Công binh Việt Nam thiện nghệ như người Nga
Công binh Nga vừa có màn diễn tập cho xe tăng hạng nặng vượt sông Oka bằng cầu phao PP-2005M – loại cầu dã chiến tương tự như PMP của Việt Nam.
Sức mạnh cầu PMP
Trong đoạn video được công bố cho thấy một đơn vị công binh tiến hành hoạt động độc đáo, thiết lập chiếc cầu phao dài 100 mét bằng cách sử dụng dàn phao PP-2005M trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt, để chuyên chở các phương tiện thiết giáp hạng nặng.
Được biết, PP-2005M có công năng và triển khai huấn luyện và chiến đấu tương tự như cầu phao dã chiến PMP của công binh Việt Nam. Được biết, bộ cầu phao PMP được thiết kế nhằm đảm bảo vượt sông cho các đơn vị binh khí kỹ thuật hạng nặng như xe tăng hạng nặng, tên lửa đất đối đất, hoặc các phương tiện có tổng trọng tải tới 60 tấn.
Công binh Việt Nam diễn tập.
Ngoài ra, từ các đốt ngoài khơi và đốt mố, bộ cầu PMP có thể ghép thành các phà với tải trọng từ 20 tới 150 tấn.
So với bộ cầu phao Ribbon cải tiến của công binh Mỹ, mặc dù cùng có trọng tải 60 tấn nhưng cầu phao PMP vượt trội hơn hẳn ở chiều dài (227 m so với 109 m), ghép được phà trọng tải lớn hơn (150 tấn so với 110 tấn). Cầu phao PMP được trang bị phổ biến cho lục quân các nước thuộc Khối Hiệp ước Warsaw và được xuất khẩu tới nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
PMP có thể bắc cầu trọng tải 60 tấn với chiều rộng phần xe chạy 6,5 m, chiều dài 227 m trong vòng 30 phút. Bắc cầu trọng tải 20 tấn với chiều rộng phần xe chạy 3,29 m, chiều dài 382 m trong vòng 30 phút.
Hoàn thành nhiệm vụ
Trong những năm qua, phát huy truyền thống mở đường thắng lợi, bên cạnh việc duy trì tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và bảo đảm vượt sông cho các quân binh chủng trong diễn tập quy mô lớn, bộ đội Công binh còn tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, giải tỏa ách tắc giao thông.
Video đang HOT
Các hoạt động trên luôn giành được sự yêu mến, nể phục của nhân dân đối với Bộ đội Cụ Hồ nói chung và Bộ đội Công binh nói riêng. Qua đó, tình đoàn kết máu thịt quân – dân luôn được củng cố và ngày càng khăng khít hơn. Với lực lượng nòng cốt là các Lữ đoàn 239 (Đoàn Sông Thao) và Lữ đoàn 249 (Đoàn Sông Lô), Binh chủng Công binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
Bắc cầu phao Khuyến Lương, Hà Nội nhằm giảm tải cho cầu Chương Dương trong dịp SEA Games 22. Lữ đoàn công binh 249 đã sử dụng 2,5 bộ cầu PMP, bắc cầu dài gần 1.000 m, vận hành liên tục trong 7 tháng, phục vụ cho hơn 600.000 lượt xe.
Bắc cầu phao Phùng – Đan Phượng, Hà Nội, khắc phục trận lụt lịch sử tháng 11/2008. Bắc cầu phao Chèm, Hà Nội từ tháng 11/2009 đến tháng 5/2010 với chiều dài 680 m, đảm bảo cho gần 10.000 lượt xe qua cầu mỗi ngày. Bắc cầu phao Đuống từ tháng 6/2010 đến tháng 9/2010 với chiều dài 248 m, đảm bảo cho hơn 597.000 lượt xe qua lại trong gần 3 tháng.
Đặc biệt, trong quá trình vận hành cầu phao Đuống, một xà lan trọng tải gần 1.000 tấn đã đâm va, khiến cầu hư hỏng nặng. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn, các cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn công binh 249 đã khắc phục xong, đưa cầu trở lại hoạt động.
(Theo Đất Việt)
Công binh Việt Nam nên mua robot Uran-6, vì sao?
Một robot phá mìn Uran-6 có thể giải phóng 2.200 mét vuông đất mỗi giờ, tương đương với lượng công việc của 20 lính công binh.
Giải phóng những bãi mìn luôn là nhiệm vụ nặng nề đối với lính công binh. Họ thường xuyên phải đối mặt với tình huống nguy hiểm đến tính mạng trong những lần xữ lý bom, mìn, vật liệu nổ. Ngoài vấn đề nguy hiểm, việc xữ lý mìn thủ công tốn nhiều thời gian và nhân lực.
