“Công bằng, chính trực” trong phát triển nhân lực EVN
Với tầm nhìn là “Tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á”, EVN luôn xác định con người là tài sản quan trọng đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp điện khí hóa đất nước, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh năng lựợng quốc gia, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp điện năng cho xã hội.
Trước những khó khăn về năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều, EVN đang hướng đến văn hóa công bằng, chính trực trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, thể hiện qua đề án quản trị nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 tầm nhìn 2030.
Xây dựng văn hóa “công bằng”, chính trực
Từ “chính trực” (integrity) xuất phát từ tiếng La-tinh “integritas,” nghĩa là trọn vẹn và lành mạnh. Chính trực có nghĩa là luôn hành xử với người khác theo quy chuẩn đạo đức và trọng danh dự. Sự chính trực của người lãnh đạo là một lý do khiến nhân viên cho rằng họ là người đáng tin để có thể dựa vào, giống như là nền móng vững chắc của một tòa nhà.
EVN hướng đến xây dựng văn hóa công bằng, chính trực. Ảnh: TL
Vậy. vì sao phải xây dựng văn hóa công bằng, chính trực?
Video đang HOT
Thực tế cho thấy phần lớn các công ty thành công trên thế giới đều đề cao văn hóa công bằng, chính trực, điển hình như Tập đoàn Toyota phải bỏ ra hàng trăm triệu đô để triệu hồi sản phẩm lỗi. Họ ý thức được rằng tất cả những lỗi hỏng của sản phẩm đều có thể được tha thứ nhưng chỉ cần nói dối, lừa đảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của mình.
Các tổ chức có tài sản vật chất và con người lớn (như dầu khí, điện lực, hàng không, y tế…) sau thời gian phát triển dài thường trở nên cồng kềnh, quan liêu và thiếu công bằng. Văn hóa chính trực/đúng đắn sẽ giúp các tổ chức, các nhà lãnh đạo chú trọng xây dựng văn hóa tổ chức, đề cao sự đối xử công bằng đối với nhân lực thông qua các định nghĩa hành vi.
Làm thế nào để xây dựng văn hóa công bằng, chính trực?
Một doanh nghiệp muốn xây dựng được giá trị chính trực, trước hết phải làm đúng như những gì họ cam kết đối với bên trong và bên ngoài. Bên trong chính là sự tương tác giữa lãnh đạo với nhân viên, đội ngũ. Nhà lãnh đạo là đại diện mẫu mực cho giá trị của công ty, phải mạnh dạn làm gương và cư xử chính trực, thế nên cần có những hành động cụ thể như: Là hình mẫu cho đội ngũ nhân viên về các tiêu chuẩn và hành vi chuẩn mực đạo đức, sự cân bằng trong các mối quan hệ, tránh ưu tiên thỏa hiệp, không quá lún sâu vào chính trị, khuyến khích nhân viên cùng chia sẻ bối cảnh của tổ chức cũng như đưa ra phản hồi cởi mở và thẳng thắn…
Ngoài ra, người lãnh đạo phải xây dựng nên chính sách công bằng, bình đẳng và rõ ràng về lương bổng, phúc lợi, thưởng theo năng lực, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển bản thân theo đúng cam kết. Khi nội bộ bên trong vững mạnh và thể hiện trọn vẹn giá trị chính trực, lúc ấy khách hàng và đối tác cũng sẽ hiểu và cảm nhận được những giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Khách hàng, đối tác luôn đánh giá cao sự thừa nhận, trung thực khi doanh nghiệp đứng trước những sai phạm, và giải quyết ngay lập tức những hệ quả. Điều này về lâu về dài sẽ xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ gắn bó, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Tầm nhìn của EVN
Thực hiện tầm nhìn là doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Đông Nam Á, với mục tiêu đạt chỉ số tăng năng suất lao động hàng năm lên 15% giai đoạn 2025-2030, EVN luôn xác định con người là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trước những khó khăn hiện nay mà EVN đang gặp phải như: Chất lượng lao động không đồng đều, thiếu các kỹ sư hạt nhân, nòng cốt trong các lĩnh vực và chưa đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất đặt ra do thiếu chương trình đào tạo khung quy định cho các lĩnh vực ngành nghề sản xuất, thiếu các chương trình đào tạo tại chỗ, kèm cặp huấn luyện và chương trình đào tạo chuyên gia, cố vấn; đặc biệt là tạo động lực cho nhân viên của mình, xét trên các khía cạnh như: Mức lương và đãi ngộ; (sự công bằng được nhìn nhận trong hệ thống thăng tiến; (điều kiện môi trường làm việc; vai trò lãnh đạo và các mối quan hệ xã hội; (v) ghi nhận cá nhân…
EVN mong muốn củng cố và xây dựng nền văn hóa chuyên nghiệp, cao thượng, đặc sắc mang hình thái riêng, dựa trên hệ giá trị cốt lõi là “Đúng đắn, Công bằng, Chính trực”, trong đó đề cao sự đối xử công bằng đối với tất cả mọi người thông qua các định nghĩa hành vi của tổ chức, xem người lao động là khách hàng gắn bó của mình, để mỗi người lao động cảm thấy mình được phục vụ để cống hiến và để giữ chân nhân tài; dần đưa văn hóa doanh nghiệp trở thành công cụ quản trị doanh nghiệp hữu ích trong đơn vị; duy trì việc thực hiện các quy tắc, các nghi thức ứng xử văn hóa của cán bộ công nhân viên, tạo môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo tính công bằng và minh bạch.
