Công bố 9 loại bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Theo dõi VGT trên

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư về việc hướng dẫn giám sát đối với 9 loại bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Theo đó, phải tổ chức cách ly y tế đối với 9 loại bệnh truyền nhiễm nhóm B sau: bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, than, viêm màng não do mô cầu, chân tay miệng, thủy đậu, quai bị.

Công bố 9 loại bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm - Hình 1

Tay chân miệng là 1 trong 9 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần cách ly.

Giám sát bệnh, dịch truyền nhiễm được thực hiện dưới 2 loại hình là giám sát dựa vào chỉ số và giám sát dựa vào sự kiện. Giám sát dựa vào chỉ số được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin về các bệnh truyền nhiễm, bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm.Việc giám sát bệnh, dịch truyền nhiễm sẽ được thực hiện đối với các đối tượng: Người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Ổ chứa, trung gian truyền bệnh và các yếu tố nguy cơ.

Giám sát dựa vào sự kiện là việc thu thập các thông tin, sàng lọc, xác minh các dấu hiệu cảnh báo từ nguồn tin của cộng đồng, mạng xã hội

Ngoài ra, Thông tư nêu rõ, đối với tất cả bệnh truyền nhiễm nhóm C; bệnh truyền nhiễm nhóm B có số mắc thấp (thấp hơn số mắc trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất không tính số liệu của năm có dịch) và chưa có tử vong; Bộ Y tế đề nghị Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chủ động và chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã để tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng, chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.

Đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B có số mắc của xã hoặc huyện cao (số mắc trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất không tính số liệu của năm có dịch) hoặc có trường hợp tử vong, Bộ Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chủ động và chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện để tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.

Video đang HOT

“Với tất cả các bệnh truyền nhiễm nhóm A; bệnh truyền nhiễm nhóm B có từ 2 trường hợp tử vong trở lên nghi do cùng một bệnh hoặc cùng một tác nhân gây bệnh trên cùng địa bàn huyện trong vòng một tháng, yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động và chịu trách nhiệm đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh để tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn”, nội dung Thông tư nêu rõ.

D.Ngân

Theo baohaiquan

Dịch bệnh đông - xuân gia tăng trong mùa hè: Vì sao có sự bất thường?

Theo quy luật, những dịch bệnh như sởi, ho gà, thủy đậu, quai bị... thường xảy ra vào mùa đông - xuân, do thời tiết thời điểm này là môi trường thuận lợi cho vi rút gây dịch bệnh phát triển.

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên Báo Hà Nội Mới tại một số bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, mùa hè năm nay, các dịch bệnh mùa đông - xuân vẫn tiếp tục gia tăng. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi bất thường của dịch bệnh?

Dịch bệnh đông - xuân gia tăng trong mùa hè: Vì sao có sự bất thường? - Hình 1

Tiêm chủng đầy đủ là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Trong ảnh: Tiêm chủng cho trẻ em tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, 70 Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Xuân Lộc

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, dịch bệnh tấn công


Ho gà là bệnh đã được khống chế tại nước ta, song gần đây, bệnh này đã xuất hiện trở lại với sự thay đổi một cách bất thường. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 16-6, toàn thành phố đã ghi nhận 77 trường hợp mắc ho gà, tương đương số mắc của cả năm 2018. Dù đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp xảy ra vào mùa đông - xuân, nhưng trong tháng 5 và đầu tháng 6-2019, Hà Nội vẫn ghi nhận 2-4 trường hợp mắc ho gà/tuần (tương đương số mắc trong tháng 1 và tháng 3-2019).


Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh và khống chế bệnh ho gà. Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, vắc xin "5 trong 1" được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi phòng các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ (hay viêm phổi do vi khuẩn HiB) và viêm gan B; trong đó, quan trọng nhất là phòng bệnh ho gà.


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, mỗi tháng phải có 8% trẻ được tiêm vắc xin "5 trong 1", thì sau một năm mới đạt độ bao phủ cần thiết là 95%. Thế nhưng, từ cuối năm 2018, khi vắc xin ComBE Five được đưa vào thay thế vắc xin "5 trong 1" Quinvaxem, số trẻ được tiêm chủng vắc xin này mới đạt 4-7%/tháng (tùy từng địa phương). Nếu tiến độ tiêm như hiện nay, thì tỷ lệ tiêm vắc xin trong cả năm 2019 chỉ đạt 80% và như vậy, một số dịch bệnh như: Ho gà, bạch hầu... có nguy cơ gia tăng.


Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương nhận định: Do lo ngại phản ứng sau tiêm, tỷ lệ tiêm vắc xin "5 trong 1" đạt thấp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số ca mắc ho gà tăng trong thời gian gần đây, trong đó có nhiều ca bệnh nặng. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận 200-250 trường hợp mắc ho gà và hiện tại, bệnh viện đang điều trị cho 14 trường hợp mắc ho gà. Vi khuẩn ho gà rất nguy hiểm, khiến trẻ ho từng cơn không thể kiềm chế, thậm chí có thể ngừng thở, tử vong trong cơn ho.


Tương tự ho gà, dịch bệnh sởi năm nay cũng diễn biến khá bất thường, dù thời tiết đã vào giữa hè. Trong 3 tuần đầu tháng 6-2019, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận trung bình 30-40 trường hợp mắc sởi/tuần. Và từ đầu năm đến nay, thành phố đã có 1.481 trường hợp mắc sởi, trong khi đó cả năm 2018 chỉ có 511 trường hợp mắc.


Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm vẫn có 3-5 trẻ bị sởi nhập viện/ngày. Còn ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận điều trị cho nhiều người lớn mắc sởi. Chị Phạm Thị H. (25 tuổi, quê ở Ninh Bình) có thai 5 tháng, bị mắc sởi, đã nhập viện điều trị được gần một tuần, chia sẻ: "Do chủ quan nghĩ rằng, bệnh sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em, nên trước khi có thai, tôi đã không tiêm phòng. Cách đây hơn một tuần, tôi bị sốt nhẹ, sau đó phát ban và được phát hiện mắc bệnh sởi".


Bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết, thông thường, dịch bệnh sởi bùng phát mạnh vào mùa đông - xuân, sang hè thì số ca mắc sẽ giảm mạnh và hết. Thế nhưng, từ đầu tháng 6 đến nay, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, đặc biệt là ở người lớn (từ 25 đến 35 tuổi) và phụ nữ có thai mắc sởi cao hơn hẳn so với mọi năm. Những đối tượng này hầu hết không tiêm phòng hoặc không nhớ tiền sử tiêm phòng. Thậm chí, thời điểm này, bệnh viện còn tiếp nhận nhiều trường hợp bị thủy đậu, quai bị - dù đây là những bệnh đặc trưng của mùa đông - xuân.


"Thời tiết thay đổi bất thường, vi rút, vi khuẩn - tác nhân gây bệnh dễ thích nghi, biến đổi, do đó, hiện nay, dịch bệnh có xu hướng xảy ra quanh năm, chứ không vào mùa nhất định", bác sĩ Đỗ Duy Cường lý giải.


Phòng dịch chủ động bằng tiêm vắc xin

Dịch bệnh đông - xuân gia tăng trong mùa hè: Vì sao có sự bất thường? - Hình 2

Bệnh truyền nhiễm đang gia tăng và có biểu hiện bất thường. Ảnh: Dương Ngọc

Để bảo đảm trẻ được bảo vệ trước các dịch bệnh nguy hiểm, dự kiến trong năm 2020, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngành Y tế sẽ phối hợp với ngành Giáo dục triển khai thí điểm quy định: Khi trẻ nhập học mẫu giáo phải có chứng nhận tiêm chủng đầy đủ. Trước mắt, quy định này dự kiến được thí điểm tại Hà Nội vào cuối năm 2019. Ngoài ra, ngành Y tế còn tổ chức tiêm bổ sung cho những trẻ chưa tiêm chủng đầy đủ.


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu sự thay đổi của dịch bệnh; đồng thời, củng cố và nâng cao khả năng giám sát, phản ứng nhanh của các đội chống dịch cơ động và chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn cho đội phòng, chống dịch cơ động của trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã. "Với các bệnh đã có vắc xin tiêm phòng như: Sởi, ho gà, bạch hầu, thủy đậu..., người dân phải đưa trẻ đi tiêm vắc xin. Ngay cả người lớn chưa có miễn dịch với dịch bệnh sởi, không nhớ tiền sử tiêm chủng cũng nên đi tiêm phòng", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo.


