Công bố 15 đồ uống có hại cho sức khoẻ nhất
Các chuyên gia đã cảnh báo rằng những đồ uống mệnh danh là tốt cho sức khoẻ dưới đây chính là thủ phạm làm tăng vòng eo. Ngoài ra, gan bị quá tải do đường trong các loại nước này hấp thu nhanh.
Một nghiên cứu độc lập cho thấy cứ mỗi 250ml nước ép nho trắng có chứa lượng đường tương đương 4 chiếc bánh doughnut (1 loại bánh rán dạng vòng).
Cho tới gần đây, chúng ta vẫn nghĩ rằng những đồ uống “tệ hại” là Coke và Pepsi, còn nước cam ép là cách dễ dàng để đáp ứng được 1 trong 5 khẩu phần rau quả thiết yếu mỗi ngày.
Tuy nhiên, những chân lý này đang lung lay. Ngày càng có nhiều chuyên gia cảnh báo rằng những đồ uống có đường dù ở hình thức nào cũng đều là thủ phạm “thổi căng” vòng eo của chúng ta.
Đây chính là thông điệp của một trong những chuyên gia hàng đầu nước Mỹ, TS Robert Lustig.
Trong cuốn sách mới: “Fat Chance: The Bitter Truth About Sugar”, ông cho rằng vấn đề không đến từ việc lượng đường bạn nạp vào cơ thể là từ nước quả ép, smoothies hay nước uống có ga.
Ông cho biết đường fructose dạng lỏng rất nguy hiểm cho sức khoẻ, không phân biệt là nó từ nguồn nào.
Những loại đường này thường gây quá tải cho gan và dẫn tới các vấn đề sức khoẻ chẳng hạn như tim mạch, tiểu đường, béo phì, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn tiêu tốn tới 6 tỉ bảng Anh mỗi năm.
Vậy tại sao nước cam ép lại không tốt cho sức khoẻ? Mấu chốt của vấn đề chính là thiếu chất xơ. Khi chúng ta ăn hoa quả, chất xơ sẽ hoạt động như 1 hàng rào bảo vệ thành ruột. Điều này giúp đường chậm hấp thu và vì vậy gan sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn. Còn trong nước uống có ga, nước quả ép, smoothies, những hàng rào này không được thiết lập dẫn tới gan bị quá tải.
Cũng như vậy, những loại hoa quả mà rất nhiều người chúng ta coi là 1 trong 5 khẩu phần rau quả thiết yếu mỗi ngày, lại có hàm lượng đường fructose rất cao, làm ảnh hưởng tới đường huyết cơ thể. Bất kỳ loại đường nào mà cơ thể không cần đều gây tăng cân.
TS Seabastian Wincklerr, phụ trách 1 dịch vụ chăm sóc sức khoẻ online chỉ ra lượng đường có trong nước quả nhiều đến mức nào:
Video đang HOT
Lượng đường trong 1 chai nước cam này tương đương với 13 cái bánh quy (51g đường)
Giải pháp thay thế: hãy uống nước cam được vắt từ quả cam và không thêm đường
Lượng đường trong 1 chai nước blackcurrants này tương đương với 13 cái bánh Oreo (52,6g đường)
Hãy chọn loại không thêm đường.
Lượng đường trong chai nước smoothie này tương đương với 3,5 cái bánh rán (34,2g đường).
Giải pháp thay thế là nước táo tự ép không thêm đường
Lượng đường trong 1 cốc nước uống có ga này tương đương với 9 thanh bánh sô-cô-la sữa (79,5g đường)
Giải pháp thay thế: chọn loại Diet Coke có lượng đường là 0g
Lượng đường trong 1 cốc cà phê Starbucks Venti White Chocolate Mocha với Whipped Cream tương đương với 10 bát ngũ cốc Nestle Golden Grahams (25,8g đường).
Giải pháp thay thế: Uống cà phê lọc không đường.