Điều này được thể hiện thông qua việc phê duyệt dự án “Xây dựng Bộ tiêu chuẩn năng lực trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam”, hướng đến 3 mục tiêu bao gồm: Hoàn thành mô hình hệ thống phát triển nguồn nhân lực (HRD) hiện đại từ tuyển dụng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, lộ trình phát triển cá nhân, quy hoạch bổ nhiệm; chế độ lương – thưởng theo 3P; quản lý tài năng & chuẩn bị nguồn nhân lực cho mục tiêu dài hạn. Và được cụ thể hóa bằng việc hoàn thiện dần hệ thống quản lý, đánh giá hiệu quả công việc BSC/KPI, xây dựng nền học vấn mang tính tự giác, đề cao trách nhiệm cá nhân cũng như vai trò kết hợp đồng đội để tác động tới tất cả các hạn chế nói trên.
EVN muốn củng cố và xây dựng nền văn hóa chuyên nghiệp, cao thượng, mang hình thái riêng, dựa trên hệ giá trị cốt lõi là “Đúng đắn, Công bằng, Chính trực” (Just Culture), trong đó đề cao sự đối xử công bằng đối với tất cả mọi người thông qua các định nghĩa hành vi của tổ chức, xem người lao động là khách hàng gắn bó của mình, để mỗi người lao động cảm thấy mình được phục vụ để cống hiến và để giữ chân nhân tài.
Quan chức Campuchia nói không xây thủy điện trên sông Mê Kông trong 10 năm tới
Quan chức cấp cao ngành năng lượng Campuchia cho biết nước này sẽ không xây dựng đập thủy điện mới trên sông Mê Kông trong 10 năm tới.
Đập thủy điện Hạ Sesan 2 tại tỉnh Stung Treng ở Campuchia được xây trên sông Tonle San, phụ lưu lớn của sông Mê Kông . Ảnh AFP
Reuters ngày 18.3 dẫn lời ông Victor Jona, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng thuộc Bộ Khai khoáng và Năng lượng Campuchia, cho biết chính phủ nước này đang làm theo một nghiên cứu mới do Nhật Bản tư vấn về việc tìm nguồn năng lượng thay thế. "Trong kế hoạch 10 năm tới, từ 2020 - 2030, chúng tôi dự tính sẽ không phát triển đập thủy điện", ông Jona nói.
Vị quan chức cho biết theo nghiên cứu, Campuchia cần phát triển các nguồn năng lượng thay thế khác như than đá, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), năng lượng mặt trời hoặc có thể nhập khẩu điện.
Trước đó, Campuchia đã công bố kế hoạch xây dựng 2 đập thủy điện trên sông Mê Kông gồm dự án Sambor tại tỉnh Kratie và một dự án tại tỉnh Stung Treng. Tuy nhiên, cả hai dự án này được cho là đã bị hoãn lại.
Nhiều tỉnh ở Thái Lan đang chịu khô hạn nặng vì sông Me Kong thiếu hụt nước trầm trọng Ảnh chụp màn hình Bangkok Post
Thủy điện chiếm gần một nửa lượng điện mà Campuchia tự sản xuất được. Năm 2019, nước này trải qua nhiều đợt cúp điện do mực nước trên sông Mê Kông giảm, không sản xuất đủ điện năng trong bối cảnh nhu cầu gia tăng, một phần do các dự án đầu tư xây dựng của Trung Quốc.
Theo Reuters, Lào trở thành nước duy nhất ở vùng hạ lưu sông Mê Kông có kế hoạch triển khai dự án mới trên dòng sông này sau thông báo của quan chức Campuchia. Trong 6 tháng qua, Lào đã cho hoạt động 2 đập thủy điện mới trên sông Mê Kông, trong đó nước này bán điện từ đập Don Sahong cho Campuchia từ tháng 1 theo thỏa thuận kéo dài 30 năm.
Việc các nước thượng nguồn xây đập thủy điện được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn mặn gay gắt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay.
Theo thanhnien.com.vn
Bộ Tài chính mở cửa cho dòng vốn và doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn quốc tế Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 345/QĐ-BTC về xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) thay cho chuẩn mực báo cáo tài chính cũ. Lộ trình áp dụng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau: Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021) Xây dựng và ban...