WHO cho biết, trong những tháng đầu năm nay, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300% do tỷ lệ tiêm chủng giảm. Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu toàn ngành triển khai hiệu quả phòng dịch chủ động bằng tiêm vắc xin và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin nhắc lại ở các vùng nguy cơ cao. Đặc biệt, chú trọng đến vấn đề an toàn tiêm chủng, trong đó cần quan tâm khám sàng lọc trước tiêm để giảm các phản ứng sau tiêm và các chống chỉ định.


Để khám sàng lọc hiệu quả, ngành Y sẽ lựa chọn các bác sĩ đủ năng lực chuyên môn, được tập huấn đầy đủ. Mặt khác, trong công tác điều trị, các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh chính xác, không để người bệnh nặng nằm chung với người bệnh nhẹ để tránh chẩn đoán nhầm, bỏ sót bệnh hoặc lây nhiễm chéo...

Theo hanoimoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh báo nguy cơ tăng mỡ máu từ món ăn giàu năng lượng ngày TếtCảnh báo nguy cơ tăng mỡ máu từ món ăn giàu năng lượng ngày Tết
22:03:33 28/01/2025
10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết
08:25:21 28/01/2025
Hai loại cá vừa ngon vừa bổ, nên thêm vào thực đơnHai loại cá vừa ngon vừa bổ, nên thêm vào thực đơn
10:04:41 28/01/2025
Loại thảo dược bồi bổ cho người bị mỡ máuLoại thảo dược bồi bổ cho người bị mỡ máu
04:37:51 29/01/2025
Mười điều nhất định phải nhớ để bảo vệ lá gan dịp TếtMười điều nhất định phải nhớ để bảo vệ lá gan dịp Tết
05:19:39 28/01/2025
Cách kiểm tra đột quỵ hay say rượu biaCách kiểm tra đột quỵ hay say rượu bia
05:34:21 28/01/2025
5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng không nên bỏ qua5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng không nên bỏ qua
14:54:30 27/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu mỗi ngày ăn 2-3 miếng bánh chưng?Điều gì xảy ra với cơ thể nếu mỗi ngày ăn 2-3 miếng bánh chưng?
14:58:51 27/01/2025

Tin đang nóng

Táo Quân 2025 viral khắp MXH: Châm biếm quá sâu cay, một lời thoại gây sốt vì khiến hàng triệu người "nhức nhối"Táo Quân 2025 viral khắp MXH: Châm biếm quá sâu cay, một lời thoại gây sốt vì khiến hàng triệu người "nhức nhối"
23:56:17 28/01/2025
Xuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mậtXuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mật
23:51:37 28/01/2025
Dân mạng phát sốt vì Táo Quân 2025: Bộ 4 huyền thoại trở lại cực đỉnh nhưng vẫn tiếc nuối 1 điềuDân mạng phát sốt vì Táo Quân 2025: Bộ 4 huyền thoại trở lại cực đỉnh nhưng vẫn tiếc nuối 1 điều
23:47:05 28/01/2025
Hòa Minzy thuê nguyên ê-kíp từ Hà Nội về Bắc Ninh để làm 1 việc ai cũng làm ngày cuối nămHòa Minzy thuê nguyên ê-kíp từ Hà Nội về Bắc Ninh để làm 1 việc ai cũng làm ngày cuối năm
23:39:53 28/01/2025
Hot nhất 29 Tết: Triệu Lộ Tư ngầm công khai tình cảm với 1 mỹ nam hạng A, chỉ 1 hành động mà khiến MXH náo loạnHot nhất 29 Tết: Triệu Lộ Tư ngầm công khai tình cảm với 1 mỹ nam hạng A, chỉ 1 hành động mà khiến MXH náo loạn
22:56:55 28/01/2025
Sao nữ Vbiz tiết lộ tính cách thật của Hoa hậu Thuỳ TiênSao nữ Vbiz tiết lộ tính cách thật của Hoa hậu Thuỳ Tiên
23:30:41 28/01/2025
Người phụ nữ ở Gia Lai khóa cửa, nhốt công anNgười phụ nữ ở Gia Lai khóa cửa, nhốt công an
04:08:36 29/01/2025
Choáng ngợp trước căn hộ sang trọng mới tậu của "Lee Byung Hun Việt Nam"Choáng ngợp trước căn hộ sang trọng mới tậu của "Lee Byung Hun Việt Nam"
23:10:09 28/01/2025

Tin mới nhất

Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe

Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe

05:08:21 29/01/2025
Để thưởng thức món tráng miệng, hãy cắt giảm lượng carbohydrate trong bữa ăn chính. Chia sẻ một món tráng miệng hoặc ăn một phần nhỏ. Thông thường, chỉ cần một hoặc hai miếng đồ ăn ngọt là đủ để thỏa mãn vị giác.
Loại ký sinh trùng có mặt trong tiết canh, lòng lợn tái

Loại ký sinh trùng có mặt trong tiết canh, lòng lợn tái

05:06:38 29/01/2025
Sau khi vào cơ thể, ấu trùng giun xoắn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non, phát triển thành giun trưởng thành và sinh sản. Ấu trùng mới đẻ theo máu xâm nhập cơ, tạo thành kén và tồn tại tới 20 năm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ăn dưa hành muối như thế nào để an toàn trong ngày Tết?

Ăn dưa hành muối như thế nào để an toàn trong ngày Tết?

05:05:40 29/01/2025
Thực phẩm nào khi nấu lên (nhất là các loại rau củ) đều có thể bị mất đi do tác dụng của nhiệt, cho nên ăn dưa muối vì không qua đun nấu có thể giữ lại các chất chống oxy hóa gần như nguyên vẹn.
Làm gì để giảm chứng đầy bụng, khó tiêu trong những ngày Tết?

Làm gì để giảm chứng đầy bụng, khó tiêu trong những ngày Tết?

22:01:31 28/01/2025
Đặc biệt, ăn quá no, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, vừa ăn xong đã nằm ngay khiến cho hoạt động tiêu hóa bị đình trệ, thực phẩm không tiêu hóa được gây chướng bụng, đầy hơi.
Cách xử trí và giảm tác nhân dị ứng ở trẻ

Cách xử trí và giảm tác nhân dị ứng ở trẻ

09:26:25 28/01/2025
Khi thấy bề mặt da có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn, trong trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng nhiễm trùng da.
Vụ ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột: 23 bệnh nhi đã được ra viện

Vụ ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột: 23 bệnh nhi đã được ra viện

09:24:13 28/01/2025
Các cháu có tổn thương não, trong ngày 28-29 Âm lịch chụp lại MRI não, nếu ổn thì cũng có thể chuyển viện hoặc ra viện kèm đơn thuốc và hẹn khám lại.
Cách giảm đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt

Cách giảm đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt

08:20:35 28/01/2025
Bác sĩ Hương khuyến cáo nếu các biện pháp trên không giảm được triệu chứng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tự chế pháo, nam thanh niên bị mù mắt, mất ngón tay

Tự chế pháo, nam thanh niên bị mù mắt, mất ngón tay

07:42:54 28/01/2025
Trước đó, anh N. mua nguyên vật liệu trôi nổi trên thị trường về nhà tự làm pháo nổ. Trong lúc thực hiện, quả pháo bất ngờ phát nổ dẫn tới các thương tích nói trên.
6 nhóm người không nên ăn nhiều gạo nếp

6 nhóm người không nên ăn nhiều gạo nếp

07:40:46 28/01/2025
Người có thể trạng nhiệt là người thường có các biểu hiện như nóng trong, mụn nhọt, nhiệt miệng, táo bón... Gạo nếp theo Đông y có tính ấm, có thể kích động nhiệt trong cơ thể, vì vậy có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng kể trên.
Trời rét đột ngột, nhiều người già, trẻ nhỏ phải nhập viện

Trời rét đột ngột, nhiều người già, trẻ nhỏ phải nhập viện

05:29:35 28/01/2025
Trong 2 ngày 26 và 27/1 (tức ngày 27 và 28 tháng chạp), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, thời tiết Hải Dương chuyển rét đậm, có thời điểm rét hại khiến nhiều người già, trẻ nhỏ phải nhập viện điều trị.
Món ăn bài thuốc từ cây tầm xuân

Món ăn bài thuốc từ cây tầm xuân

05:27:10 28/01/2025
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây tầm xuân như hoa, lá, quả, đặc biệt là rễ tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc. Dược liệu có vị đắng, chát, tính mát được dùng để chữa nhiều chứng bệnh.
Cách nấu canh đậu xanh tía tô giải độc gan ngày Tết

Cách nấu canh đậu xanh tía tô giải độc gan ngày Tết

05:23:56 28/01/2025
Vỏ đậu xanh giải nhiệt độc giúp bớt mờ mắt. Các bệnh lý dùng đậu xanh để điều trị như giải cảm sốt, giải ngộ độc thuốc hay thức ăn hoặc uống thuốc quá liều, chống các bệnh ôn nhiệt mùa hè, chữa giời leo, giải rượu, trị bí tiểu.

Có thể bạn quan tâm

Xui chưa từng có: Mỹ nam đình đám ngã gãy xương đêm Giao thừa, lì xì cho fan 656 triệu đồng mới đi bệnh viện!

Xui chưa từng có: Mỹ nam đình đám ngã gãy xương đêm Giao thừa, lì xì cho fan 656 triệu đồng mới đi bệnh viện!

Sao châu á

06:26:32 29/01/2025
Vào tối 29 Tết, Trần Triết Viễn bất ngờ thông báo anh bị gãy xương. Nam diễn viên kết thúc công việc, đi tắm chuẩn bị ăn tất niên thì bị ngã gãy xương.
Tỷ phú Bill Gates: Ly hôn vợ là sai lầm gây hối tiếc lớn nhất

Tỷ phú Bill Gates: Ly hôn vợ là sai lầm gây hối tiếc lớn nhất

Thế giới

06:24:14 29/01/2025
Trong một cuộc phỏng vấn với Times of London được đăng vào cuối tuần qua, ông Gates, 69 tuổi, đã nói về vụ ly hôn năm 2021 với người vợ 27 năm của mình.
Cặp sao nữ Vbiz công khai hẹn hò?

Cặp sao nữ Vbiz công khai hẹn hò?

Sao việt

06:23:17 29/01/2025
Mới đây, trên trang cá nhân, Hà Kino khiến dân tình xôn xao khi đăng tải đoạn clip đu trend nắm tay cùng một nhân vật bí ẩn.
Dùng 3 loại nguyên liệu làm nên món ăn ngày Tết vô cùng đẹp mắt và gói trọn thông điệp may mắn, hạnh phúc, bình an!

Dùng 3 loại nguyên liệu làm nên món ăn ngày Tết vô cùng đẹp mắt và gói trọn thông điệp may mắn, hạnh phúc, bình an!

Ẩm thực

05:58:20 29/01/2025
Món ăn này làm đơn giản, nhanh gọn lại đẹp mắt và mang ý nghĩa nhân đôi hạnh phúc chắc chắc sẽ nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của cả nhà trong năm mới!
Chọn diện sắc màu gì trong 3 ngày tết để 'đỏ' cả năm?

Chọn diện sắc màu gì trong 3 ngày tết để 'đỏ' cả năm?

Thời trang

05:56:30 29/01/2025
Trong văn hóa phương Đông, sắc màu luôn gắn liền với những ý nghĩa tượng trưng, đặc biệt là trong dịp tết. Các màu sắc không chỉ đơn giản là vấn đề thẩm mỹ mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vận mệnh của mỗi người.
Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Ất Tỵ

Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Ất Tỵ

Tin nổi bật

05:15:14 29/01/2025
Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM có tổng cộng 48 điểm bắn pháo hoa bao gồm cả tầm cao, tầm thấp trong đêm Giao thừa chào đón năm mới Ất Tỵ.
Công an TPHCM không để tội phạm đường phố "có đất sống" dịp Tết Ất Tỵ

Công an TPHCM không để tội phạm đường phố "có đất sống" dịp Tết Ất Tỵ

Pháp luật

04:06:50 29/01/2025
Liên tiếp bắt giữ các băng cướp, cướp giật manh động, Công an TPHCM thể hiện quyết tâm không để tội phạm đường phố có đất sống , đồng thời gìn giữ bình yên cho người dân vui xuân, đón Tết Ất Tỵ 2025.