Công bố 150 “Thương hiệu vàng nông nghiệp” Việt Nam năm 2017
Ngày 27.7, Tổng hội NNPTNT công bố danh sách 150 thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp sẽ được tôn vinh trong chương trình “Thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2017″, dự kiến tổ chức vào ngày 29.7 tới tại Hà Nội. Đây là giải thưởng được hàng trăm doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân kinh doanh trong lĩnh lực nông nghiệp Việt Nam Chào đón.
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NNPTNT Việt Nam cho biết, qua gần 6 tháng bình chọn trên toàn quốc, Ban tổ chức đã tiến hành khảo sát hơn 388 thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp của tất cả các vùng miền trong cả nước ở tất cả các lĩnh vực trong nông nghiệp.
Sau một thời gian xét duyệt, dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Ban tổ chức đã lựa chọn được 150 thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, thương hiệu nổi tiếng để trao danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017.
Theo ông Ngọc, đây là những tập thể, cá nhân đã và đang có hướng đi đúng đắn, đầu tư cụ thể trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Trong danh sách bình chọn nổi lên nhiều loại sản phẩm, các đặc sản vùng miền như: hồ tiêu Phú Quốc, mật ong U Minh Thượng (Kiên Giang), na Chi Lăng (Lạng Sơn); tỏi Lý Sơn, Quế Trà Bông (Quảng Ngãi), nhãn lồng, chuối tiêu hồng (Hưng Yên), vải thiều Lục Ngạn (Bắc giang); mật ong bạc hà (Hà Giang); thịt dê (Ninh Bình)…
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NN&PTNT Việt Nam chủ trì buổi họp báo
Cùng đó, nhiều thương hiệu đã nổi tiếng lâu nay cũng góp mặt như: Phân bón Lâm Thao; Gạo hạt ngọc trời Vigataba (Tập đoàn Lộc Trời); Vinacafe’ Biên Hoà; Phân bón Sông Giang; Phân bón Quế Lâm; Phân bón Đầu trâu (Cty Phân bón Bình Điền); nước mắm Cát Hải (Hải Phòng); bưởi Da Xanh (Bà Rịa – Vũng Tàu); phân bón NPK Sao Việt; vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)…
Cũng theo ông Ngọc, trong 3 năm qua, chương trình trên đã góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cho nhiều sản phẩm nông nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức hợp tác kết nối giao thương, từ đó, hỗ trợ tích cực cho người dân trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiệu quả với giá trị lớn.
Theo đó, để được vinh danh, các thương hiệu, sản phẩm phải trải qua việc xét duyệt, bình chọn dưới nhiều tiêu chí khác nhau, dự trên thang điểm, Hội đồng xét duyệt sẽ lựa chọn ra các sản phẩm, thương hiệu tiêu biểu để vinh danh.
Video đang HOT
Cũng theo ông Ngọc, hiện chương trình chưa có quỹ để khen thưởng, song để khuyến khích các tập thể, cá nhân có sản phẩm tiêu biểu tham gia, ban tổ chức đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chương trình đã thúc đẩy các thương hiệu, sản phẩm ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh giao thương, ứng dụng KHKT nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
“Trong 3 năm qua Tổng hội NNPTNT đã cùng với các doanh nghiệp đã và đang được vinh danh, kết nối đưa các tổ chức, cá nhân đi tham quan học tập ở nước ngoài. Thường xuyên kết nối với các trung tâm xúc tiến thương mại của Bộ NNPTNT, Bộ Công thương, Sở NNPTNT Hà Nội… để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các sản phẩm thông quan các hội chợ…” – ông Ngọc cho biết.
Toàn cảnh buổi họp báo, công bố danh sách 150 “Thương hiệu vàng nông nghiệp 2017″
Trả lời các câu hỏi của báo chí, xung quanh việc kết nối, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ cho các doanh nghiệp đã và chuẩn bị được vinh danh làm sao để có kết nối lâu dài. Ông Ngọc cho biết, một khó khăn cho các tác kết nối, xúc tiến phát triển, quảng bá thương hiệu, một phần do thiếu kinh phí. “Mỗi năm Nhà nước chỉ chi khoảng 90 tỷ đồng cho công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, với kinh phí này chỉ vài chuyến đi học tập ở nước ngoài là hết. Xong để quảng bá, phát triển thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cần một kinh phí rất lớn, từ việc quảng bá qua các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, cho đến việc quảng bá trên báo chí làrất cần thiết” – ông Ngọc chia sẻ.
