Công bố 12 tuyến du lịch khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp ở Thanh Hóa
12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng ở Thanh Hóa với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thác nước hùng vĩ… sẽ là điểm đến với khách du lịch ưa mạo hiểm, khám phá.
Ngày 7/12, Sở VH-TT-DL Thanh Hóa tổ chức lễ công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour). Đây là sản phẩm du lịch mới ở tỉnh Thanh Hóa nhằm mang lại đột phá cho ngành du lịch khu vực miền núi.
Một góc khu du lịch Pù Luông, Thanh Hóa. Ảnh: TH
Theo đó, 12 tuyến trekking tour nằm trên địa bàn các huyện Bá Thước, Quan Hóa, Thường Xuân.
Trong đó có 4 tuyến trên địa bàn huyện Bá Thước, gồm: Tuyến trekking đỉnh Pù Luông (1.700m); Tuyến trekking mạo hiểm hòn Con Sói; Tuyến trekking đỉnh Pù Luông – Hòn Con Sói; Tuyến trekking cung đường di sản Pù Luông (Tuyến liên huyện Bá Thước – Quan Hóa).
Huyện Quan Hóa gồm 3 tuyến: Tuyến trekking đỉnh Pù Hu (1.440m); Tuyến trekking cây di sản chò xanh; Tuyến trekking đỉnh Pù Hu – Cây di sản chò xanh.
Huyện Thường Xuân gồm 5 tuyến: Tuyến trekking đỉnh Pù Gió (1.600m); Tuyến trekking thăm cây di sản pơ mu, sa mu; Tuyến trekking ngắm voọc xám và vượn đen má trắng; Tuyến trekking ngắm voọc xám, vượn đen mà trắng và thăm cây di sản pơ mu, sa mu; Tuyến trekking đỉnh Pù Xèo – Thác 7 tầng – Di tích lịch sử Hội thề Lũng Nhai.
Ngoài các tuyến du lịch trên, các tour trekking còn được thiết kế dựa trên nhu cầu, sở thích của khách du lịch.
Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL Thanh Hóa, cho biết các huyện miền núi phía Tây của tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp với những dòng suối trong veo, thác nước hùng vĩ nằm ẩn mình giữa các khu bảo tồn thiên nhiên, rất phù hợp để hình thành những cung đường trải nghiệm từ ngắn ngày, dễ đi, đến những cung đường dài ngày, nhiều thử thách.
Bên cạnh đó, miền núi Thanh Hóa là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với những nét văn hóa độc đáo là những điều kiện lý tưởng để tỉnh Thanh Hóa phát triển loại hình du lịch đi bộ trong rừng – trekking tour.
“Việc xây dựng loại hình du lịch trekking tour là cố gắng, nỗ lực của tỉnh nhằm phát triển du lịch đúng với slogan “Du lịch Thanh Hóa – Hương sắc bốn mùa”. Qua đó, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, thúc đẩy đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh và xu hướng phát triển du lịch trong tình hình mới…”, ông Hồng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hình thức du lịch mạo hiểm trekking tour đã đánh dấu một bước tiến mới cho ngành du lịch Thanh Hóa và sẽ là cơ hội cho các huyện miền núi đột phá trong phát triển du lịch, mang lại doanh thu lớn mỗi năm, không chỉ dừng lại ở con số đóng góp hơn 10% mỗi năm trong tổng doanh thu của toàn ngành du lịch như hiện nay.
Các tuyến du lịch đi bộ trong rừng được ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa công bố lần này chủ yếu nhằm đưa du khách chinh phục các đỉnh núi cao nằm trong các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu và Pù Gió.
