Công bố 34 phố mới ở Thủ đô Hà Nội
Hà Nội sẽ có 28 đường, phố đặt tên mới. Trong đó có 11 đường, phố mang tên địa danh; 16 đường, phố mang tên danh nhân; 1 phố mang tên di tích lịch sử văn hóa…
Theo tờ trình do ông Tô Văn Động, GĐ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội trình bày, Thành phố sẽ có 28 đường, phố dự kiến đặt tên mới. Trong đó có 11 đường, phố mang tên địa danh, 1 phố mang tên di tích lịch sử văn hóa; 16 đường, phố mang tên danh nhân. Ngoài ra, sẽ có 6 đường dự kiến điều chỉnh độ dài.
Các tên địa danh là tên cổ hoặc tên đang sử dụng nơi mà đường, phố đi qua do các quận, huyện đề nghị. Các tên danh nhân được lấy từ ngân hàng tên của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Hội tư vấn khoa học thẩm định, được các quận, huyện đồng ý và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất.
Bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội trình bày báo cáo thẩm tra, thống nhất đề nghị HĐND Thành phố thông qua Nghị quyết về việc đặt tên mới cho 28 tuyến đường, phố và điều chỉnh độ dài cho 6 tuyến đường, phố đã có trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013.
Về việc đặt tên tuyến đường, phố mang tên các đồng chí Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt và Võ Nguyên Giáp, Ban đề nghị UBND Thành phố giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu và sớm trình HĐND Thành phố theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy.
Dự thảo Nghị quyết được thông qua với tỷ lệ 90,5% đại biểu tán thành.
Đường Lê Văn Lương kéo dài đổi tên thành đường Tố Hữu (Ảnh: Tất Định)
28 phố được đặt tên mới
1. Phố Quan Hoa (quận Cầu Giấy): Cho đoạn từ Câu T11 (cầu Cot) sát chung cư Bộ Kế hoạch và Đầu tư chạy ven sông Tô Lịch đến nga tư giao cắt với đường Cầu Giấy (trụ sở UBND quận Cầu Giấy). Dài: 1.160m; rộng: 15,5m.
2. Phô Thanh Thai (quân Câu Giây): Cho đoan từ ngã tư cuôi phô Duy Tân giao căt vơi phô Trân Thai Tông đên khu đô thi mơi Dich Vong (tòa nhà N07 – B3). Dai 710m; rông 30m.
3. Phô Nguyên Đinh Hoan (quận Cầu Giấy): Cho đoan tư ngo 1 đương Hoang Quôc Viêt đên câu T11 (cầu Cót) sông Tô Lich. Dai 650m; rông: 15,5m.
4. Phô Trân Kim Xuyên (quận Cầu Giấy): Cho đoan từ nga tư phô Trung Hoa va Vu Pham Ham (canh Trung tâm Lưu trư Quôc gia I) đên điêm giao căt vơi đương 30m (cạnh Công ty Cổ phần phát triển công nghệ EPOSI). Dai 550m; rông 20m.
5. Phô Yên Lang (quận Đông Đa): Cho đoan đương tư sô 220 phô Thai Ha đên sô nha 394 đường Láng. Dai 684m; rông 46m.
6. Phô Văn Yên (quận Ha Đông): Cho đoạn từ sân chơi CT7 đến giao với đường 19/5, phường Văn Quán. Dài: 540m; rộng: 7m.
7. Phô Văn Quan (quận Ha Đông): Cho đoạn từ tiếp giáp với đường 19/5 (TT13 khu đô thị Văn Quán) đến giao nhau với đường Chiến Thắng tại TT15 (khu đô thị Văn Quán). Dài: 560m; rộng: 10,5m.
8. Phô Bach Thai Bươi (quận Ha Đông): Cho đoạn từ giao với đường Nguyễn Khuyến (Hà Đông) nhà A32 khu TT18 đến giao với đường Yên Phúc gần chợ Yên Phúc và Nghĩa trang liệt sĩ. Dài: 950m; rộng: 5,5m-7,5m.