Hiện ở Việt Nam, sau chiến tranh còn nằm lại những bãi mìn khổng lồ rải khắp đất nước. Suốt những năm qua lực lượng công binh Việt Nam đã miệt mài, không nghỉ liên tục tiến hành nhiều đợt rà phá bom mìn.
Nhưng việc rà phá chủ yếu phải do con người thực hiện, nên khó tránh khỏi những thiệt hại nếu vật liệu nổ bất ngờ phát nổ. Chính vì vậy, sự có mặt của những thiết bị phá mìn tự động sẽ là cứu cánh giảm bớt thiệt hại con người trong việc rà phá bom mìn vật liệu nổ sau chiến tranh.
Nga - đối tác truyền thống cung cấp vũ khí hiện đại cho Việt Nam, vào năm ngoái đã giới thiệu thiết kế robot phá mìn Uran-6 giúp lính công binh tránh khỏi tình huống nguy hiểm. Uran-6 được thiết kế như một xe ủi cỡ nhỏ, phía trước có một càng chứa guồng quay với các đầu búa để phá mìn.
Nguyên tắc hoạt động của Uran-6 khá đơn giản, người ta thiết kế một guồng quay với nhiều sợi xích ở độ dài khác nhau. Đầu mỗi sợi xích có một chiếc búa, khi hoạt động, nó sẽ cày xới mặt đất, lực đập từ búa sẽ kích nổ những quả mìn chôn dưới đất.
Thân xe được bọc giáp dày 8 đến 10 mm, động cơ và các bộ phận quan trọng được bọc giáp Hardox 400 có khả năng chống chịu tốt với mãnh văng ra từ bom, mìn. Bộ phận phá mìn sử dụng vật liệu thép đặc biệt có khả năng xữ lý những quả mìn tương đương 59 kg TNT.
Toàn bộ thân xe có thể chịu được đạn xuyên giáp cỡ nòng 7,62 mm. Người ta trang bị cho xe 4 camera cho phép quan sát 360 độ xung quanh xe. Một người lính mang theo thiết bị cầm tay sẽ điều khiển hoạt động của Uran-6 từ khoảng cách tối đa 1,5 km.
Việc điều khiển xe khá đơn giản, người lính sẽ dựa vào hình ảnh thu được từ camera hiển thị lên màn hình trên thiết bị cầm tay để điều chỉnh các hoạt động của xe.
Uran-6 có thể giải phóng 2.200 mét vuông đất mỗi giờ, tương đương với lượng công việc của 20 lính công binh.
Một trong những ưu điểm vượt trội của Uran-6 là thời gian hoạt động liên tục tới 16 giờ cho phép giải phóng một diện tích rộng lớn trong thời gian ngắn. Hiện tại, Uran-6 đang được sử dụng để dọn các bãi mìn còn sót lại trong chiến tranh Chechnya.
Xe có chiều dài 3 m, rộng 1,53 m, cao 1,47 m trọng lượng 5,3 tấn. Nó được vận chuyển dễ dàng đến khu vực làm nhiệm vụ bằng xe tải hoặc xe container 20 feet.
Robot phá mìn Uran-6 sử dụng động cơ diesel 6 xy lanh, mức tiêu thụ nhiên liệu 15 đến 25 lít/giờ tùy thuộc vào điều kiện địa hình. Xe đạt tốc độ tối đa 15 km/h, tốc độ khi xữ lý bom mìn là 1,26 km/h.
Uran-6 sử dụng hệ truyền động bánh xích nên có thể vượt chướng ngại vật cao 0,8 m, mương rộng 1,2 m. Nhờ kích thước nhỏ, áp lực lên bánh xích thấp nên nó có thể hoạt động ở những vùng đầm lầy có độ sâu 0,45 m.
Sự có mặt của Uran-6 đã giải phóng người lính công binh Nga khỏi nhiệm vụ xữ lý mìn đầy nguy hiểm. Sau khi Uran-6 xử lý mìn xong, lính công binh sẽ sử dụng thiết bị dò vật liệu nổ để kiểm tra lần cuối nhằm đảm bảo không còn thiết bị nổ sót lại.
Theo_Kiến Thức
Hải quân, đặc công và công binh Việt Nam tham gia diễn tập ADMM+ Sáng 26.4, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Hải quân đã kiểm tra tàu 381 chuẩn bị tham gia diễn tập ADMM về an ninh hàng hải và chống khủng bố tại Brunei và Singapore. Triển khai nhiệm vụ cho cán bộ chiến sĩ tàu 381 Sáng nay (26.4), tại Quân cảng Cam Ranh, đoàn công tác của cơ...