Thanh Hóa công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng tại miền núi
Ngày 7/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour) tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
"Kho báu" du lịch đầy tiềm năng
Các huyện miền núi Thanh Hóa sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ với những khu rừng nguyên sinh, đồi núi trùng điệp xen lẫn các thung lũng ruộng bậc thang và nếp nhà sàn truyền thống. Địa phương còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Xuân Liên, Pù Hu, Vườn Quốc gia Bến En hay các hồ tự nhiên như Cửa Đạt, Bến En, Pha Đay. Các di tích lịch sử như đền Cửa Đặt, động Bo Cúng, suối cá Cẩm Lương cũng là điểm đến hấp dẫn.
Bên cạnh thiên nhiên, miền núi Thanh Hóa còn lưu giữ giá trị văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội như Lễ hội Mường Xia, Pôồn Pôông, hay Lễ hội Khai Hạ. Các làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống như múa Pồn Pôông, múa sạp, múa khèn cũng phản ánh đậm nét bản sắc dân tộc. Các làng nghề như dệt thổ cẩm Lặn Ngoài, làm kẹo nhãn Lang Chánh, nấu rượu men lá bản Thanh Xuân kết hợp cùng ẩm thực đặc sắc như vịt Cổ Lũng, cơm lam, xôi ngũ sắc, đã tạo nên bức tranh du lịch sinh động, đầy tiềm năng.
Đoàn du khách trải nghiệm tour trekking miền Tây Thanh Hóa. Ảnh: Minh Hải
Lễ công bố lần này hướng đến việc quảng bá và giới thiệu tuyến du lịch đi bộ trong rừng tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, đồng thời thúc đẩy liên kết với các công ty lữ hành. Qua đó, chương trình tạo điều kiện khảo sát, xây dựng các tour và tuyến du lịch mới, góp phần thu hút du khách trong nước và quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư và phát triển các điểm đến.
Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Phạm Nguyên Hồng cho biết, khu vực các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp với những dòng suối trong veo, thác nước hùng vĩ nằm ẩn mình giữa các khu bảo tồn thiên nhiên, rất phù hợp để hình thành những cung đường trải nghiệm từ ngắn ngày, dễ đi, đến những cung đường dài ngày, nhiều thử thách.
Bên cạnh đó, miền núi Thanh Hóa là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những nét văn hóa độc đáo. Từ tiềm năng to lớn đó, cùng với thành công của các giải chạy Marathon xuyên rừng Pù Luông và hiệu ứng du lịch cộng đồng miền Tây thời gian qua, tất cả mang những điều kiện lý tưởng để tỉnh Thanh Hóa phát triển loại hình du lịch đi bộ trong rừng - trekking tour.
"Việc xây dựng loại hình du lịch trekking tour là cố gắng, nỗ lực của tỉnh nhằm phát triển du lịch đúng với khẩu hiệu 'Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa'. Qua đó, thường xuyên mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, thúc đẩy đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh và xu hướng phát triển du lịch trong tình hình mới", ông Hồng nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đánh giá cao sự chủ động, sáng tạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và các huyện Bá Thước, Quan Hóa, Thường Xuân trong việc tham mưu, đề xuất hình thành và công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng tại khu vực miền núi của tỉnh.
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tiếp tục chủ động tổ chức các hoạt động khảo sát, thiết kế, xây dựng thêm các tuyến trekking mới trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh. Trong đó cần tập trung tăng tính trải nghiệm, sự mạo hiểm, khám phá trong mỗi cung đường trekking, song cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.
Đặc biệt, cần chú trọng làm tốt công tác quản lý, giám sát và bảo vệ tài nguyên rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Khẩn trương rà soát, bổ sung các biển hướng dẫn nội quy, quy chế trong rừng, trên các cung đường trekking; truyền tải thông điệp đối với khách du lịch: "Không mang gì về ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân".
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi.
Đối với các doanh nghiệp khi khai thác tour du lịch trekking cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch tham gia trải nghiệm. Cùng với đó, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ khách du lịch; tập trung phát triển và khai thác sản phẩm mới, đáp ứng được xu hướng mới của thị trường.
