Công an xã, phường phải bố trí cán bộ tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm
Công an phường, thị trấn, đồn công an sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.
(Ảnh minh hoạ).
Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư liên tịch Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Dự thảo đề xuất, Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Video đang HOT
Trường hợp người phạm tội đến tự thú, đầu thú thì thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Xử lý tin báo tố giác nêu trên báo chí
Theo dự thảo thông tư liên tịch, Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải tiến hành phân loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định.
Công an phường, thị trấn, đồn công an sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liêu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Công an xã sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu, thông báo và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liêu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Đối với các xã ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, điều kiện đi lại khó khăn thì thời hạn chuyển tố giác, tin báo về tội phạm không quá 48 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết. Trường hợp chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thông tin đại chúng (nơi có địa chỉ rõ ràng) có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu.
Xử phạt vi phạm hành chính
Đối với vụ việc sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì trong thời hạn 3 ngày (kể từ ngày gửi quyết định đến viện kiểm sát cùng cấp), cơ quan đã ra quyết định phải sao hồ sơ để lưu và chuyển hồ sơ, tài liệu (bản chính), tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt.
Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan đã giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chuyển đến. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thế Kha
Theo Dantri
Từ 2018, công an được nghe lén điện thoại khi điều tra tham nhũng
Kể từ ngày 1.1.2018, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, các biện pháp điều tra tố tụng như ghi hình, nghe lén điện thoại được cho phép áp dụng.
Cụ thể, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2018, sau thời gian tạm hoãn để sửa đổi. Theo quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Điều 223 quy định, sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự sắp được áp dụng vào ngày 1.1.2018, cơ quan công an sẽ được nghe lén khi điều tra tội phạm tham nhũng.
Tại Điều 224 nêu rõ, biên phap điêu tra tô tung đăc biêt được áp dụng với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, ma túy, tham nhũng, khủng bố, rửa tiền; tội phạm khác (có tổ chức) thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những người ra quyết định và thực thi biện pháp tố tụng đặc biệt này phải "giữ bí mật" trong công việc.
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 2 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của bộ luật này.
Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh, thủ trưởng cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt hoặc có thể theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
Tại điều 228, Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyêt đinh ap dung biên phap điêu tra tô tung đăc biêt phải kịp thời huy bo quyết định nếu: có đề nghị bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan điều tra có thẩm quyền; có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Luật cũng quy định cơ quan chức năng chỉ được sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra đặc biệt vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời; nghiêm câm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.
Theo Danviet
Đề nghị xử lý hình sự hành vi bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trước thực tế hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt lan truyền những nội dung sai sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước ngày càng gia tăng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) đề nghị bổ sung quy định tình tiết phạm tội đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước....