á ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp".
Thái Lan, Hồng Kông và Campuchia là những điểm đến được du khách nhắc đến nhiều nhất khi mua các sản phẩm ngà voi bên ngoài Trung Quốc đại lục với tỉ lệ lần lượt là 27%, 16% và 13%. Việt Nam vẫn đang được coi là những nước chính trung chuyển ngà voi. Mặc dù việc buôn bán ngà voi ở Việt Nam đã bị cấm nhưng hoạt động vẫn tiếp tục phát triển do việc thực thi pháp luật lỏng lẻo. Trong khi nhu cầu của nước láng giềng Trung Quốc với các vật trang trí và trang sức ngà voi rất cao. Trung Quốc nhiều năm qua đã thúc đẩy thị trường buôn lậu ngà voi bùng phát bằng cách cấp phép cho các xưởng điêu khắc ngà voi mới, các cửa hàng bán lẻ và tuyên bố điêu khắc ngà voi là một phần của di sản văn hóa nước này. Hầu hết ngà voi bất hợp pháp đều đến Trung Quốc, nơi bán một cặp đũa làm từ ngà voi giá hơn 1.000USD, ngà voi khắc có giá hàng trăm ngàn USD.
"Người tiêu dùng Trung Quốc là yếu tố thúc đẩy mua bán ngà voi toàn cầu, kéo theo đó là nạn săn trộm voi trên khắp lục địa châu Phi bắt đầu khoảng năm 2010. Vai trò của họ rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự gia tăng tội phạm động vật hoang dã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn cá thể voi mỗi năm", Karen Xue, phụ trách Sáng kiến Ngà voi toàn cầu của WWF, chia sẻ.
Tính riêng trong vòng 10 năm qua, khối lượng ngà voi nhập vào Việt Nam vượt trên 76 tấn, tương đương trên 11.500 con voi đã phải chết vì con người lấy ngà của chúng. Tổng số voi hoang dã ở Viêt Nam hiên chỉ còn khoảng 100 con. Hầu hết ngà voi được bán ở Việt Nam là của loài voi bộ pachyderms ở châu Phi. Những chiếc ngà sau đó được nhập lậu vào châu Á, để đáp ứng cho 2 thị trường ngà voi lớn nhất thế giới là Việt Nam và Trung Quốc (theo nguồn tin của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Cơ quan Điều tra Môi trường Vương quốc Anh (EIA) nói Việt Nam tiếp tục là tâm điểm của hoạt động buôn lậu ngà voi.
Tỉ lệ nhận biết các chiến dịch bảo vệ voi và chống buôn bán ngà voi đã góp phần giảm thiểu nạn buôn bán các sản phẩm từ ngà voi từ sau khi có lệnh cấm. "Nhưng để đấu tranh với nạn nuôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, điều quan trọng là các chiến dịch cần có thông điệp được nhắm mục tiêu cụ thể và áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến hơn", ông Wander Meijer, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của GlobeScan, nhận định.
Elephant Family tin rằng chỉ bằng viêc hành đông ngay lâp tức của công đồng bảo tồn quốc tế và các lực lượng chấp pháp thì mới ngăn chặn được nguy cơ tuyêt chủng của loài voi.
Theo nhipcaudautu.vn
Phát hiện loài nấm ăn mới Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon của Mỹ tìm thấy một loài nấm cục chưa được mô tả trên đảo Orcas ở bang Washington. Ảnh chụp cắt lớp nấm Tuber luomae. Ảnh: Đại học Oregon. Mẫu vật được Tiến sĩ Dan Luoma thu thập vào năm 1981 khi còn là sinh viên năm nhất của Đại học Oregon, nhưng gần đây...