Những tuyến trekking độc đáo
UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thiện các tuyến trekking từ đầu năm 2024. Các công việc bao gồm khảo sát địa hình, phát triển sản phẩm dịch vụ, đào tạo hướng dẫn viên địa phương nhằm đảm bảo chất lượng trải nghiệm. Đặc biệt, các tour trekking lần này được thiết kế nhằm thu hút khách trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện kết nối với các doanh nghiệp lữ hành và nhà đầu tư.
Theo đó, các tuyến trekking tại tỉnh gồm:
1. Trekking tại huyện Bá Thước: Khám phá Pù Luông
Bá Thước nổi bật với 4 tuyến trekking, mỗi tuyến mang lại những trải nghiệm riêng biệt:
Tour BT01: Đỉnh Pù Luông (1.700 m) kéo dài 2 ngày 1 đêm, khám phá ruộng bậc thang, rừng hoàng đàn và hang động. Điểm đặc sắc là cắm trại qua đêm tại Hòn Lưỡi Hổ, chiêm ngưỡng cảnh sắc núi rừng từ đỉnh cao.
Tour BT02: Hòn Con Sói, cung đường 7 km xuyên qua bãi đá 4G, hoa trẩu và các điểm dừng chân thơ mộng, thích hợp cho những ai ưa phiêu lưu.
Tour BT03: Tuyến liên kết đỉnh Pù Luông và Hòn Con Sói, kéo dài 3 ngày 2 đêm, đan xen giữa khám phá thiên nhiên và nét văn hóa bản địa.
Tour BT04: Tuyến liên huyện Bá Thước - Quan Hóa, hành trình 30 km xuyên qua thác Hiêu, làng dệt thổ cẩm và hang động Kho Mường, phù hợp cho những ai muốn khám phá sâu văn hóa địa phương.
2. Trekking tại huyện Quan Hóa: Hòa mình vào thiên nhiên nguyên sơ:
Quan Hóa giới thiệu 3 tuyến trekking tập trung vào khu vực Pù Hu và cây di sản Chò Xanh.
Tour QH01: Chinh phục đỉnh Pù Hu (1.440 m) qua cung đường 8 km, trải nghiệm cắm trại qua đêm giữa rừng già.
Tour QH02: Thác Co Dùm và cây Chò Xanh, tuyến ngắn 7 km nhưng đầy ấn tượng bởi những cảnh quan độc đáo.
Tour QH03: Kết hợp Pù Hu và Chò Xanh trong hành trình 3 ngày 2 đêm, dành cho các du khách yêu thích thử thách.
Việc khai thác các tuyến trekking tại Thanh Hóa không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương. Những cung đường trekking là cầu nối giữa thiên nhiên và văn hóa, giúp du khách hiểu hơn về vùng đất này. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản và cộng đồng địa phương phát triển.
Tuy nhiên, để trekking thực sự trở thành sản phẩm chiến lược, cần chú trọng vào công tác bảo tồn môi trường, xây dựng hạ tầng và nâng cao nhận thức cộng đồng. Việc đảm bảo an toàn cho du khách, đặc biệt trong các cung đường mạo hiểm, cũng là một thách thức lớn.
Thanh Hóa đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam với các tuyến trekking độc đáo. Sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, văn hóa và con người hứa hẹn biến miền núi Thanh Hóa thành điểm đến không thể bỏ lỡ. Những nỗ lực từ chính quyền, doanh nghiệp lữ hành và cộng đồng địa phương sẽ là nền tảng vững chắc để đưa trekking tour tại Thanh Hóa vươn xa, thu hút thêm nhiều du khách và nhà đầu tư.
Son Bá Mười - "người đẹp ngủ trong rừng" Pù Luông (Thanh Hóa) Son Bá Mười là ba bản vùng cao vẫn còn giữ cho mình vẻ đẹp hoang sơ ở vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa). Nằm ở độ cao khoảng 1.180m so với mực nước biển, Son - Bá - Mười là ba bản cao nhất của xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và vẫn thường...