Lượng đường trong chai Starburst Strawberry Flavour Milk có lượng đường tương đương 11 cái bánh quy (42g đường).
Giải pháp: Uống sữa gạn bớt kem
Lượng đường trong 1 cốc sữa lắc Buger King Large chocolate milkshake tương đương với 1 chiếc bánh tác dâu và kem cỡ lớn (102,6g đường).
Giải pháp: Sữa dừa sô-cô-la ít đường
Lượng đường trong chai nước chanh này tương đương 2 cái bánh gạo (21,3g đường).
Giải pháp: Uống nước lọc
Lượng đường trong lon nước tăng lực tương đương 20 cái bánh quy sô-cô-la (78g đường).
Giải pháp: Chọn loại có lượng đường = 0g.
Lượng đường trong hộp nước nho trắng này tương đương với 4 chiếc bánh rán vòng (42g đường).
Giải pháp: Uống nước cam ít đường (10g đường)
Lượng đường trong chai nước uống thể thao này tương đương với 2 cái kem sô-cô-la (40g đường).
Giải pháp: Uống loại nước có hàm lượng calo là 50 calori, 0g chất béo, 5g đường
Lượng đường trong ly nước kem hoa quả này tương đương với 16 thanh bánh lúa mạch mật ong (97,1g đường).
Giải pháp: Starbucks Mango & Passion Fruit Frappucino (37g đường)
Lượng đường trong 1 ly cà phê đá này tương đương với 8 thanh bánh caramen (90,5g đường).
Giải pháp: Starbucks Iced Coffee Latte
Lượng đường trong 1 chai nước sô-cô-la thể thao này tương đương với 15 chiếc bánh quy hạnh nhân (50,3g đường).
Giải pháp: dùng sữa gạn béo
Lượng đường trong 1 ly starbucks venti soy vanilla spice hot chocolate tương đương với 5 chiếc bánh tart dâu (80g đường).
Giải pháp: Starbucks Classic Hot Chocolate
Theo Dantri
Người trồng lúa ngày càng nghèo đi?
Xuất khẩu gạo đang có những dấu hiệu khó khăn. Lượng xuất khẩu đạt thấp cùng với đó, giá xuất khẩu cũng không cao. Trong khi, nông dân khắp các tỉnh Nam bộ đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân, giá lúa gạo dù thực hiện thu mua tạm trữ theo chỉ đạo của Chính phủ nhưng vẫn không có sự thay đổi. Nông dân khó có thể lãi tối thiểu 30% từ trồng lúa.
Nông dân vẫn chưa thực sự vui vì xuất khẩu gạo nhiều
Khó có lãi 30% như chỉ đạo
Thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, tính đến cuối tháng 2-2013, lượng gạo xuất khẩu cả nước đạt gần 580.000 tấn, trị giá hơn 258 triệu USD. Trong khi đó, năm 2012, hai tháng đầu năm lượng gạo xuất khẩu đã đạt 756.000 tấn, thu về 437 triệu USD. Xuất khẩu gạo được nhận định là khó khăn trong năm 2013 với nhiều cạnh tranh từ các nước tham gia xuất khẩu gạo. Đặc biệt, nếu như trước kia Việt Nam giành ưu thế về xuất khẩu gạo phẩm cấp trung bình, thấp thì vài năm trở lại đây, nhiều quốc gia xuất khẩu gạo cũng đã chú trọng tới mặt hàng này. Xuất khẩu gạo gặp khó, người trồng lúa càng khó khăn hơn khi thời vụ thu hoạch vụ Đông Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chấm dứt. Lúa chất đầy đồng nhưng giá thu mua thấp. Từ ngày 20-2, VFA đã triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tại khu vực này theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên đến nay, giá thu mua lúa gạo tại đây không biến động nhiều. Nông dân vẫn khó có thể đảm bảo mức lãi tối thiểu 30% theo chỉ đạo. Thu nhập từ trồng lúa của nông dân ở mức dưới thu nhập thấp.