Ông Ngọc cho rằng, việc xây dựng thương hiệu đã khó, việc giữ vững và phát triển hiệu lại càng khó hơn. Ví dụ: Chuối ngự Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam), xong lại được bán nhiều ở chợ Rồng (Nam Định), nên nhiều người cứ nghĩ đây là sản phẩm, đặc sản của Nam Định…
Tại buổi họp báo, nhiều nhà báo cho rằng, chương trình vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” cầm có logo riêng. Đây vừa là dấu ấn, phân biệt với các thương hiệu khác như “Bông lúa vàng Việt Nam”… Về vấn đề này, ông Ngọc cho biết, hiện Tổng hội NNPTNT, Bộ NNPTNT cũng đã và đang đẩy mạnh cuộc vận động sáng tạo vẽ logo cho “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. “Tuy nhiên, ngành nông nghiệp là một ngành đa dạng về sản phẩm với rất nhiều cây, con khác nhâu, logo làm sao để có thể đại diện cho toàn ngành cả một lĩnh vực là một điều không hề đơn giản. Song chúng tôi đang cố gắng làm sao để chương trình sớm có logo” – ông Ngọc cho biết.
Dự kiến, chương trình vinh danh 150 thương hiệu, sản phẩm “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” sẽ được tổ chức vào sáng ngày 29.7, tại Hà Nội.
Theo Danviet
Hồ tiêu Tây Nguyên phải chăng đã hết thời hoàng kim?
Như Báo NTNN đã phản ánh, gần đây rất nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên phải hứng chịu "quả đắng" vì cây hồ tiêu chết hàng loạt. Trao đổi với phóng viên về tình trạng này, bà Nguyễn Mai Oanh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết tình trạng tiêu chết cũng như giá hồ tiêu sụt giảm mạnh đã được dự báo từ lâu, không có gì là bất thường.
Bà Nguyễn Mai Oanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Giữa năm 2016 giá tiêu lên tới 180.000 - 200.000 đồng/kg, nhưng năm nay dù mới vào vụ thu hoạch, song giá tiêu chỉ còn 120.000 đồng/kg, bằng với mức giá tháng 8.2011. Phải chăng cây hồ tiêu đã hết thời hoàng kim, thưa bà?
- Việc so sánh giá hồ tiêu như vậy là chưa chuẩn, mà phải so sánh theo mùa thu hoạch (từ tháng 2 - 4). Thời điểm cùng kỳ năm ngoái, giá hồ tiêu ở mức 130.000 - 140.000 đồng/kg, như vậy mức giá hiện nay có giảm nhẹ. Song chuyện hồ tiêu giảm giá đều đã được VPA, các chuyên gia dự báo từ trước. Nguyên nhân là do việc trồng hồ tiêu hiện đã phá vỡ quy hoạch.
Thu hoạch hồ tiêu ở huyện Chư Pưh, Gia Lai. Ảnh: B.G.L
Quy luật của thị trường là chỉ khi nào không bán được, người ta mới không trồng loại cây đó nữa. Do đó, bên cạnh việc xây dựng quy hoạch, chúng ta có thể tăng cường nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường, để từ đó nắm được nhu cầu về hồ tiêu cũng như các mặt hàng khác để xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể hơn". Bà Nguyễn Mai Oanh
Theo con số thống kê của ngành nông nghiệp, đến năm 2016 Việt Nam đã có hơn 100.000ha tiêu, cao gấp đôi so với diện tích quy hoạch đến năm 2020. Tuy nhiên, một số chuyên gia còn cho rằng diện tích hồ tiêu thực tế có thể đã lên tới 150.000ha. Dự báo sản lượng hồ tiêu niên vụ 2016 - 2017 ước vào khoảng 180.000 tấn, tăng ít nhất 15% so với niên vụ trước.
Với những con số đó, ai cũng có thể nhìn ra được một bài toán đơn giản, đó là cung cao, tất nhiên giá phải giảm. Năm nay cung ra thị trường tăng thêm mấy chục nghìn tấn, đương nhiên thương lái sẽ không thể mua giá cao như trước. Vấn đề là bà con nông dân không tham khảo giá dự báo mà vẫn căn cứ vào mức giá tiêu của vụ trước để tiếp tục trồng tiêu.
Một số vùng trồng tiêu lớn ở Gia Lai đang xảy ra tình trạng tiêu chết hàng loạt, khiến bà con vô cùng hoang mang. Bà có thể cho biết cụ thể hơn về tình trạng này?