9. Phô Nguyên Văn Lôc (quận Ha Đông): Cho đoạn từ giao nhau với đường Trần Phú (Hà Đông) cạnh Khu đô thị Bắc Hà chạy vòng đấu nối với đường 36m tại khu vực dự án Booyoungvina (Hàn Quốc). Dài: 1.100m; rộng: 25m.
10. Phô Tô Hưu (quân Ha Đông): Cho đoạn từ ngã tư cuối đường Lê Văn Lương giao cắt với đường Khuất Duy Tiến qua địa bàn huyện Từ Liêm đến ngã tư giao với đường Vạn Phúc, Hà Đông. Dài: 3.400m; rộng: 42m.
11. Phô Sơ Thương (quân Hoang Mai): Cho đoạn từ ngõ 156 Tam Trinh (sau Metro Hoàng Mai) đến đường Pháp Vân – vành đai III (tổ 22 Yên Sở – Pháp Vân). Dài: 400m; rộng: 7m.
Video đang HOT
12. Phô Trân Hoa (quân Hoang Mai): Cho đoạn đường từ Cầu Lủ (trước cửa Đình Lủ) đến Cầu Dậu (ngã tư giao cắt với đường Nghiêm Xuân Yêm, trước cửa Viện Y học Cổ truyền dân tộc). Dài: 1.500m; rộng: 7m.
13. Phô Câu Bây (quân Long Biên): Cho đoạn từ 108 Vũ Xuân Thiều (tuyến ven sông cầu Bây) đến số 845 đường Nguyễn Văn Linh (Quốc lộ 5 đoạn qua cầu Đông Trù). Dài: 900m; rộng: 13,5m.
14. Phô Phan Văn Đang (quân Long Biên): Cho đoạn từ trụ sở Công an quận Long Biên đến giao cắt với phố Nguyễn Cao Luyện tại nhà CT10. Dài: 700m; rộng: 21m.
15. Phô Lưu Khanh Đam (quân Long Biên): Cho đoạn giao vơi đường tiếp nối Nguyễn Cao Luyện (tại nhà P3) đến điêm giao vơi đường 48m. Dài: 650m; rộng: 30m.
16. Phô Thep Mơi (quân Long Biên): Cho đoạn từ đường Vạn Hạnh (tại nhà K1) đến giao đường trong khu đô thị mới (tại toà nhà P3). Dài: 770m; rộng: 10,5m.
17. Phô Đoan Khuê (quân Long Biên): Cho đoạn từ cuối phố Trường Lâm đoạn qua Công an quận Long Biên đến bùng binh giao đường 80m ở khu E dự án Vincom village Sài Đồng. Dài: 2.100m; rộng: 40m.
18. Phô Phu Thương (quân Tây Hô): Cho đoan đương tư sô nha 75 tô 38, cum 6 (giao phô dự kiến đặt tên Phu Xa) đên ngach 15/180 đương An Dương Vương. Dai: 700m; rông: 17,5m.
19. Phô Phu Xa (quân Tây Hô): Cho đoạn từ trụ sở Công an phường Phú Thượng (ngã ba giao cắt phố Phú Gia với đường tổ 45) đến đường tổ 45, khu dân cư số 7A (ngã ba đối diện khu chung cư BaoBì), phường Phú Thượng. Dai: 730m; rông: 13,5m.
20. Phô Phuc Hoa (quân Tây Hô): Cho đoạn từ cổng chùa Phú Xá (giao với phố dự kiến đặt tên Phú Xá) đến sau trường Trung học cơ sở Phú Thượng. Dai: 550m; rông: 13,5m.
21. Phô Tư Hoa (quân Tây Hô): Cho đoan đương tư đâu ngo 11 đương Xuân Diêu đên ngo 1 đương Âu Cơ (lôi re vao chua Kim Liên). Dai: 1.000m; rông: 8,5m-11,5m.
