Công bố 101 điểm bán nông sản an toàn Nam Bộ tại Hà Nội
Đến nay, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã công bố danh sách 101 điểm bán nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội.
Được biết “Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội” sẽ được tổ chức từ ngày 12.8 đến ngày 18.8.
Theo kế hoạch với 101 điểm bán này sẽ có 20 gian hàng bán nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền nội thành Hà Nội được bày bán tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Còn lại 100 địa điểm bán hàng sẽ được tổ chức đồng loạt ở 12 quận nội thành với sự tham gia chung tay của nhiều doanh nghiệp phân phối nông sản thực phẩm an toàn như Công ty CP Nhất Nam (chuỗi siêu thị Fivimart), Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen, Công ty CP VietRAP Đầu tư thương mại…
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Chí – Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết: Các loại nông sản an toàn, đặc sản của các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại tuần lễ khá phong phú, đa dạng với 100 mặt hàng, tiêu biểu như bưởi da xanh Bến Tre, dừa xiêm Bến Tre, dưa lưới Bình Dương, cam xoàn Tiền Giang, nước mắm Phú Quốc…
“Trong đợt này, sản phẩm được giới thiệu chủ yếu là trái cây đặc sản vì hiện nay đang trong thời điểm thu hoạch rộ. Mục đích của hoạt động nằm nhằm giúp cho người tiêu dùng Thủ đô nhận diện được các sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, các mặt hàng đặc sản có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý của khu vực Nam Bộ. Đồng thời, giúp tháo gỡ đầu ra cho các sản phẩm an toàn của các tỉnh Nam Bộ” – ông Chí khẳng định.
Theo Danviet
Nuôi cá an toàn, mỗi năm bỏ túi hơn trăm triệu đồng
Để chăn nuôi cá thành công, anh Hồng luôn tâm niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi khi cá dính bệnh việc chạy chữa rất tốn kém công sức, tiền của.
Từng rất thành công với việc chăn nuôi lợn, gà, nhưng 4 năm qua, anh Chu Văn Hồng ở xóm Thuận Trại, xã Phú Đông, huyện Ba Vì (Hà Nội) lại chuyển hướng sang nuôi chuyên canh cá theo hướng an toàn thực phẩm.
Năm 2013, là 1 trong những hộ đầu tiên của Hợp tác xã Thủy sản Đồng Tâm được Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội đầu tư, hỗ trợ về giống, vốn và thức ăn, anh Hồng đã phải gác lại việc chăn nuôi vịt và lợn để chuyển sang nuôi cá. Yêu cầu của nuôi cá an toàn thực phẩm là trên bờ không được trồng các loại cây ăn quả hay cây lấy gỗ. Diện tích ao nuôi phải từ 5.000m2 trở lên, ao nuôi có hệ thống cấp thoát nước.
Anh Chu Văn Hồng đang chăm sóc đàn cá. Ảnh: T.P
Với diện tích hơn 1ha mặt nước ao, anh Hồng đã có một quyết định khó khăn là chuyển từ nuôi lợn, gà sang tập trung vào nuôi cá thương phẩm an toàn thực phẩm. Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội hỗ trợ 30% cá giống và cám, phần còn lại là các hộ đối ứng. Mật độ nuôi là 2 con cá/m2. Cơ cấu giống cá theo tỷ lệ 70% là cá rô phi đơn tính, 30% cá trôi, chép, mè, trắm. Thức ăn cho cá toàn bộ là cám công nghiệp của Mỹ, sản xuất tại Việt Nam.
Để chăn nuôi cá thành công, anh Hồng luôn tâm niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi khi cá dính bệnh việc chạy chữa rất tốn kém công sức, tiền của. Bởi vậy việc xử lý nước ao bằng các chế phẩm sinh học, các loại thuốc phòng bệnh cho cá theo định kỳ đều được anh Hồng trộn vào thức ăn, đảm bảo cá phòng, chống được các loại bệnh.
Với sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bước đầu anh Hồng đã có những thành công. Trong 4 năm gần đây, với diện tích hơn 1ha, mỗi năm cho thu hoạch từ 18-20 tấn cá, trừ chi phí còn lãi ròng hơn 100 triệu đồng. So với nuôi quảng canh thì tiền lãi cao hơn từ 70-80 triệu đồng/năm.
Theo Danviet
Bám đất làng làm rau sạch, thu lợi gấp 5 lần trồng lúa Bình quân mỗi hộ dân trồng rau sạch ở huyện Hoà Vang (TP.Đà Nẵng) thu nhập từ 20-40 triệu đồng/năm. Mặc dù vậy, cung vẫn không đủ đáp ứng cầu khiến chợ đầu mối nông sản Đà Nẵng và một số chợ vùng lân cận thường xuyên phải nhập rau từ nơi khác... Thu nhập ổn định từ rau sạch Vợ chồng ông...