-Tình trạng tiêu chết hàng loạt ở một số nơi tại Gia Lai đã xảy ra từ nhiều năm nay. Gia Lai được biết đến là tỉnh có nhiều "ông vua" trồng tiêu, với năng suất lên tới 10 - 15 tấn/ha/năm. Đó là con số mà ngay cả các nước trồng tiêu lớn trên thế giới cũng phải "rùng mình". Bởi việc tăng năng suất này không phải do kỹ thuật cao, mà do nông dân bón quá nhiều phân bón vô cơ.
Thực tế cho thấy, việc lạm dụng phân bón vô cơ đã làm cho cây hồ tiêu "bốc" nhanh, dẫn đến cây yếu ớt, dễ nhiễm bệnh và không thể chống chịu được điều kiện thời tiết bất lợi. Việc bón phân vô cơ quá nhiều đã làm cho đất đai bị bạc màu, chai cứng, mất hết mùn. Nhiều vùng trồng tiêu ở Gia Lai như Chư Sê, Chư Pứh... đất đai đã trở nên cứng như đá. Vì thế, tình trạng tiêu chết nhiều như hiện nay là bình thường, là hệ quả của việc phát triển cây tiêu bừa bãi. Thậm chí, có nơi nông dân còn không thu được hạt tiêu nào.
Trước đây, lượng tối đa cho phép của hóa chất Metalaxyl trên hạt tiêu nhập vào châu Âu là 0,1 ppm, nhưng mới đây Ủy ban châu Âu (EC) đã đề nghị Tổ chức Thương mại thế giới điều chỉnh mức này lên 0,05 ppm. Tuy nhiên, theo phân tích của Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA), chỉ có 17% số mẫu hồ tiêu Việt Nam nhập vào EU có dư lượng Metalaxyl dưới 0,05 ppm. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến giá hồ tiêu nước ta giảm?
- Thực tế con số 17% này là tính trên số đơn hàng 23.000 tấn, chứ không phải toàn bộ các lô hàng tiêu xuất khẩu của Việt Nam.
Thông tin mới nhất từ ESA ngày 22.2.2017 cho biết, trước phản đối của Bộ NNPTNT Việt Nam, Ban Gia vị của Chính phủ Ấn Độ (ISB) và ESA, Uỷ ban châu Âu đã xem lại dự thảo quy định mới liên quan tới Metalaxyl trên hạt tiêu và quyết định sẽ tạm dừng xem xét cho tới năm 2018, chờ kết quả cuộc họp của các chuyên gia CODEX đánh giá lại.
Đây là tin vui cho ngành hồ tiêu, tuy nhiên về lâu dài vấn đề dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật trên hạt tiêu sẽ luôn được các thị trường nhập khẩu đặt ra. Do vậy, để ngành hồ tiêu Việt Nam thực sự phát triển ổn định, không còn con đường nào khác là phải quyết liệt hơn trong sản xuất, đặc biệt là người nông dân và các đầu mối, doanh nghiệp thu gom, tạm trữ... phải cùng có trách nhiệm, quyết tâm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh theo hướng an toàn, chất lượng.
Để hạn chế tồn dư Metalaxyl, nông dân có thể lựa chọn các thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới có công dụng diệt trừ nấm bệnh tương tự như Metalaxyl.
Câu chuyện vỡ quy hoạch không chỉ xảy ra với hồ tiêu, mà còn với cây sắn, thanh long... Hệ quả tiêu cực của nó đối với nền sản xuất là rất rõ ràng. Theo bà chúng ta cần làm gì để chấm dứt tình trạng này?
- Vấn đề này chúng ta đã nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Quy hoạch là do địa phương xây dựng, song chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho chính quyền địa phương không bám sát quy hoạch. Bởi đất đai đã giao cho hộ nông dân, việc họ trồng cây gì, nuôi con gì là quyền của họ. Quản lý nhà nước tại các địa phương chỉ có thể khuyến cáo mà thôi.
Chúng ta cũng không nên đổ lỗi cho các ngành không quyết liệt vào cuộc, mà nên có những chương trình hỗ trợ nông dân về thông tin thị trường, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phân, trồng tiêu phù hợp để hạn chế rủi ro... Việc khuyến cáo phải được phổ biến sâu và rộng rãi hơn.
Xin cảm ơn bà!
Tiêu giống giá cao, chất lượng tùy... may rủi Do giá cả vẫn được duy trì ở mức cao, việc phá bỏ cà phê, cao su để trồng hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn diễn ra rầm rộ. Phong trào "nhà nhà đua nhau trồng tiêu" đã khiến giá tiêu giống (cành ác) năm nay vọt lên tới 35.000 đồng/dây. Mức "siêu lợi nhuận" này đã khiến cơ sở sản...