22. Phô Vu Tông Phan (quân Thanh Xuân): Cho đoạn từ nha số 1, ngõ 2 phố Khương Trung đến ngã tư giao vơi ngõ 1 phố Định Công Thượng va cầu Lu. Dài: 2.000m; rộng: 11m.
23. Đương Xuân Canh (huyên Đông Anh): Cho đoạn từ ngã ba Dâu (giao Quốc lộ 3 giáp khu tái định cư Xuân Canh) đến ngã ba giao cắt với đường đê Tả sông Hồng (gần UBND xã Xuân Canh). Dài: 1.240m; rộng: 8,5m.
24. Đương Phuc Lôc (huyên Đông Anh): Cho đoạn từ cổng Huyện ủy Đông Anh (đi qua tổ 2 thị trấn Đông Anh, thôn Phúc Lộc) đến ngã ba giao cắt với quốc lộ 3. Dài: 1.140m; rộng 10,5m.
25. Đương Nguyên Huy Nhuân (huyên Gia Lâm): Cho đoạn từ đường Nguyễn Đức Thuận (Cửa hàng xăng dầu 30/4 – Quốc lộ 5) đến ngã tư giao cắt với đường Ỷ Lan. Dài: 1.600m; rộng: 23m-40m.
26. Đương Tân Nhuê (huyên Tư Liêm): Cho đoạn dọc sông Nhuệ từ cống Liên Mạc 1 đến cống Liên Mạc 2 thuộc địa bàn dân cư thôn Tân Nhuệ, xã Thụy Phương. Dài: 700m; rộng: 7m.
27. Phố Nguyên Xuân Nguyên (huyên Tư Liêm): Cho đoạn từ phố Cao Xuân Huy (cạnh trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn) đến phố Hoài Thanh (trường Việt Mỹ). Dài: 800m; rộng: 15m-17m.
28. Phô Đô Đinh Thiên (huyên Tư Liêm): Cho đoạn từ tòa nhà CT5 đến khu CT1 phố Trần Văn Lai. Dài: 800m; rộng 15m-17m.
6 phố được điều chỉnh độ dài 1. Phô Dich Vong (quân Câu Giây): Cho đoạn từ cuối phô Dich Vong (phía Nam khu tập thể Đại học Tài chính – Kế toán) đến giao căt tuyến phố dự kiến đặt tên Thành Thái phía trước Công viên Cầu Giấy. Dài: 300m; rộng: 13,5m. 2. Phô Trung Kinh (quân Câu Giây): Cho đoạn tư cuối phô Trung Kinh (số nhà 229) đên ngã tư giao cắt với phố Dương Đình Nghệ (gần Trung tâm văn hóa phường Yên Hòa). Dài: 270m; rộng: 40m. 3. Phô Yên Binh (quân Ha Đông): Cho đoạn từ cuối phô Yên Bình giao với ngã tư phố Yên Phúc – Yên Bình đến điêm giao căt với đương trong khu đô thị Văn Quán (nhà TT7). Dai 300m; rông 7m. 4. Phô Yên Phuc (quân Ha Đông): Cho đoạn từ ngã tư Yên Bình – Yên Phúc đến điêm giao với đường Nguyễn Khuyến (tai TT18 khu đô thị Văn Quán, Hà Đông). Dài: 300m; rộng: 5,5m-7,5m. 5. Phô Thanh Am (quân Long Biên): Cho đoan từ cuối phố Thanh Am (giao với đường Đặng Vũ Hỷ) đến khu tái định cư xóm Lò phường Thanh Am. Dài: 600m; rộng: 17m. 6. Phô Hoang Như Tiêp (quân Long Biên): Cho đoạn từ điểm cuối phô Hoàng Như Tiếp (gân nhà giáo dục thể chất trường THCS Bồ Đề) đến Giáp khu tây sân bay (tại tổ 23 phường Bồ Đề). Dài: 720m; rộng: 20m.