Giá lúa năm nay so với cùng kỳ thấp hơn từ 500-600 đồng/kg. Giá lúa tươi mà thương lái mua tại ruộng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chỉ còn ở mức 4.200 - 4.500 đồng/kg, giảm 200 đồng so với đầu vụ và giảm 400 - 500 đồng so với vụ đông xuân năm ngoái.
Tính toán cho thấy, hiện giá thành hạt lúa mà nông dân làm ra từ 3.500 - 4.000 đồng/kg. Nếu bán giá lúa như hiện nay thì nông dân khó có lãi được 30%, bởi giá định hướng sản xuất do Bộ Tài chính tính toán chỉ là 3.661 đồng/kg. Bởi vậy, muốn người nông dân có lãi 30% thì giá thu mua lúa tại ruộng phải từ 4.700 đồng/kg trở nên.
Nông dân trồng lúa thu nhập dưới mức nghèo
Theo lý giải của nhiều thương lái, vào thời điểm này họ hạn chế thu mua lúa trong dân vì phải "ngóng" động tĩnh xem giá cả doanh nghiệp xuất khẩu mua vào theo chương trình tạm trữ như thế nào. Giá hướng dẫn gạo xuất khẩu của VFA có hiệu lực từ 6-2, gạo loại 5% tấm là 410 USD/tấn/FOB, loại 35% tấm là 365 USD/tấn/FOB, giao tàu và theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, theo một chuyên gia lúa gạo, chênh lệch giá giữa các loại gạo khác do các thương nhân tính toán và quyết định.
Năm 2012 cả nước xuất khẩu được trên 7,7 triệu tấn gạo nhưng chỉ thu về 3,5 tỉ USD. Tại ĐBSCL có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa. Nếu tính quy mô trung bình một hộ 4,4 nhân khẩu, có 30% lợi nhuận từ làm lúa giữ lại, thì bình quân là 3,8 triệu đồng/người/năm (khoảng 230 USD/người/năm) hoặc 316.250 đồng/người/tháng, dưới cả ngưỡng nghèo hiện nay là 400.000 đồng/người/tháng. Trong khi thực tế, thu nhập của nông dân trồng lúa ở đây có thời điểm còn thấp hơn như vụ Đông Xuân năm nay. Theo tính toán của Giám đốc Sở NN&PTNT Long An, với giá lúa như hiện nay, một gia đình có 4 nhân khẩu, canh tác 1ha lúa thì thu nhập chỉ khoảng 250.000 đồng/tháng, trong khi, chuẩn hộ nghèo là 400.000 đồng/tháng.
Thực trạng nhiều năm nay cho thấy, mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu đều tăng qua từng năm, nhưng giá trị lại không tăng tương ứng nên nông dân trồng lúa không giàu lên được. Năm 2012, Việt Nam đã đạt kỷ lục về lượng gạo xuất khẩu sau 20 năm gia nhập thị trường này. Nhưng, thu nhập của nông dân trồng lúa tính ra vẫn ở mức nghèo. Dù là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, nhưng giá gạo Việt Nam đến nay vẫn thấp nhất thế giới, thấp hơn cả Ấn Độ, Pakistan. Hiện tại, giá chào xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 410 USD /tấn, thấp hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan là 135 USD/tấn. Câu hỏi đặt ra, xuất nhiều thực sự có lợi? Cũng 20 năm Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo nhưng chưa có một chiến lược dài hơi vẫn theo kiểu manh mún, phụ thuộc vào thị trường, nay đây mai đó, thiệt hại, khó khăn đẩy về phần nông dân.
Theo ANTD
Từ ngày 20.2, bắt đầu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo Ngày 28.1, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết từ ngày 20.2, doanh nghiệp sẽ bắt đầu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân. Tạm trữ để giữ giá lúa gạo trong nước không xuống giá - Ảnh: Ngọc Thắng Hiện Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kế hoạch mua...