Theo Khampha
HN: Đường mang tên nhà thơ Tố Hữu dài 3,4km
Tại Hà Nội, tên nhà thơ Tố Hữu sẽ được đặt cho con đường dài 3.400m, rộng 42m thuộc quận Hà Đông.
Tại Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội diễn ra từ 2 - 6/12/2013 tới sẽ xem xét, đặt tên và điều chỉnh độ dài của 34 đường, phố. Trong đó sẽ có 16 đường, phố mang tên danh nhân, 11 đường phố mang tên địa danh, 1 đường phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, và 6 đường phố điều chỉnh kéo dài.
Ngày 30/12, chúng tôi đã giới thiệu 6 con đường sắp mang tên danh nhân của Hà Nội trong bài Hà Nội sắp có phố mang tên Bạch Thái Bưởi. Mời độc giả tìm hiểu thêm 10 con đường mới được đặt tên danh nhân của Hà Nội.
Đường Tố Hữu
Con đường dài 3.400m rộng 42m cho đoạn từ ngã tư cuối đường Lê Văn Lương giao cắt với đường Khuất Duy Tiến qua địa bàn huyện Từ Liêm đến ngã tư giao với đường Vạn Phúc (Hà Đông).
Tên đường này do Ban tổ chức, Ban chấp hành Trung ương Đảng chuyển đơn đề nghị của gia đình và Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội đề nghị.
Đường Lê Văn Lương kéo dài đổi tên thành đường Tố Hữu (Ảnh: Tất Định)
Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành quê ở làng Phù Lai, Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế). Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Hiệu trưởng trường Nguyễn Ái Quốc...
Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ Cách mạng Việt Nam với các tác phẩm văn học nổi tiếng như: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta...
Phố Phan Văn Đáng
Phố dài 700m rộng 21m, từ trụ sở Công an quận Long Biên giao cắt với phố Nguyễn Cao Luyện.
Phan Văn Đáng (1918-1997) quê tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Ông được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tổ chức Cách mạng như xứ ủy viên; thường vụ xứ ủy Nam Bộ; Phó bí thư Trung ương cục Miền Nam;... Ông cũng từng giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Phố Lưu Khánh Đàm
Phố có chiều dài 650m, rộng 30m cho đoạn giao với đường kết nối Nguyễn Cao Luyện đến điểm giao với đường 48m (quận Long Biên).
Lưu Khánh Đàm (989-1058) là người gốc An Lãng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) sau chuyển về trú ngụ ở Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình). Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Ông có công phò tá Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, được phong làm Quang lộc đại phu hầu cận bên cạnh. Ông cùng em trai Lưu Điều đã đem quân đánh giặc Chiêm, 3 lần đánh bại quân Tống.
Phố Thép Mới
Phố dài 770m, rộng 10.5m cho đoạn từ đường Vạn Hạnh đến điểm giao cắt với đường trong khu đô thị mới (quận Long Biên).
Thép Mới tên thật là Hà Văn Lộc (1925-1991) quê ở Nam Định. Ông học đại học ngành Luật, tham gia tích cực vào phong trào cứu quốc, viết cho tờ "Tự trị" của phong trào sinh viên yêu nước chống Nhật. Ông đã từng công tác và viết bài cho các báo Cờ giải phóng, Cứu quốc, Sự thật. Ông từng làm phó Tổng biên tập báo Nhân dân từ năm 1972 đến khi về hưu
Phố Đoàn Khuê
Phố mang tên Đại tướng Đoàn Khuê dài 2.100m, rộng 40m cho đoạn từ cuối phố Trường Lâm đến bùng binh giao đường 80m (quận Long Biên).
Đại tướng Đoàn Khuê (1923-1999) bí danh Võ Tiến Trình, quê huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Ông từng được cử làm Chủ Nhiệm Việt Minh, tham gia giành chính quyền ở Quảng Bình trong CMT8. Năm 1990, ông được phong hàm Đại tướng, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1991.
Phố Từ Hoa Công Chúa
Phố có chiều dài 1.000m, rộng 8.5-11.5m cho đoạn từ đầu ngõ 11 đường Xuân Diệu đến ngõ 1 đướng Âu Cơ quân Tây Hồ.
Phố Từ Hoa Công Chúa ven hồ Tây từ ngõ 11 Xuân Diệu đến ngõ 1 Âu Cơ (Ảnh: Tất Định)
Chùa Kim Liên nằm trên phố Từ Hoa Công Chúa (Ảnh: Tất Định)
Từ Hoa là công chúa con gái vua Lý Thần Tông, người đã rời cung về làng Nghi Tàm sinh sống. Bà có công dạy dân trồng dâu nuôi tằm tạo nên một vùng đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long.
Phố Vũ Tông Phan
Phố dài 2.000m, rộng 11m cho đoạn từ ngõ 2 phố Khương Trung đến ngã tư giao với phố Định Công Thượng và cầu Lủ (quận Thanh Xuân).
Vũ Tông Phan (1800-1851) tục gọi là ông Nghè Tự Tháp. Nguyên quán ở làng Hoa Đường huyện Đường An (Hải Dương ngày nay), sau chuyển ra định cư ở thôn Tự Tháp huyện Thọ Xương. Ông vừa là nhà chính trị, nhà giáo và nhà văn hóa của thế kỷ 19. Sự nghiệp sáng tác của ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Thăng Long hoài cổ, Kiếm hồ thập vịnh, Lỗ An di cảo thi tập...
Đường Nguyễn Huy Nhuận
Con đường này dài 1.600m rộng 23-40m cho đoạn từ đường Nguyễn Đức Thuận đến ngã tư giao với đường Ỷ Lan (huyện Gia Lâm).
Nguyễn Huy Nhuận (1677-1758) là người làng Sủi, Phú Thịnh. Ông là thượng thư đỗ tiến sĩ sớm nhất của làng, là tấm gương sáng về sự hiếu học, có đức, có tài và có nhiều công lao to lớn cho đất nước. Có thể kể như: từng làm phó sức thời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Khương, được vua nhà Thanh kính nể; ông cũng có công lớn trong việc đòi lại xưởng đồng Tụ Long và 40 dặm đất biên giới ở Vị Tây (Hà Giang).
Phố Nguyễn Xuân Nguyên
Phố dài 800m, rộng 15-17m cho đoạn từ phố Cao Xuân Huy đến phố Hoài Thanh (huyện Từ Liêm).
Giáo sư Nguyễn Xuân Nguyên (1907-1975) sinh ra tại huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Từ năm 1935-1945, ông đã công bố 48 công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước. Ông từng giữ các chức vụ như: Viện trường Viện Mắt, Ủy viên BTV Quốc hội, Chủ tịch Hội nhãn khoa Việt Nam. Tượng đài GS Nguyễn Xuân Nguyên được đúc bằng đồng, đặt trong khuôn viên viên Viện Mắt Trung ương.
Phố Đỗ Đình Thiện
Phố dài 800m, rộng 15-17m cho đoạn từ nhà CT5 đến khu CT1 phố Trần Văn Lai (huyện Từ Liêm)
Đỗ Đình Thiện (1904-1972), người làng Noi (nay thuộc Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm). Ông và gia đình đã đóng góp một số lượng tiền và vàng rất lớn ủng hộ Cách mạng. Căn nhà 54 Hàng Gai của gia đình ông từng là cơ sở hoạt động của những lãnh tụ Cách mạng như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh và cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách nước ngoài và nhân sĩ trí thức.
Theo Khampha
Hà Nội sắp có phố mang tên Bạch Thái Bưởi Tên Phố Bạch Thái Bưởi do UBND Quận Hà Đông và Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội đề nghị. Tại Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội diễn ra từ 2 - 6/12/2013 tới sẽ xem xét, đặt tên và điều chỉnh độ dài của 34 đường, phố. Trong đó sẽ có 16 đường, phố mang tên danh nhân,...